Phải kẹp bút lên má để viết, cậu học trò khiếm khuyết giành giải chữ đẹp

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù sinh ra đã không được lành lặn, khiếm khuyết tay chân, thế nhưng em Hoàng Quốc Hưng vẫn vươn lên bằng nghị lực phi thường. Tại cuộc thi Chữ đẹp tuổi thơ, Hưng đã vượt qua hơn 80.000 thí sinh để vào vòng chung kết toàn quốc.

Có mặt tại trường Tiểu học Minh Lập 2 (xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ), trước những ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của đám trẻ, hình ảnh Hoàng Quốc Hưng hiện lên vô cùng đặc biệt. Dù khiếm khuyết tay, chân thế nhưng nụ cười luôn thường trực trên môi em.

Quốc Hưng là con cả trong gia đình có 2 anh em. Từ lúc sinh ra, cánh tay em không lành lặn như chúng bạn. Hưng chỉ có một phần thịt ngắn ở chi trên cùng đôi chân không phát triển bình thường.

Em Hoàng Quốc Hưng phải kẹp bút vào má để viết. Ảnh: Lam Thanh
Em Hoàng Quốc Hưng phải kẹp bút vào má để viết. Ảnh: Lam Thanh

Kể về những khó khăn khi tập viết, Hưng cho biết: "Khoảng thời gian đầu tập viết, em thường xuyên bị đau nhức. Phải kẹp bút sát vào má mới viết được. Khi viết thì mặt phải dí sát vào bàn. Viết nhiều thì rất đau mắt, cổ cũng rất mỏi.

Em tập một thời gian dài thì viết quen. Được thầy cô, bạn bè giúp đỡ nhiều ở trường học nên giờ đây cũng bớt khó khăn phần nào. Niềm vui lớn nhất của em là được đi học, gặp gỡ bạn bè, thầy cô".

Cũng theo Hưng, nhiều lúc nhìn các bạn cũng thấy chạnh lòng. Thế nhưng, bản thân phải cố gắng để bố mẹ được vui. Việc đoạt giải nghị lực tại vòng chung kết cuộc thi chữ đẹp khiến Hưng rất bất ngờ. Những cố gắng của bản thân em được ghi nhận.

Đặc biệt, đây là phần quà Hưng dành tặng gia đình, thầy cô. Những người luôn động viên, tiếp thêm động lực để em theo đuổi con chữ.

Trường Tiểu học Minh Lập nơi Hoàng Quốc Hưng theo học. Ảnh: Lam Thanh
Trường Tiểu học Minh Lập nơi Hoàng Quốc Hưng theo học. Ảnh: Lam Thanh

Chị Đỗ Thị Phượng - mẹ của Hoàng Quốc Hưng - nghẹn ngào, thương con nên mọi người trong nhà thường xuyên an ủi, động viên. Hơn 3 tuổi, Hưng đã có thể tự kẹp bàn chải đánh răng vào má để vệ sinh cá nhân. Đi mẫu giáo biết tự kẹp thìa để xúc cơm ăn. Nhiều lúc nhìn con rất xót, không được may mắn như các bạn nhưng nghị lực đã giúp Hưng vươn lên.

Lo lắng lớn nhất của gia đình là khi Quốc Hưng bước vào lớp 1. Vì không được như bạn bè cùng trang lứa, Hưng phải nỗ lực thật nhiều để tập viết, theo học ở 1 ngôi trường bình thường. Dù khó khăn, nhưng Quốc Hưng luôn mỉm cười, cố gắng để không phụ lòng bố mẹ.

Cảm phục trước nghị lực của Quốc Hưng, em Thanh Đại (lớp 5B, Trường Tiểu học Minh Lập) cho hay: "Hưng là tấm gương để các bạn trong lớp noi theo. Dù khiếm khuyết tay chân nhưng bạn luôn nỗ lực, phấn đấu. Trong lớp mọi người thường phụ giúp Hưng khi di chuyển, lấy sách vở, đi vệ sinh. Em rất vui và tự hào khi Hưng giành giải cuộc thi chữ đẹp tuổi thơ".

Thầy cô, bạn bè thường xuyên giúp đỡ Hưng trong quá trình học tập. Ảnh: Lam Thanh
Thầy cô, bạn bè thường xuyên giúp đỡ Quốc Hưng trong quá trình học tập. Ảnh: Lam Thanh

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Lập 2 cho biết, Hoàng Quốc Hưng lớp 5B là một học sinh tiêu biểu. Em rất ngoan và có tinh thần trách nhiệm cao.

"Thực sự nể phục tinh thần, nghị lực của Hưng. Em có khả năng giao tiếp và hòa đồng với mọi người. Hưng cũng là một tấm gương mà nhà trường nêu ra để các học sinh khác noi theo. Con đường học hành phía trước còn dài nhưng bằng nghị lực phi thường, Hưng sẽ làm tốt.

Trường cũng thường xuyên để ý, quan tâm Hưng thoải mái, tạo điều kiện tốt nhất giúp em trong quá trình học tập" - vị hiệu trưởng cho hay.

Cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” năm 2023 do Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức. Hoàng Quốc Hưng nằm trong số 150 thí sinh xuất sắc, vượt qua hơn 80.000 thí sinh trên toàn quốc để có mặt ở vòng chung kết. Tại chung kết, Hưng được Ban Tổ chức trao giải Nghị lực.

Lam Thanh
TIN LIÊN QUAN

Chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời khiếm khuyết

Danh Trang |

Người khuyết tật dù phải chịu đựng nhiều nỗi đau, khiếm khuyết trên cơ thể nhưng không vì vậy mà chấp nhận trở thành gánh nặng của xã hội. Họ mong muốn được đón nhận, quan tâm và giúp đỡ để có thể tự làm chủ cuộc sống bằng chính sức lao động của mình.

Bác sĩ quốc tế giúp khám, phẫu thuật miễn phí 130 bệnh nhi khiếm khuyết

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Trong tháng 11.2023, khoảng 130 bệnh nhi trên cả nước có khiếm khuyết bộ phận sinh dục đã được thăm khám, tư vấn và phẫu thuật miễn phí trại chương trình Thiện nhân và Những người bạn. Chương trình có sự tham gia của nhiều y bác sĩ quốc tế cùng đồng hành để trả lại cơ thể lành lặn cho các em.

Tát học sinh khiếm khuyết, không chỉ đuổi việc mà có thể phải xử lý theo luật

Lê Thanh Phong |

Tối ngày 22.3, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một học sinh khoảng 4 tuổi bị một giáo viên dùng tay tát liên tiếp vào mặt và người. Vụ giáo viên tát học sinh này gây bức xúc trong cộng đồng.

Nhức nhối thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, mang hung khí gây rối trật tự

Hữu Chánh |

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội liên tiếp xảy ra vụ việc thanh thiếu niên tụ tập, gây rối trật tự công cộng, sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn, truy sát, trả thù lẫn nhau, gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Bản tin công đoàn: Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Gần 1 triệu người rút bảo hiểm xã hội một lần trong 10 tháng; Công nhân mất việc với nỗi lo mất Tết; Người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 5 năm; Cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào sau thực hiện cải cách tiền lương 1.7.2024?

Tiết lộ tỉ lệ người dân EU phản đối kết nạp Ukraina

Ngọc Vân |

Nhiều người tin rằng việc Ukraina gia nhập EU sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực về an ninh và kinh tế cho Liên minh châu Âu.

Giáo viên Nghệ An ngậm ngùi nói về thưởng Tết

Quỳnh Trang |

Gần Tết Nguyên đán, nhiều giáo viên ở Nghệ An không mong chờ gì nhiều ở khoản thưởng Tết. Các nhà giáo tìm thấy niềm vui trong sự thành công của học trò.

Cắt xén dải phân cách liệu có giảm ùn tắc?

Hải Danh - Xuân Mai |

Hà Nội - Mới đây, Sở GTVT TP Hà Nội đã tiến hành xén dải phân cách tại một số khu vực như: Ngã Tư Sở; đường Trịnh Văn Bô; làn rẽ dành cho xe máy đường Châu Văn Liêm,... để mở rộng đường nhằm giảm ùn tắc. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, đây không phải là giải pháp lâu dài để giảm tải ùn tắc.

Chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời khiếm khuyết

Danh Trang |

Người khuyết tật dù phải chịu đựng nhiều nỗi đau, khiếm khuyết trên cơ thể nhưng không vì vậy mà chấp nhận trở thành gánh nặng của xã hội. Họ mong muốn được đón nhận, quan tâm và giúp đỡ để có thể tự làm chủ cuộc sống bằng chính sức lao động của mình.

Bác sĩ quốc tế giúp khám, phẫu thuật miễn phí 130 bệnh nhi khiếm khuyết

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Trong tháng 11.2023, khoảng 130 bệnh nhi trên cả nước có khiếm khuyết bộ phận sinh dục đã được thăm khám, tư vấn và phẫu thuật miễn phí trại chương trình Thiện nhân và Những người bạn. Chương trình có sự tham gia của nhiều y bác sĩ quốc tế cùng đồng hành để trả lại cơ thể lành lặn cho các em.

Tát học sinh khiếm khuyết, không chỉ đuổi việc mà có thể phải xử lý theo luật

Lê Thanh Phong |

Tối ngày 22.3, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn video ghi lại hình ảnh một học sinh khoảng 4 tuổi bị một giáo viên dùng tay tát liên tiếp vào mặt và người. Vụ giáo viên tát học sinh này gây bức xúc trong cộng đồng.