Người trẻ băn khoăn: Lo kiếm tiền hay đi học đại học?

TUỆ NHI |

Đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc nhưng lại lo thất nghiệp… trong khi không học vẫn kiếm được nhiều tiền. Những trăn trở này khiến người trẻ băn khoăn liệu rằng, học đại học có thực sự quan trọng và cần thiết hay không khi ngày càng xuất hiện những ngành nghề không cần đến giảng đường cũng kiếm được thu nhập tốt. Theo các chuyên gia, nếu muốn rèn luyện tư duy logic, sáng tạo, xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc thì cần được đào tạo để phát triển nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro. 

Băn khoăn việc đi học đại học

Chị Nguyễn Huyền (33 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) dù tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn loại Khá nhưng không xin được việc. Bao năm nay đi làm đủ nghề kiếm sống từ buôn bán, tổ chức sự kiện, công nhân mà chưa sử dụng đến tấm bằng đại học. Tấm bằng cử nhân được chị Huyền cất gọn gàng trong góc tủ. Chính vì thế, khi em trai hỏi có nên đi học đại học không, Huyền trầm tư.

Tương tự, Thu Trang (30 tuổi, Lạng Sơn) theo học tại Đại học Thái Nguyên nhưng đến khi chỉ còn thi chuẩn đầu ra để tốt nghiệp thì Trang dừng lại và theo đuổi sự nghiệp bán hàng.

Đến nay, sau 6 năm kinh doanh, Trang có nhà cửa, xe cộ, mức thu nhập ổn định mà nhiều cử nhân đại học chưa có.

Trên các diễn đàn, không ít thông tin về cử nhân ra trường thất nghiệp hay chi phí học 4 năm nhiều mà lương chỉ 5-7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lại có những người thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ làm YouTuber, tiktoker, kinh doanh quán cafe, bán hàng online… mà chẳng hề theo học đại học.

Chia sẻ về vấn đề trên, ThS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định (GDU) nhận định, thế hệ gen Z được sinh ra và sống trong thời đại công nghệ phát triển nên xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cũng rất khác so với nhiều thế hệ trước.

Nếu trước đây, học sinh có xu hướng chọn công việc ổn định thì hiện nay gen Z lựa chọn và theo đuổi những công việc, ngành nghề đề cao sự sáng tạo, thoải mái bứt phá, không bị áp đặt, không theo khuôn mẫu, không bị gò bó thời gian 8 tiếng ở văn phòng.

Ngoài các ngành nghề truyền thống như: Công nghệ thông tin, Kinh tế, Luật… thì một số lĩnh vực mới hút giới trẻ như: Ẩm thực, nghỉ dưỡng, truyền thông đa phương tiện, thương mại điện tử, đầu tư tài chính, bất động sản, sáng tạo nội dung… Tuy nhiên, theo ông Chung, thời gian dịch bệnh COVID-19 vừa qua cũng tác động không nhỏ tới nhận thức của nhiều sinh viên. Thực tế khi đăng ký vào học tại GDU, không ít bạn tốt nghiệp THPT xong đã không chọn học lên đại học mà đi làm các ngành nghề truyền thống gia đình như bán vé máy bay, spa…

Học để có bước tiến xa và vững chắc

Đồng quan điểm, ThS Lê Anh Tiến - CEO Công ty Cổ phần Chatbot Việt Nam - chia sẻ, thế hệ trước quan niệm cần phải có bằng đại học rồi mới đi tìm việc nhưng đối với gen Z có cái nhìn “thực dụng” hơn khi chọn học, học đó sẽ giúp gì cho công việc sau này, có kiếm được việc hay không.

Theo ông Tiến, trên thế giới, vẫn có những người thành công mà không qua học đại học nhưng tỉ lệ này chiếm khá thấp.

CEO phân tích rằng, người chưa qua đào tạo tại trường lớp mà vẫn thành công thường có năng lực đặc biệt, trước khi đến đại học đã đi làm từ rất sớm nên tích luỹ được kinh nghiệm đủ đứng ra làm riêng. Phần đông còn lại, nếu muốn có được tư duy, sáng tạo, kiến thức nền tảng vững chắc thì bắt buộc phải trải qua một khoá đào tạo, trường lớp hoặc môi trường đại học để rèn luyện tư duy logic, kích thích sự sáng tạo và giảm rủi ro. Tuy vậy, các bạn trẻ cũng cần cân nhắc về hoàn cảnh gia đình, năng lực bản thân, nhu cầu thị trường, sự nỗ lực của bản thân... để chọn ngành học, bậc học phù hợp chứ không nhất thiết phải vào đại học bằng mọi giá.

Ông Trần Anh Tuấn - chuyên gia Dự báo nhân lực, Phó Chủ tịch Hội giáo dục Nghề nghiệp TPHCM - nhận định, ngày nay giới trẻ hay chạy theo xu hướng nghề nào nhiều tiền, thuận lợi. Đó là sai lầm. Biết chọn đúng ngành học, cấp bậc học để xây dựng giá trị và năng lực làm việc thì chắc chắn sẽ thành công.

Theo ông Tuấn, thì hiện nay, lao động trí thức của toàn thế giới đang chuyển dịch dần sang một thời kỳ mới là lao động có nghề nghiệp gắn kết với công nghệ, làm việc như robot và làm những việc robot chưa làm được. Đây chính là yếu tố cấu thành của nguồn nhân lực chất lượng cao. Như vậy, để thành công trong thị trường lao động sắp tới, trước tiên phải cần có nghề nghiệp.

Phó Chủ tịch Hội giáo dục Nghề nghiệp TPHCM cho rằng, người nào có điều kiện học đại học thì hãy cứ học đại học và phải nghĩ rằng đại học đang mở ra rất nhiều hướng việc làm, kể cả hội nhập và di chuyển lao động khu vực toàn cầu hoặc khởi nghiệp, kinh doanh…

Môi trường học tập sẽ giúp các bạn rèn luyện nền tảng kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, làm việc nhóm, sử dụng công nghệ, chịu áp lực, tác phong công nghiệp và tính kỷ luật cao. Từ đó, mỗi người sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và bền chặt hơn.

TUỆ NHI
TIN LIÊN QUAN

Giành học bổng du học đại học top đầu Singapore sau 5 năm chuẩn bị

HOÀI ANH |

Xuân Nguyên từng sốc vì không nghĩ bộ hồ sơ “đẹp như mơ” của mình lại bị trượt học bổng.

Talkshow 360 độ nghề nghiệp: Có nên học đại học?

NHÓM PV |

Với xu hướng chọn ngành, chọn nghề mới nhiều bạn trẻ băn khoăn có nên học đại học hay không. Chương trình 360 độ nghề nghiệp với chủ đề "Có nên học đại học?" với sự tham gia của Thạc sĩ, Luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Gia Định và ThS Lê Anh Tiến - CEO Công ty Cổ phần Chatbot Việt Nam, một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lĩnh vực Kinh doanh – Khởi nghiệp sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nhiều thí sinh từ chối học đại học

LƯƠNG HẠNH |

Khi đại học không là con đường duy nhất dẫn đến thành công, dù đủ điểm đỗ đại học, nhiều thí sinh đã không nhập học mà chuyển hướng chọn các lối đi khác.

Báo nước ngoài gợi ý 10 điểm du lịch tuyệt nhất Việt Nam ngoài Hà Nội

Mộc Anh |

"Việt Nam còn nhiều điều thú vị hơn thủ đô Hà Nội để khách du lịch tò mò, trải nghiệm những điều bất ngờ của phương Đông" - Chuyên trang du lịch The Travel chia sẻ.

Đại tá Trần Văn Toản làm Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

DUY TUẤN |

Đại tá Trần Văn Toản, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.

Công an làm việc với một bị hại liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 20.3, Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Đinh Thị Lan (sinh năm 1976, ngụ quận Gò Vấp) liên quan vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương).

Hòa Bình: Tai nạn lao động tại mỏ đá, 1 công nhân tử vong

Minh Chuyên |

Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại mỏ đá trên địa bàn huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, khiến 1 công nhân tử vong.

Cập nhật dự báo thời tiết trên cả nước đêm 20.3, ngày 21.3

AN AN |

Cập nhật dự báo thời tiết đêm 20.3 ngày 21.3, miền Bắc đêm trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất khoảng 23 độ C. Ngày mai trời nắng nhiệt độ tiếp tục tăng, cao nhất có nơi trên 33 độ C. Nam Bộ đêm nay không mưa, ngày mai trời nắng với mức nhiệt cao nhất có nơi 36 độ C.

Giành học bổng du học đại học top đầu Singapore sau 5 năm chuẩn bị

HOÀI ANH |

Xuân Nguyên từng sốc vì không nghĩ bộ hồ sơ “đẹp như mơ” của mình lại bị trượt học bổng.

Talkshow 360 độ nghề nghiệp: Có nên học đại học?

NHÓM PV |

Với xu hướng chọn ngành, chọn nghề mới nhiều bạn trẻ băn khoăn có nên học đại học hay không. Chương trình 360 độ nghề nghiệp với chủ đề "Có nên học đại học?" với sự tham gia của Thạc sĩ, Luật sư Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Gia Định và ThS Lê Anh Tiến - CEO Công ty Cổ phần Chatbot Việt Nam, một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lĩnh vực Kinh doanh – Khởi nghiệp sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nhiều thí sinh từ chối học đại học

LƯƠNG HẠNH |

Khi đại học không là con đường duy nhất dẫn đến thành công, dù đủ điểm đỗ đại học, nhiều thí sinh đã không nhập học mà chuyển hướng chọn các lối đi khác.