Nhân viên thiết bị trường học giãi bày trăn trở về mức lương đang hưởng

Anh Thư |

Nhân viên thiết bị trường học phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc, thế nhưng đồng lương nhận về và chế độ đãi ngộ nhận được vẫn chưa tương xứng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện trên toàn quốc có khoảng 150.000 viên chức làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong trường học. Trong đó có hơn 37.800 nhân viên kế toán, trên 32.100 nhân viên y tế, trên 35.100 nhân viên thư viện, gần 32.300 nhân viên thiết bị thí nghiệm, hơn 13.600 nhân viên công nghệ thông tin, văn thư, thủ quỹ, giáo vụ, hỗ trợ người khuyết tật.

Tuy nhiên ở nhiều địa phương, nhân lực của đội ngũ này không đủ để đáp ứng được nhu cầu việc làm tại các trường học. Vì thế nhân viên thiết bị trường học phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc.

Khi được hỏi về vấn đề này, cô Trần Thị Trang - nhân viên thiết bị của một trường THCS tại Nghệ An cho biết: “Hiện tại trường của tôi đang công tác chỉ có mình tôi làm công việc này. Ngoài việc là nhân viên thiết bị như đúng chuyên ngành thì tôi còn phải đảm nhận vai trò như nhân viên thư viện, y tế học đường, thủ quỹ, văn thư…”.

Một ngày đến trường ngoài những công việc nhỏ như phục vụ, đánh trống… cô Trang còn được các lãnh đạo giao làm các báo cáo, việc này tốn nhiều thời gian, yêu cầu cẩn thận và tính chính xác cao.

"Một mình tôi phải ôm đồm, kiêm nhiệm một lúc nhiều việc nhưng lại không nhận được thêm bất cứ khoản phụ cấp nào.

Tôi thấy nhân viên trường học gặp nhiều khó khăn, tổng thu nhập có thời gian công tác dưới 15 năm chỉ dao động từ 3,6 đến dưới 7 triệu đồng/tháng. Trong khi khối lượng công việc không hề nhỏ còn phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, lương của tôi là 6.012.000 đồng/tháng, chưa trừ bảo hiểm và các khoản phí khác" - cô Trang tâm sự.

Cùng là nhân viên thiết bị tại trường THCS ở Nghệ An, cô Hoàng Thị Na cho biết, số tiền lương 5.868.000 đồng/tháng nhận về không đủ chi trả cho các nhu cầu cơ bản hằng ngày.

Là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục, các nhân viên thiết bị trường học vẫn phải đến trường trực cả buổi, chịu nhiều áp lực mỗi khi có đoàn thanh tra. Thế nhưng ngoài tiền lương cơ bản thì nhóm viên chức thiết bị trường học chỉ có thêm phụ cấp độc hại nguy hiểm là 0,1- 0,2 (tức 180.000 - 360.000 đồng/tháng tùy trường, thậm chí ở nhiều địa phương còn không có). Điều này khiến các thầy cô trăn trở.

"Với đặc thù công việc, ngoài việc tuân thủ lịch làm việc theo giờ hành chính thì chúng tôi bám sát theo phân phối chương trình các tiết học. Chúng tôi có mặt từ sớm trước giờ vào lớp để chuẩn bị và thường ra về sau cùng để kiểm tra, vệ sinh, cất đồ dùng thiết bị.

Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn được các cấp, các bộ, ban ngành quan tâm và có chính sách tiền lương, phụ cấp và các chế độ làm việc phù hợp" - cô Na chia sẻ.

Nhiều nhân viên thiết bị trường học cũng cho biết, bản thân không mong mức lương được hưởng bằng giáo viên đứng lớp. Họ chỉ khao khát cống hiến và nỗ lực được công nhận, tức lương nhận về xứng đáng với khối công việc mà một nhân viên trường học phải làm.

Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, hiện mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Đối với mức lương của nhân viên thiết bị trường học, viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm (mã số V.07.07.20) quy định tại Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 tại bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Ngành học mới của Trường Đại học Hà Nội có gì đặc biệt?

Danh Trang |

Năm 2024, Trường Đại học Hà Nội mở 5 chương trình tiên tiến, đồng thời mở mới và tuyển sinh 75 sinh viên ngành Công nghệ tài chính.

Bật mí cách chọn ngành, chọn trường dành cho sĩ tử 2006

Phạm Huệ |

Hiện nhiều học sinh lớp 12 không xác định được thế mạnh và không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, dẫn đến khó chọn ngành học khi đăng ký xét tuyển đại học.

Nhân viên thiết bị trường học lo lắng vì đứng trước nguy cơ mất việc

TRÀ MY |

Dành cả tuổi xuân để cống hiến trong ngành giáo dục nhưng nhân viên thiết bị trường học mang trong mình nỗi lo lắng trước nguy cơ bị mất việc làm.

Lai lịch 2 xe ôtô cùng gắn biển xanh 38A - 1169 tại Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Công an thành phố Hà Tĩnh đang tạm giữ 2 xe ôtô cùng mang biển xanh 38A - 1169 để làm rõ vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Chúng tôi kiến tạo cơ hội, ngày hôm sau sẽ tốt hơn

Xuân Nhàn |

Chiều 29.3, chào mừng các nhà đầu tư lớn của thế giới có mặt tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang gọi đây sự kiện “có tác dụng truyền cảm hứng”.

Tin 20h: Bầu trời Yên Bái tối đen như mực vào giữa trưa liệu có bất thường?

Nhóm PV |

Tin 20h: Bầu trời Yên Bái tối đen như mực vào giữa trưa liệu có bất thường?; Xuất hiện cá heo bơi giữa lòng vịnh Hạ Long; Nhóm lao động lớn tuổi khó tìm được việc làm mới sau thất nghiệp...

Một sân bay ở Việt Nam có Wi-Fi chất lượng cao top đầu thế giới

Ý Yên |

Khách du lịch toàn cầu đánh giá cao chất lượng Wi-Fi tại sân bay Nội Bài, khi chấm điểm trung bình 4,15/5.

Loạn thị trường kẹo sâm "tăng cường sinh lý" chứa chất cấm

HUYỀN TRANG - AN AN |

Mặc dù kẹo sâm Hamer "tăng cường sinh lý" đã được cảnh báo chứa chất cấm và gây hậu quả cho sức khỏe người dùng nhưng thị trường vẫn ngang nhiên bán công khai tràn lan.

Ngành học mới của Trường Đại học Hà Nội có gì đặc biệt?

Danh Trang |

Năm 2024, Trường Đại học Hà Nội mở 5 chương trình tiên tiến, đồng thời mở mới và tuyển sinh 75 sinh viên ngành Công nghệ tài chính.

Bật mí cách chọn ngành, chọn trường dành cho sĩ tử 2006

Phạm Huệ |

Hiện nhiều học sinh lớp 12 không xác định được thế mạnh và không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, dẫn đến khó chọn ngành học khi đăng ký xét tuyển đại học.

Nhân viên thiết bị trường học lo lắng vì đứng trước nguy cơ mất việc

TRÀ MY |

Dành cả tuổi xuân để cống hiến trong ngành giáo dục nhưng nhân viên thiết bị trường học mang trong mình nỗi lo lắng trước nguy cơ bị mất việc làm.