Ngư dân Nam Định đi cà kheo săn lộc trời từ biển

Lương Hà |

Nam Định - Vào mùa moi biển (hay còn gọi là con tép), nhiều ngư dân ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xuống biển đánh bắt bằng cách đi cà kheo có gắn lưới, kiếm thu nhập ổn định mỗi ngày.

Từ sáng sớm, nhiều ngư dân ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã có mặt bên bãi biển để đi cà kheo bắt moi biển.

Ông Nguyễn Sung Sướng (người dân xã Hải Đông, huyện Hải Hậu) cho biết: "Những người “đi kheo” như chúng tôi dậy từ sớm tinh mơ, ra biển chuẩn bị ngư cụ để xuống biển săn tôm, moi và cá nhỏ, chỗ vùng nước sâu thì chúng tôi phải dùng cà kheo để đi. Hàng ngày tôi thường ra bãi biển từ 5h sáng, cũng tùy con nước, sóng biển để có thời gian đánh bắt phù hợp. Như hôm nay (18.11) thời tiết lạnh nên tôi đi muộn hơn và chủ yếu đi vào buổi trưa".

aaa
Công việc đi cà kheo chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 tiếng vào buổi sáng. Ảnh: Lương Hà

Theo người dân địa phương, từ xa xưa, những người dân vùng biển đã sáng tạo ra dụng cụ sản xuất để khai thác nguồn lợi thủy sản. Từ chỗ cào ngao, xúc tép moi gần bờ, người dân bắt đầu tính chuyện đi xa hơn để đánh bắt được nhiều tôm, cá hơn, nên đã tạo ra dụng cụ gọi là cà kheo.

"Công cụ để “đi kheo” của tôi gồm 1 cây tre to dài phía sau và 2 cây tre bằng nhau nhưng nhỏ hơn phía trước, sau đó khớp 3 cây lại với nhau thành hình chữ Y. Ở vùng biển này, ngư dân chúng tôi làm cà kheo từ thân tre nên có độ bền bỉ, dẻo dai, với kích thước từ 1 - 3m.

Để giữ chắc đôi kheo vào chân, tôi dùng 2 chiếc vòng được làm bằng mây hoặc dây thừng, vải, bao bì… để cố định. Hai chiếc vòng này có kích thước lớn hơn bắp đùi một chút, đủ để luồn đầu kheo vào đùi" - ông Sướng nói.

aaa
“Lộc biển” sau nhiều giờ lênh đênh trên biển đi cà kheo của một ngư dân. Ảnh: Lương Hà

Để đi được cà kheo thành thạo, ngư dân ở đây phải tập đi mất khoảng một tháng, rồi nâng dần độ cao. Vào những ngày ít gió, biển lặng mới có thể “đi kheo” được.

Cứ đến độ tháng 8 (mùa moi biển) trở đi, ông Nguyễn Văn Tân (ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu) lại tranh thủ mỗi ngày vài tiếng đi biển để kiếm thêm thu nhập.

"Công việc vất vả, thu nhập không cao nên gia đình tôi cũng chỉ làm mỗi khi vào mùa moi biển, mấy nay lạnh hơn nên tôi tranh thủ buổi trưa. Đây cũng là lộc trời mà thiên nhiên ban tặng nên chúng tôi vừa khai thác vừa giữ gìn. Những năm gần đây, nghề đánh bắt bằng cà kheo đang dần mai một. Hầu hết người làm nghề này bây giờ chủ yếu là đàn ông trung niên hoặc tuổi đã cao" - ông Tân chia sẻ.

Những người làm nghề cà kheo ở huyện ven biển Hải Hậu bây giờ chủ yếu là đàn ông trung niên hoặc tuổi đã cao. Ảnh: Lương Hà
Những người làm nghề cà kheo ở huyện ven biển Hải Hậu bây giờ chủ yếu là đàn ông trung niên hoặc tuổi đã cao. Ảnh: Lương Hà

Nhờ nghề “đi kheo”, những ngư dân nơi đây có thu nhập từ 200.000 đồng/ngày. Những hôm trúng mẻ moi, tôm biển cũng có thể kiếm thu nhập từ 500.000 - 700.000 đồng.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng kiến trúc gỗ độc đáo chùa Đại Bi cổ nổi tiếng ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Chùa Đại Bi (ở thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực) là một trong những danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Sơn Nam xưa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính thời Hậu Lê và thời Nguyễn (thế kỷ 17 - 19).

Ngôi nhà gần 200 năm tuổi, di tích quốc gia cổ kính ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Trải qua gần 200 năm, ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự (nay là số 75 phố Bến Ngự, phường Phan Đình Phùng, TP Nam Định) là một trong những ngôi nhà cổ nhất của TP Nam Định hiện nay, phản ánh nếp ở của cư dân Thành Nam hồi đầu thế kỷ XIX.

Ngắm những mô hình kiến trúc Pháp cổ mini của nam thanh niên ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như nhựa formex, dây điện, sơn... anh Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1984, ở đường Điện Biên, TP Nam Định) đã tạo nên những mô hình nhà Pháp cổ sống động như thật, khiến nhiều người nhớ lại ký ức tuổi thơ.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Chiêm ngưỡng kiến trúc gỗ độc đáo chùa Đại Bi cổ nổi tiếng ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Chùa Đại Bi (ở thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực) là một trong những danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Sơn Nam xưa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính thời Hậu Lê và thời Nguyễn (thế kỷ 17 - 19).

Ngôi nhà gần 200 năm tuổi, di tích quốc gia cổ kính ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Trải qua gần 200 năm, ngôi nhà số 7 phố Bến Ngự (nay là số 75 phố Bến Ngự, phường Phan Đình Phùng, TP Nam Định) là một trong những ngôi nhà cổ nhất của TP Nam Định hiện nay, phản ánh nếp ở của cư dân Thành Nam hồi đầu thế kỷ XIX.

Ngắm những mô hình kiến trúc Pháp cổ mini của nam thanh niên ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản như nhựa formex, dây điện, sơn... anh Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1984, ở đường Điện Biên, TP Nam Định) đã tạo nên những mô hình nhà Pháp cổ sống động như thật, khiến nhiều người nhớ lại ký ức tuổi thơ.