Phạt học sinh ngồi học dưới nền nhà vì quên đeo khăn quàng đỏ, cô giáo bị kiểm điểm

Bích Hà |

Vì lớp bị trừ điểm thi đua do một học sinh quên đeo khăn quàng đỏ, giáo viên đã phạt học sinh đó bằng cách bắt ngồi học dưới nền nhà. Câu chuyện này đang gây tranh cãi gay gắt.

Những giờ qua hình ảnh cậu học sinh phải ngồi học dưới nền nhà, lấy ghế nhựa làm bàn học được chia sẻ trên mạng xã hội. Hình ảnh đã thu hút hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ.

Theo người đăng tải hình ảnh, sự việc xảy ra tại Trường THCS Minh Khai (phường Trường Thi, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Một nam sinh quên đeo khăn quàng đỏ đến lớp đã bị cô giáo chủ nhiệm phạt, yêu cầu nam sinh này phải mua 10 chiếc khăn quàng đỏ để nộp phạt vì hành vi của mình.

Vì không có tiền để mua khăn quàng đỏ, nam sinh có ý định tiết kiệm tiền ăn sáng để mua nộp cho cô giáo. Tuy nhiên, cậu chưa dành đủ tiền mua khăn quàng đỏ nộp đã bị cô giáo phạt bằng hình thức phải ngồi học dưới đất.

Ông Tạ Hồng Lựu - Trưởng phòng GDĐT TP.Thanh Hóa - xác nhận với báo chí sự việc trên xảy ra ở trường THCS Minh Khai hôm thứ hai, trong tiết học sau buổi chào cờ đầu tuần.

Do học sinh lớp 6G không có khăn quàng đỏ, khi Đội cờ đỏ chấm, lớp này bị trừ điểm thi đua và cô giáo đã phạt học sinh.

Khi gia đình phản ảnh, cô giáo đã nhận sai và đến nhà xin lỗi. Nhà trường cũng đã yêu cầu giáo viên này làm bản kiểm điểm và họp hội đồng phê bình.

Những giờ qua trên mạng xã hội đã có những tranh luận gay gắt về sự việc này.

Bạn đọc Đức Thơ bày tỏ ý kiến: “Muốn con em nên người thì các bậc phụ huynh bớt nuông chiều con trẻ đi, lúc đó giáo viên mới "dám" dạy. Giáo viên họ phạt cũng chỉ để các cháu ý thức hơn thôi. Hình thức như thế là quá bình thường”.

Không ít ý kiến khác thì tức giận, không đồng tình với cách phạt và lý do phạt học sinh của cô giáo: “Phạt cách gì thì phạt nhưng không được bắt bé ngồi dưới góc lớp làm ảnh hưởng sự tiếp thu bài và ghi chép của học sinh. Xã hội phát triển nên con người cũng cần có cách cư xử đúng mực và văn minh”.

Nhiều người khác lại bất bình trước căn bệnh chạy theo thi đua, thành tích đã tồn tại lâu nay trong giáo dục.

“Lại là vấn đề thi đua. Căn bệnh chạy theo thi đua, căn bệnh chạy theo thành tích đã ăn mất luôn cả sự nhân văn nhân bản - thứ vốn phải là nền tảng trong giáo dục.

Các anh chị làm giáo dục hãy tự hỏi, chiếc khăn quàng đỏ có khiến cho các em học sinh thu nạp được nhiều kiến thức hơn không? Chiếc khăn quàng đỏ có khiến các em học sinh học được nhân nghĩa ở đời không?... Câu trả lời của tôi là “Không”. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào nội dung bài giảng của những người làm giáo dục, phụ thuộc vào phương thức giáo dục, phụ thuộc vào cách mà gia đình, nhà trường và xã hội ứng xử với các em”- là quan điểm của một blogger về vấn đề này.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm ở trường Nguyễn Đình Chiểu: Học sinh khiếm thị có bị mất tiền “oan”?

Đặng Chung |

Được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hai biên chế để chăm sóc, phục vụ bữa ăn của trẻ khiếm thị nhưng lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vẫn mời công ty ở ngoài vào nấu, làm chi phí bữa ăn bị tăng lên. Gia đình các em đang phải trả thêm tiền cho nhiều dịch vụ, từ tiền công nấu, đến tiền khấu hao tài sản...

Học sinh dùng điện thoại trong trường học: Không thể cứ không quản được là cấm

D.H |

Nói về việc sử dụng điện thoại trong trường học, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng trong giờ học cấm điện thoại là đương nhiên, nhưng giờ ra chơi học sinh phải được giải phóng. Việc sử dụng điện thoại là quyền riêng tư, không thể cứ không quản được là cấm

Phụ huynh “tố” trường Nguyễn Đình Chiểu: Trẻ khiếm thị học đề cương không có chữ nổi...để hòa nhập

Đặng Chung |

Theo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm, việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) yêu cầu học sinh khiếm thị ôn tập bằng đề cương in trên giấy bình thường như của trẻ mắt sáng là không công bằng với trẻ khiếm thị.

Phụ huynh “kêu cứu” vì Trường Nguyễn Đình Chiểu tăng các khoản thu với học sinh khiếm thị

Đặng Chung |

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được coi là địa chỉ đặc biệt dành cho những học sinh không may mất đi ánh sáng. Có điều gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ, họ chưa bao giờ thấy lo lắng và bất an như thế trước chủ trương “hòa nhập” - cả về các khoản đóng góp - của lãnh đạo nhà trường.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Lùm xùm ở trường Nguyễn Đình Chiểu: Học sinh khiếm thị có bị mất tiền “oan”?

Đặng Chung |

Được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hai biên chế để chăm sóc, phục vụ bữa ăn của trẻ khiếm thị nhưng lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vẫn mời công ty ở ngoài vào nấu, làm chi phí bữa ăn bị tăng lên. Gia đình các em đang phải trả thêm tiền cho nhiều dịch vụ, từ tiền công nấu, đến tiền khấu hao tài sản...

Học sinh dùng điện thoại trong trường học: Không thể cứ không quản được là cấm

D.H |

Nói về việc sử dụng điện thoại trong trường học, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng trong giờ học cấm điện thoại là đương nhiên, nhưng giờ ra chơi học sinh phải được giải phóng. Việc sử dụng điện thoại là quyền riêng tư, không thể cứ không quản được là cấm

Phụ huynh “tố” trường Nguyễn Đình Chiểu: Trẻ khiếm thị học đề cương không có chữ nổi...để hòa nhập

Đặng Chung |

Theo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm, việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) yêu cầu học sinh khiếm thị ôn tập bằng đề cương in trên giấy bình thường như của trẻ mắt sáng là không công bằng với trẻ khiếm thị.

Phụ huynh “kêu cứu” vì Trường Nguyễn Đình Chiểu tăng các khoản thu với học sinh khiếm thị

Đặng Chung |

Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được coi là địa chỉ đặc biệt dành cho những học sinh không may mất đi ánh sáng. Có điều gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ, họ chưa bao giờ thấy lo lắng và bất an như thế trước chủ trương “hòa nhập” - cả về các khoản đóng góp - của lãnh đạo nhà trường.