Lớp học đặc biệt của thầy giáo công nhân

Phương Ngân |

“Thầy ơi, con không hiểu cái này”, “thầy ơi”,… những câu nói thân thương quen thuộc mỗi tối vang lên từ lớp học của anh Hoàng Trọng Khánh suốt hơn một thập niên qua.

Lớp học đặc biệt

Hơn một thập kỷ qua, người dân quanh hẻm 15, đường 22, khu phố 4, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TPHCM quen thuộc với âm thanh lao xao giảng bài của “thầy giáo” Hoàng Trọng Khánh (42 tuổi), công nhân Công ty Liên doanh Bio - Pharmachemie, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (TP Thủ Đức).

Cách đây 13 năm, khi mới từ Huế vào TPHCM lập nghiệp, một lần tình cờ nhìn thấy những đứa trẻ bày tập sách ra học trên những gò mả ven đường, không có ai chỉ dạy, anh Khánh đã dùng vốn kiến thức của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường để dạy bọn trẻ. Chính những câu nói ngây thơ: “Chú ơi, mai chú có đến nữa không?”, “Mai chú đến dạy nữa nha”... khiến anh Khánh quyết định mở lớp dạy học miễn phí cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

“Thấy bọn trẻ không hiểu bài, nghỉ học, tôi thấy chạnh lòng. Ba mẹ chúng là những người nhập cư, mải lo miếng cơm, manh áo nên chỉ lo cho con đi học, còn việc học được hay không cũng không quan tâm được. Tôi gặp những trường hợp như thế và quyết định mở lớp học, duy trì suốt 13 năm qua” - anh Khánh chia sẻ.

Khi mới mở, lớp học của anh chỉ có 4 bé, lứa học trò năm ấy (năm 2010) sinh năm 1999. Đến nay, lớp học có 38 em, đều là học sinh cấp 2. Mỗi tuần, anh Khánh dạy 6 buổi, mỗi buổi chia làm 2 ca. Sau 13 năm, biết bao lớp trẻ từng là học trò của anh đã lớn lên và đạt được thành tích tốt trên con đường học vấn.

Hạnh phúc từ hai tiếng “chú ơi...”

Để hình thành và duy trì lớp học đến hôm nay, anh Khánh đã trải qua muôn vàn khó khăn. “Cái khó đầu tiên là việc tập hợp các bé, khi người ta chưa tin tưởng, người ta sợ không dám giao con cho mình. Đến khi các bé học tiến bộ, thì số người gửi con ngày càng đông, lúc đó cái khó là làm sao để có chỗ cho các em ngồi học. Chưa kể, kiến thức cứ đổi mới, cải cách liên tục…” - anh Khánh chia sẻ.

Để bổ sung, cập nhật kiến thức dạy cho các em, anh Khánh đã liên hệ với một số thầy cô trong trường học, nhờ các thầy, cô hướng dẫn và được chia sẻ tận tình.

Hiểu được giá trị của việc học, anh Khánh luôn tự nhủ với bản thân “phải thuộc, phải thuộc”, phải lấy khó khăn làm động lực để các em nhìn vào mà cố gắng... “Người ta nói đi dạy là đi học lần thứ hai, tôi dạy 13 năm cũng là học 13 năm môn đó. Niềm tin và sự cố gắng sẽ làm cho các bé cảm nhận được rằng, khó khăn chỉ là một thách thức của cuộc đời và các bé hiểu rằng, chỉ có đối mặt, bước qua khó khăn thì mới trưởng thành” - anh Khánh bộc bạch.

Khi được hỏi về nơi tổ chức lớp học đầu tiên, anh Khánh cười, bảo: “Làm gì có phòng”. Anh Khánh kể, lớp học đầu tiên là trên những ngôi mộ được lát bằng đá. Cứ 16h30 mỗi ngày, các em bày sẵn tập sách lên đó rồi chờ chú Khánh về, khi mặt trời lặn cũng là lúc lớp học tan.

Thấy vậy, nhiều người dựng cho anh cái chòi lá, có bàn, có đèn... Khi số lượng học sinh đông, chủ nhà cho mượn cái sân để anh dạy cho bọn trẻ; rồi nhiều phụ huynh thương, chung tay thuê cho anh căn nhà nhỏ có gác lửng với giá 3,5 triệu đồng/tháng.

“Với mức lương công nhân của tôi khoảng 7 triệu đồng/tháng, để thuê nhà 3,5 triệu là điều ngoài khả năng. Nhờ phụ huynh chung tay nên tôi mới có một chỗ đàng hoàng, sạch sẽ để dạy. Trước con hẻm này thường xuyên ngập nước, có khi nước lên quá đầu gối, mỗi lần ngập thầy trò phải nghỉ...” - anh Khánh nói.

Với anh Khánh, niềm vui mỗi ngày sau giờ tan ca, câu đầu tiên anh được nghe là: “Con chào chú mới tới”, “Chú ơi con đói quá, chú còn gì ăn không?”, “Chú ơi con có điểm 10 đó chú chuẩn bị quà nha”... Những câu nói ấy, những gương mặt ấy là động lực, là niềm vui vô giá không phải ai cũng có được...

* Em Nguyễn Lê Kiều Như (lớp 9, Trường THCS Đặng Tấn Tài, TP Thủ Đức): “Ngoài việc dạy không lấy tiền, thầy Khánh còn rất ân cần, tận tình chỉ bảo. Học lớp của thầy em thấy rất thoải mái, dễ hiểu. Nhờ có thầy Khánh mà em từ một học sinh khá, lên lớp 9 em vượt lên thành học sinh giỏi và đứng nhất lớp”.

* Ông Đỗ Đình Thụ, Trưởng khu phố 4, phường Phước Long B cho biết: Ở địa phương, anh Khánh là công dân tốt, anh rất tích cực khi dạy kèm miễn phí cho học sinh tại nơi ở và con của công nhân lao động cùng công ty. Lớp học của anh đã duy trì nhiều năm qua và giúp các em học sinh học tập tốt hơn.

Phương Ngân
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo công nhân 13 năm mở lớp học miễn phí

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Suốt 13 năm qua, anh Hoàng Trọng Khánh (42 tuổi), công nhân Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemie, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (TP Thủ Đức), vẫn luôn thầm lặng trên “chuyến đò” đặc biệt. Ngày anh đi làm công nhân, đêm về anh là “thầy giáo” của hơn 30 đứa trẻ là con của những công nhân lao động nghèo.

Lớp học nấu ăn ở huyện Đắk Song thu hút nhiều phụ nữ tham gia

Bảo Lâm |

Những năm qua, các lớp dạy nghề nấu ăn cho lao động nông thôn ở huyện Đắk Song (Đắk Nông) luôn thu hút được nhiều người dân quan tâm. Bởi sau khi học nghề, người dân không chỉ nấu ngon bữa cơm gia đình mà còn tự tin tìm kiếm việc làm hoặc mở nhà hàng, quán ăn để kinh doanh, tạo thu nhập.

Thầy cô giáo dành ngày nghỉ, giờ nghỉ mở lớp học 0 đồng

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Cứ đều đặn vào mỗi thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, 2 lớp học miễn phí tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, lại mở cửa. Lớp học có tên gọi “Chắp cánh ước mơ” được gầy dựng lên bởi sự chung tay của nhiều thầy cô giáo. Họ dành giờ nghỉ, ngày nghỉ của mình để giúp học sinh khó khăn, hiếu học có điều kiện ôn tập, trau dồi kiến thức.

Ngư dân Nam Định đi cà kheo săn lộc trời từ biển

Lương Hà |

Nam Định - Vào mùa moi biển (hay còn gọi là con tép), nhiều ngư dân ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xuống biển đánh bắt bằng cách đi cà kheo có gắn lưới, kiếm thu nhập ổn định mỗi ngày.

Giờ thứ 9: Lấy chồng cho vợ - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Ông lão đánh cá cứu được một cô gái nhảy sông tự tử. Cô gái nguyện ở cạnh bên ông suốt đời, tuy nhiên ông không muốn cô sống khổ sở tại nơi đây. Ông đã tìm một người đàn ông khoẻ mạnh, có nhiều tương lai hơn làm chồng cho cô gái ấy. Liệu rằng cô gái đó có chấp nhận?

Các hộ dân bị nứt nhà do thi công cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chưa được hỗ trợ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Quá trình thi công dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã làm hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng, nứt nhà và các công trình phụ. Đến nay, vẫn còn gần 20 hộ chưa được cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại để hỗ trợ đền bù.

Quảng Trị kiến nghị ngừng mô hình một cửa một lần dừng sau 8 năm thí điểm

TIẾN NHẤT |

Tỉnh Quảng Trị đã có đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất cho phép cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn dừng thí điểm mô hình một cửa một lần dừng và quay trở lại hoạt động như các cửa khẩu quốc tế khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Vé xem trận tuyển Việt Nam và Iraq được rao bán tràn lan trên mạng xã hội

MINH PHONG |

Thị trường vé "chợ đen" trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Iraq hoạt động sôi nổi trên các hội nhóm mua/bán vé bóng đá.

Thầy giáo công nhân 13 năm mở lớp học miễn phí

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Suốt 13 năm qua, anh Hoàng Trọng Khánh (42 tuổi), công nhân Công ty Liên doanh Bio – Pharmachemie, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (TP Thủ Đức), vẫn luôn thầm lặng trên “chuyến đò” đặc biệt. Ngày anh đi làm công nhân, đêm về anh là “thầy giáo” của hơn 30 đứa trẻ là con của những công nhân lao động nghèo.

Lớp học nấu ăn ở huyện Đắk Song thu hút nhiều phụ nữ tham gia

Bảo Lâm |

Những năm qua, các lớp dạy nghề nấu ăn cho lao động nông thôn ở huyện Đắk Song (Đắk Nông) luôn thu hút được nhiều người dân quan tâm. Bởi sau khi học nghề, người dân không chỉ nấu ngon bữa cơm gia đình mà còn tự tin tìm kiếm việc làm hoặc mở nhà hàng, quán ăn để kinh doanh, tạo thu nhập.

Thầy cô giáo dành ngày nghỉ, giờ nghỉ mở lớp học 0 đồng

THÙY TRANG - TRẦN THI |

Cứ đều đặn vào mỗi thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, 2 lớp học miễn phí tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, lại mở cửa. Lớp học có tên gọi “Chắp cánh ước mơ” được gầy dựng lên bởi sự chung tay của nhiều thầy cô giáo. Họ dành giờ nghỉ, ngày nghỉ của mình để giúp học sinh khó khăn, hiếu học có điều kiện ôn tập, trau dồi kiến thức.