Lùm xùm ở trường Nguyễn Đình Chiểu: Học sinh khiếm thị có bị mất tiền “oan”?

Đặng Chung |

Được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hai biên chế để chăm sóc, phục vụ bữa ăn của trẻ khiếm thị nhưng lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) vẫn mời công ty ở ngoài vào nấu, làm chi phí bữa ăn bị tăng lên. Gia đình các em đang phải trả thêm tiền cho nhiều dịch vụ, từ tiền công nấu, đến tiền khấu hao tài sản...

Học sinh khiếm thị “cõng” giá dịch vụ

Đi sâu tìm hiểu về câu chuyện lùm xùm phụ huynh “tố” Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi tiếp tục phát hiện ra những sự thật và hiểu lý do vì sao mà phụ huynh lại bức xúc với chủ trương gộp bếp ăn của nhà trường như thế.

Trong buổi làm việc với Công ty Hương Việt Sinh – đơn vị cung cấp bữa ăn cho học sinh sáng mắt Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu và bắt đầu từ năm học 2017-2018 phục vụ bữa ăn cho cả học sinh khiếm thị trong trường, chúng tôi được đại diện công ty cung cấp thực đơn hằng ngày của trẻ ăn bán trú tại trường này.

Ngày 18.12, thực đơn bữa chính cho học sinh tiểu học gồm: Thịt lợn rán xá xíu, giò lụa rim tiêu, bắp cải, cà rốt xào, canh chua nấu thịt nạc thả giá. Ngày 19.12, bữa chính gồm có: Thịt gà rang gừng, đậu phụ rán sốt cà chua, cải ngọt xào tỏi, canh củ quả nấu xương.

Bữa sáng, có hôm học sinh được ăn bánh mỳ trứng, nhưng có hôm là bánh mỳ xúc xích hoặc bánh mỳ thịt nướng. Thực đơn được công ty lên trước cả tháng, các món ăn thay đổi hằng ngày, phong phú.

Khi được đề nghị, đại diện công ty cũng cung cấp cho phóng viên bảng giá mua sắm thực phẩm, đơn giá tính tiền bữa ăn của trẻ.

Qua quan sát, ngoài tiền mua thực phẩm sạch của những đơn vị uy tín, bữa ăn bán trú của học sinh còn có các loại tiền: Khấu hao tài sản, nhân công nấu, phục vụ và 10% thuế VAT.

Tức là với một suất ăn trị giá 23.000 đồng, ngoài tiền thực phẩm, học sinh khiếm thị đang phải trả các loại tiền: 2.091 đồng tiền thuế VAT, 1.000 đồng công nấu, phục vụ, 250 đồng tiền khấu hao tài sản, rồi tiền điện, nước rửa chén, lau sàn, chi phí quản lý kinh doanh… Cụ thể bữa ăn trị giá 23.000 đồng đã mất khoảng từ 3.000-4.000 đồng/suất trả cho các loại dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Phụ huynh đồng ý tăng tiền, miễn sao bữa ăn của con đủ đầy chất dinh dưỡng. Nhưng việc mời công ty ở ngoài vào nấu, đồng nghĩa gia đình trẻ khiếm thị sẽ phải trả thêm những loại phí dịch vụ kinh doanh mà đáng lẽ nếu sử dụng bếp ăn cũ, dùng nhân viên được Sở cấp để nấu ăn như trước, các em sẽ được hỗ trợ. Còn bây giờ, những loại tiền dịch vụ đang bị trừ trực tiếp trên bữa ăn hằng ngày của trẻ khiếm thị tại trường. 

Tại sao trường không nghĩ cách giảm chi phí cho trẻ đỡ thiệt thòi?

Đại diện Công ty Hương Việt Sinh nói: “Khi bắt đầu vào phục vụ trẻ sáng mắt trong trường, mỗi tháng chúng tôi hỗ trợ 10 triệu đồng/tháng cho bếp ăn của trẻ khiếm thị vì thương hoàn cảnh của các em.

Nhưng kể từ đầu năm học 2017- 2018, Ban giám hiệu đề nghị bên Công ty phục vụ cả suất ăn cho các em học sinh khiếm thị. Ngày ăn món thực phẩm đắt tiền bù cho ngày ăn món thực phẩm ít tiền. Chính vì vậy sẽ có ngày âm tiền, có ngày dương tiền. Giá thành suất ăn bao gồm 10% thuế VAT.

Sau 2 tháng (tháng 9, 10.2017) phục vụ, Cty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc sắp xếp nhân sự phục vụ làm việc với thời gian dài từ 5h30 sáng đến 19h tối hàng ngày (do nhiều trẻ khiếm thị ở nội trú tại trường, ăn cả 3 bữa/ngày) dẫn đến chi phí nhân công rất cao, phải trả tiền cho nhân công làm thêm giờ.

Công ty đã có lần đề nghị với nhà trường xin không phục vụ suất ăn bán trú cho các em học sinh khối khiếm thị nữa, mà sẽ hỗ trợ bằng cách ủng hộ bếp ăn của các em 10 triệu, thậm chí có thể hơn, như trước đây vẫn làm, nhưng nhà trường không đồng ý. Trường yêu cầu Cty tiếp tục phục vụ và nhà trường nói sẽ điều chỉnh giá suất ăn để hỗ trợ”.

Đại diện công ty này cũng khẳng định, ngoài số tiền suất ăn Cty thu theo sĩ số thực tế (có đối chiếu của bộ phận kế toán giữa hai bên), Cty không thu thêm bất cứ một khoản tiền nào khác.

Không ít phụ huynh có con là trẻ khiếm thị đang học tại trường có chung thắc mắc: Tại sao Sở GDĐT Hà Nội có biên chế chăm sóc cho học sinh khiếm thị mà trường vẫn bắt phải sáp nhập bếp ăn để mời công ty ở ngoài vào nấu? Tại sao trường không tìm mọi cách để giảm chi phí cho phụ huynh, bằng cách tận dụng biên chế đã có để phục vụ ăn uống cho các con khiếm thị như trước kia?

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh “tố” trường Nguyễn Đình Chiểu: Trẻ khiếm thị học đề cương không có chữ nổi...để hòa nhập

Đặng Chung |

Theo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm, việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) yêu cầu học sinh khiếm thị ôn tập bằng đề cương in trên giấy bình thường như của trẻ mắt sáng là không công bằng với trẻ khiếm thị.

Phụ huynh rớm nước mắt tố cáo bữa ăn của con khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu

Đặng Chung |

Sau khi đăng tải 2 bài viết liên quan đến việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Lạc Trung, Hà Nội) tăng tiền bữa ăn và một số khoản thu đối với trẻ khiếm thị, Lao Động tiếp tục nhận thêm phản ánh, với những bức xúc của phụ huynh về chất lượng bữa ăn bán trú của trường.

Bị phụ huynh tố, lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nói gì?

Đặng Chung |

Trước những phản ánh của phụ huynh về việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) tăng tiền ăn bán trú, giải tán ban đại diện cha mẹ của học sinh khiếm thị, PV Báo Lao Động đã có buổi làm việc với nhà trường để xác minh những thông tin này.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phụ huynh “tố” trường Nguyễn Đình Chiểu: Trẻ khiếm thị học đề cương không có chữ nổi...để hòa nhập

Đặng Chung |

Theo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm, việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) yêu cầu học sinh khiếm thị ôn tập bằng đề cương in trên giấy bình thường như của trẻ mắt sáng là không công bằng với trẻ khiếm thị.

Phụ huynh rớm nước mắt tố cáo bữa ăn của con khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu

Đặng Chung |

Sau khi đăng tải 2 bài viết liên quan đến việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Lạc Trung, Hà Nội) tăng tiền bữa ăn và một số khoản thu đối với trẻ khiếm thị, Lao Động tiếp tục nhận thêm phản ánh, với những bức xúc của phụ huynh về chất lượng bữa ăn bán trú của trường.

Bị phụ huynh tố, lãnh đạo Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nói gì?

Đặng Chung |

Trước những phản ánh của phụ huynh về việc Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) tăng tiền ăn bán trú, giải tán ban đại diện cha mẹ của học sinh khiếm thị, PV Báo Lao Động đã có buổi làm việc với nhà trường để xác minh những thông tin này.