Lời trải lòng của thầy giáo xin nghỉ hưu trước tuổi

Nguyễn Văn Lực |

Thầy giáo Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà đã có hơn 37 năm đứng trên bục giảng trước khi nghỉ hưu.

Tôi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang (Khánh Hòa) năm 1986, ra trường đi dạy. Sau 37 năm 8 tháng đứng trên bục giảng, tôi quyết định xin nghỉ hưu từ ngày 15.4.2024, trước ngày về nghỉ hưu theo chế độ 8 tháng rưỡi.

Sáng 9.4, tôi đến lớp theo lịch giảng dạy đã được phân công, lòng nặng trĩu những tâm tư bởi hôm đó là tiết dạy Lịch sử cuối cùng trước khi rời bục giảng thân quen. Tôi dự định dành vài phút cuối tiết học để nói lời chia tay học sinh nhưng chưa kịp thì thật bất ngờ, em lớp trưởng Minh Khuê xin phép tôi có ý kiến:

“Thưa thầy, em được biết hôm nay là thầy dạy tiết cuối cùng để về hưu. Thay mặt lớp, em kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe, cảm ơn thầy đã dạy dỗ chúng em thời gian qua, em cảm ơn thầy!”.

Học sinh lớp Trường THCS Trịnh Phong tặng hoa cho thầy Lực nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.
Học sinh Trường THCS Trịnh Phong tặng hoa cho thầy Lực nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Vốn là người luôn biết kiềm chế cảm xúc nhưng giờ phút chia tay ngắn ngủi, thật cảm động với các em học sinh lớp 9.4, nước mắt tôi trào ra lúc nào không hay.

Đó là giọt nước mắt của niềm vui, tự hào vào xúc động khi học sinh rất yêu quý thầy giáo già (61 tuổi) và đúng “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

Càng xúc động hơn khi tôi vừa lững thững vài bước ra khỏi cửa lớp, thì nghe tiếng “thầy ơi, thầy ơi…!". Quay nhìn lại có 3 em học sinh chạy tới ôm lấy tôi nghẹn ngào nức nở không nói thành lời trao vội cho tôi lá thư vừa mới viết chưa ráo mực. Đó là bức thư của em Nguyễn Ngọc Bảo Như học lớp 9.4 gửi tới tôi.

“Em tên là Nguyễn Ngọc Bảo Như, đến từ lớp 9/4. Được biết hôm nay là buổi dạy cuối cùng của thầy, em viết thư này với mong muốn gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc đến thầy….”.

Về nhà đọc lá thư của em học trò tôi mới thấu hiểu, “điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim”. Trong chừng ấy năm dạy học có biết bao kỉ niệm buồn vui đáng nhớ nhưng có lẽ đây là kỉ niệm khó quên của tôi khi phải gác tay chèo dừng đưa các em sang bến bờ tri thức.

2 chữ "yêu nghề" đã giúp tôi vượt qua bao gian nan vất vả từ thời còn chế độ tem phiếu, lương chỉ vài chục nghìn đồng của những năm 80… để gắn bó mãi đến ngày hôm nay, một chặng đường không ngắn với bao kỉ niệm của nghề gõ đầu trẻ.

Tôi không nghĩ rằng có ngày mình lại viết đơn xin nghỉ khi tuổi nghỉ hưu sắp cận kề. Việc viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi không phải vì do tôi hết yêu nghề mà vì gia đình phải chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống nên không thể nào khác hơn phải giã từ mái trường Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa), chia tay đồng nghiệp dấu yêu, tạm biệt các em học sinh thân thương.

Thư của em Nguyễn Ngọc Bảo Như gửi thầy Lực. Ảnh NVCC
Thư của em Nguyễn Ngọc Bảo Như gửi thầy Lực. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tôi kể lại câu chuyện này với mong muốn đồng nghiệp đang công tác hãy dành cho các em tất cả sự yêu thương nhất vì trong các em luôn tồn tại lòng yêu quí thầy cô, đợi khi có dịp các em sẽ tỏ bày, đó cũng chính là sự tri ân của các em với thầy cô mãi mãi. Cảm ơn các em học sinh lớp 9.4 thân yêu của thầy, thầy chúc các em học giỏi chăm ngoan, ngày một trưởng thành và mong được gặp lại các em.

Nguyễn Văn Lực
TIN LIÊN QUAN

Nghẹn lòng lời tạm biệt sinh viên của Hiệu trưởng trường sư phạm

Vân Trang |

Những ngày cuối giữ cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh đã viết tâm thư gửi tới các em sinh viên.

Điểm chuẩn học bạ ngành Y, Dược năm 2024

Vân Trang |

Nhiều trường đại học đào tạo ngành y, dược đã công bố điểm chuẩn học bạ THPT năm 2024.

Thầy giáo bán chữ, kiếm tiền mua quà Tết cho học sinh nghèo

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Học sinh ở trường chủ yếu là con em người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô có hoàn cảnh khó khăn, biết vậy nên 2 năm nay, cứ đến Tết là nam giáo viên lại bày giấy, bày mực ngồi ở góc trường, hoặc lên mạng xã hội đi rao bán chữ, kiếm tiền mua quà cho học sinh.

Củng cố hồ sơ xử lý vi phạm của chủ đầu tư 400 biệt thự bỏ hoang ở Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Hiện, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đang củng cố hồ sơ để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Bình Dương và Công ty Đệ Tam - hai chủ đầu tư của lô 400 biệt thự bỏ hoang ở TP Từ Sơn (Bắc Ninh).

Những chi tiết quan trọng trên ô tô cần kiểm tra trước khi lái xe đường dài

Minh Hà |

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 là thời gian nhiều người lái ô tô đưa gia đình về quê hoặc đi du lịch. Vì vậy, có những chi tiết trên xe chủ xe cần phải kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế trước mỗi chuyến đi xa để xe vận hành ổn định và đảm bảo an toàn.

Cận cảnh trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm khai mạc lễ hội du lịch Sầm Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đêm ngày 27.4, sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn và khánh thành Quảng trường biển - trục cảnh quan lễ hội, vậy nên từ sáng cùng ngày lực lượng chức năng đã khẩn trương hoàn thiện trận địa pháo hoa, nhằm phục vụ người dân và du khách.

Bên trong Dự án King Palace vừa ngừng hoạt động ở tỉnh Lâm Đồng

Mai Hương |

Ngay sau khi thống nhất được chi phí hoàn trả, ngày 26.4, tỉnh Lâm Đồng chính thức đóng cửa Dự án King Palace (Dinh 1). Mặc dù thời gian này, chủ đầu tư có đề nghị tỉnh Lâm Đồng để đơn vị kinh doanh qua lễ vì đã nhận nhiều đoàn khách tham quan trong dịp 30.4 và 1.5.

Cafe chiều thứ 7: Giá chung cư tăng phi mã, người trẻ cần làm gì để có nhà?

Nhóm PV |

Giá chung cư đang tăng phi mã, việc mua nhà trở nên khó khăn với tài chính của người trẻ khi bị đặt trước nỗi lo chốn "an cư, lạc nghiệp". TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia Kinh tế, Nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội sẽ đưa ra lời khuyên cho giới trẻ trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của Báo Lao Động.

Nghẹn lòng lời tạm biệt sinh viên của Hiệu trưởng trường sư phạm

Vân Trang |

Những ngày cuối giữ cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh đã viết tâm thư gửi tới các em sinh viên.

Điểm chuẩn học bạ ngành Y, Dược năm 2024

Vân Trang |

Nhiều trường đại học đào tạo ngành y, dược đã công bố điểm chuẩn học bạ THPT năm 2024.

Thầy giáo bán chữ, kiếm tiền mua quà Tết cho học sinh nghèo

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Học sinh ở trường chủ yếu là con em người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô có hoàn cảnh khó khăn, biết vậy nên 2 năm nay, cứ đến Tết là nam giáo viên lại bày giấy, bày mực ngồi ở góc trường, hoặc lên mạng xã hội đi rao bán chữ, kiếm tiền mua quà cho học sinh.