Hàng loạt trung tâm giáo dục kỹ năng sống tại Hà Tĩnh hoạt động kém hiệu quả

TRẦN TUẤN |

Tại Hà Tĩnh có 21 trung tâm giáo dục kỹ năng sống được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh cấp phép đang hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động của các Trung tâm này đang có nhiều hạn chế, thậm chí nhiều trung tâm Giáo dục kỹ năng sống đã... chết yểu, chuyển hoạt động sang lĩnh vực khác.

Dùng cơ sở vật chất, giáo viên trường công để dạy

Ngày 19.9, bà Nguyễn Thị Thu Phương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Đức Kế (huyện Can Lộc) - cho biết, năm học 2022 - 2023, nhà trường có liên kết với Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống POKI (địa chỉ tại thành phố Hà Tĩnh) để dạy kỹ năng sống cho học sinh.

Theo đó, toàn trường có 22 lớp với hơn 700 học sinh được phụ huynh đăng ký cho học kỹ năng sống, còn 12 lớp với khoảng 450 em không đăng ký học.

Việc liên kết dạy kỹ năng sống tại nhà trường được thực hiện trên cơ sở Trung tâm cung cấp bài giảng còn nhà trường sử dụng giáo viên của trường và phòng học của trường để giảng dạy. Kinh phí được Trung tâm thu 10.000 đồng/tiết/học sinh. Thời gian học mỗi tuần 1 tiết sau giờ chính khóa, tổng có 31 tiết/năm.

Cũng theo bà Phương, trong số 10.000 đồng/tiết/học sinh, phía Trung tâm POKI trích 4.000 đồng chi trả cho mỗi giáo viên giảng dạy/tiết/học sinh; trích 15% trong 6.000 đồng còn lại/tiết/học sinh cho cán bộ quản lý, nhân viên hành chính và khấu hao tài sản.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Đức Kế chia sẻ, phía nhà trường muốn mua hẳn bài giảng của Trung tâm luôn để làm tài liệu tự tổ chức dạy cho những năm sau, tuy nhiên phía Trung tâm POKI không bán. Họ chỉ cung cấp dạy theo năm, muốn tải về lưu cũng không thể tải được.

Năm học mới 2023 - 2024 này, nhà trường mới vào năm học nên chưa triển khai liên kết để dạy kỹ năng sống.

Tại Trường Tiểu học thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc), năm học 2022 - 2023 toàn bộ 933 học sinh của trường đăng ký học kỹ năng sống. Chương trình học cũng được nhà trường liên kết với Trung tâm POKI cung cấp bài giảng, sử dụng giáo viên và phòng học của trường để giảng dạy. Chi phí phía trung tâm thu 10.000 đồng/tiết/học sinh. Chương trình dạy 32 tiết/năm.

Cũng theo bà Loan, năm học mới 2023 - 2024 này nhà trường chưa triển khai liên kết dạy kỹ năng sống, nếu được phụ huynh đồng thuận thì sẽ tiếp tục dạy.

Ông Nguyễn Tuấn Lĩnh - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Can Lộc - cho biết, năm học 2022 - 2023 tất cả 19 trường tiểu học ở huyện Can Lộc đều liên kết với Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống POKI để dạy kỹ năng sống cho học sinh.

“Họ về tập huấn cho giáo viên các trường có liên kết, sau đó sử dụng giáo viên của các trường và phòng học tại các trường để dạy cho học sinh theo nội dung bài giảng mà họ cung cấp” - ông Lĩnh chia sẻ.

Ông Lĩnh cũng cho rằng, với những chuyên môn sâu về kỹ năng sống thì việc sử dụng giáo viên của các trường dạy có thể chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, với chương trình ở cấp tiểu học dễ hơn thì giáo viên sẽ dạy được, truyền đạt được.

Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống POKI Hà Tĩnh là một văn phòng nhỏ không có biển tên nằm trong Trường Mầm non Nguyễn Du Plus ở thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn
Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống POKI Hà Tĩnh là một văn phòng nhỏ không có biển tên nằm trong Trường Mầm non Nguyễn Du Plus ở thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn

Còn nhiều hạn chế
Theo ông Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh tại Hà Tĩnh bắt đầu triển khai từ năm 2018, từ sau thời điểm Phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục Hà Tĩnh được thành lập.

Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 29 Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống được sở cấp phép hoạt động nhưng hiện chỉ còn 21 Trung tâm đang hoạt động, 8 trung tâm đã ngừng hoạt động hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

Riêng Trung tâm POKI đến nay đã liên kết với khoảng 50 trường trên địa bàn Hà Tĩnh để dạy kỹ năng sống cho học sinh trong đó, chủ yếu là ở địa bàn huyện Can Lộc và huyện Hương Sơn.

Theo báo cáo vào tháng 3.2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Theo đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa cao; những kỹ năng sống thực tiễn của học sinh như: kỹ năng kiểm soát cảm xúc, phòng, chống bạo lực học đường, chăm sóc sức khỏe tâm thần, phòng tránh trầm cảm, tự kỷ; giáo dục giới tính - sức khỏe vị thành niên, phòng tránh xâm hại trẻ em… vẫn chưa được các trường học và trung tâm chú trọng giáo dục, huấn luyện (cả về chất lượng, đối tượng, tần suất, hình thức tổ chức).

Kiến thức, nghiệp vụ về giáo dục kỹ năng sống của cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên trong trường học và tại các trung tâm kỹ năng sống vẫn còn có hạn chế. Việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục kỹ năng sống chưa triển khai được nhiều; nguồn học liệu kỹ năng sống chưa phong phú.

Các trung tâm kỹ năng sống ngoài trường học đa số có quy mô nhỏ, chất lượng và thương hiệu chưa đủ sức thu hút và đáp ứng yêu cầu khi liên kết, phối hợp với các nhà trường. Chỉ có một số ít trung tâm có không gian trải nghiệm thực tế trong giáo dục kỹ năng sống.

Một số lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống mới, hiện đại như lĩnh vực STEM, khoa học về robot (Robotic...) chưa phổ biến ở Hà Tĩnh và chưa có các hoạt động phối hợp giữa các trung tâm với nhau.

Vẫn có tình trạng doanh nghiệp dịch vụ du lịch, lữ hành chưa được cấp phép giáo dục kỹ năng sống nhưng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các chuyến dã ngoại.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An dừng liên kết đào tạo kỹ năng sống, phụ huynh vui mừng

QUANG ĐẠI |

Sau khi Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An quyết định tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các trường công lập, nhiều phụ huynh và giáo viên bày tỏ niềm vui, cảm ơn các cơ quan truyền thông đã phản ánh sự việc.

Nghệ An tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các trường học

QUANG ĐẠI |

Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An đã quyết định tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các nhà trường, cơ sở giáo dục.

Trưởng phòng GDĐT Diễn Châu nói gì về chương trình kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh phản đối?

QUANG ĐẠI |

Việc tổ chức dạy học nội dung kỹ năng sống và tiếng Anh tăng cường trong trường tiểu học và mầm non không được sự đồng tình của phụ huynh do không hiệu quả.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nghệ An dừng liên kết đào tạo kỹ năng sống, phụ huynh vui mừng

QUANG ĐẠI |

Sau khi Sở Giáo dục – Đào tạo Nghệ An quyết định tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các trường công lập, nhiều phụ huynh và giáo viên bày tỏ niềm vui, cảm ơn các cơ quan truyền thông đã phản ánh sự việc.

Nghệ An tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các trường học

QUANG ĐẠI |

Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An đã quyết định tạm dừng hoạt động liên kết đào tạo kỹ năng sống trong các nhà trường, cơ sở giáo dục.

Trưởng phòng GDĐT Diễn Châu nói gì về chương trình kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh phản đối?

QUANG ĐẠI |

Việc tổ chức dạy học nội dung kỹ năng sống và tiếng Anh tăng cường trong trường tiểu học và mầm non không được sự đồng tình của phụ huynh do không hiệu quả.