Giáo viên phải làm chủ ChatGPT

Huyên Nguyễn |

Tốc độ phát triển của công nghệ số đang như vũ bão, nếu giáo viên cứ đi với tốc độ đi bộ hay đi xe máy, thậm chí cả máy bay cũng không thể theo kịp - đó là cách nói ví von được các chuyên gia dự Toạ đàm “AI, ChatGPT đối với việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay” do Trường Đại học Sư phạm TPHCM vừa tổ chức.

ChapGPT làm thay đổi dạy học và đánh giá

Theo nhận định của nhiều nhà giáo, AI, ChatGPT đang bắt buộc giáo viên phải thay đổi nếu như không muốn bị thay thế.

Trong bài tham luận của mình, TS Bùi Hồng Quân - Khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm TPHCM - gây bất ngờ khi tiết lộ nội dung tham luận do ông trình bày đã được “đặt hàng” để ChatGPT viết, sau đó nhóm nghiên cứu sắp xếp, bổ sung, biên tập, cấu trúc lại dữ liệu, trong đó, dữ liệu của ChatGPT chiếm 60%.

Theo TS Quân, có thể thấy rõ, AI và ChatGPT giúp cho việc dạy và học trở nên nhanh hơn, tiện dụng hơn, tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên, học sinh. Trái lại, điều này cũng tạo ra những thách thức trước những lo lắng về ChatGPT có thay thế được vai trò của người thầy hay không, học sinh có bị thui chột đi tính sáng tạo, sự chủ động và bị lệ thuộc vào công nghệ.

Nhìn từ góc độ của Công nghệ thông tin, ThS Võ Hoàng Quân - Khoa Công nghệ Thông tin cũng nhận định rằng, ChatGPT là điển hình cho việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy. Công cụ này đã hoàn toàn thay đổi kịch bản giáo dục từ vai trò người học đến người dạy, từ cách tiếp cận đến sử dụng nguồn tri thức.

Nếu như trước đây, bài tập về nhà học sinh sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để rèn luyện, củng cố tư duy, kiến thức thì giờ đây, công cụ này làm rất nhanh. Từ đó, cũng đặt ra vấn đề cần thiết phải tìm ra phương pháp đánh giá mới.

Nhóm nghiên cứu của ông Quân cũng đưa ra đề xuất ứng dụng ChatGPT cải tiến đánh giá giáo dục gồm: Hỗ trợ việc giám sát và đánh giá chất lượng giảng dạy; Hỗ trợ xác định kiến thức học sinh; Xây dựng hệ thống kiểm tra tự động; Hỗ trợ cải thiện chất lượng giáo dục; Kết hợp đánh giá giáo viên; Thay đổi cách thức đánh giá.

Bà Võ Thị Trúc Quỳnh - Trường Quốc tế Song ngữ Victoria Nam Sài Gòn - bày tỏ, ChatGPT mang đến nhiều cơ hội hơn là thách thức cho việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện, tổng hợp thông tin, tư duy logic ở học sinh. ChatGPT thúc đẩy một cách triệt để và toàn diện quá trình thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Theo nữ giáo viên, ChatGPT cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện, vẫn còn nhiều thông tin chưa chính xác - đây sẽ là điều thú vị hơn nếu giáo viên sử dụng nó để rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh.

Buộc con người phải thay đổi và vươn lên

Theo TS Trần Thị Tâm Minh - Trường Đại học Sài Gòn, ChatGPT đang nhắc nhở đội ngũ đào tạo sư phạm cần phải năng động lên, chạy nhanh lên.

“Tốc độ của công nghệ số đang rất nhanh nếu ta cứ đi với tốc độ đi bộ hay đi xe máy, thậm chí là đi máy bay cũng không thể kịp” - bà Minh nói.

Nữ tiến sĩ cũng nhấn mạnh rằng, không phải chúng ta nghĩ ra cách để kiểm soát người học có dùng ChatGPT để làm bài hay không mà phải tạo ra nguồn lực để người dạy, người học có thể sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Phải làm chủ công nghệ số, không lệ thuộc hoặc lạm dụng nó; Cần rèn luyện cho học sinh về đạo đức, năng lực, ý thức nghề nghiệp và kỹ năng liên quan.

TS Nguyễn Thị Xuân Yến - Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM cũng đưa ra cảnh báo ChatGPT có thể thay thế giáo viên nếu người thầy không chịu thay đổi.

Dưới góc độ tuyển dụng, bà Lê Thị Lệ Nga - Sở GDĐT TPHCM - cho hay, các cơ sở đào tạo giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị tuyển dụng, sử dụng lao động để xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên và sinh viên sắp ra trường.

Chia sẻ quan điểm, GS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM - khẳng định, ChatGPT không bao giờ thay thế được con người, đặc biệt là thay thế giáo viên bởi sự rung cảm, trách nhiệm và sự hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Ông Sơn nhắn gửi tới sinh viên, các em sẽ chính là những người chủ thực sự của những sản phẩm, nền tảng có liên quan tới trí tuệ nhân tạo.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

ChatGPT và tầm ảnh hưởng tới ngành công nghiệp quốc phòng

Anh Vũ |

Hai tháng sau khi ra mắt vào tháng 11.2022, ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng đạt 100 triệu người dùng hoạt động nhanh nhất và nó cũng đã bắt đầu có tác động rõ rệt trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có quốc phòng.

ChatGPT sẽ được tích hợp làm trợ lý ảo cho ôtô

Quý An (theo Business Insider) |

Tích hợp ChatGPT vào trợ lý ảo được cho là kế hoạch của hãng xe General Motors nhằm cải tiến công nghệ.

Tiến sĩ Đại học Sư phạm gây bất ngờ với bài tham luận do ChatGPT viết

HUYÊN NGUYỄN |

Bài tham luận được TS Bùi Hồng Quân trình bày tại Toạ đàm “AI, ChatGPT đối với việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay” do Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức sáng 10.3 được chấp bút bởi ChatGPT và ông Quân cho rằng thông tin của công cụ này chiếm 60%.

Học sinh Việt Nam giành 4 huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế

Vân Trang |

Cả 8 học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy lần thứ nhất đều giành huy chương.

Gửi cháu cho người thân, tối không dám ngủ ở nhà vì lo sạt lở

HOÀNG LỘC |

Người dân sinh sống tại các điểm sạt lở, điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt ở huyện Long Hồ, đang lo lắng trước tình hình sạt lở vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Đất lâm nghiệp tan hoang, người dân trắng đêm lập lán canh giữ

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân tại xã Minh Đức (TP Phổ Yên) đã phải dựng lán, thức trắng đêm để canh cho khu đất đồi bị doanh nghiệp xâm phạm, tự ý san gạt trái phép.

Mặt đường Âu Cơ ở Hà Nội nứt toác

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Mặt đường Âu Cơ đang trong tình trạng nứt toác, xuất hiện nhiều vết nứt sâu khiến người dân lo lắng sẽ tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông.

Huấn luyện viên Troussier đặt ra thử thách cho U23 Việt Nam

MINH PHONG |

Trận đấu tập với câu lạc bộ Hải Phòng là thử thách mà ông Troussier dành cho các học trò U23 Việt Nam nếu họ muốn vượt ngưỡng bản thân.

ChatGPT và tầm ảnh hưởng tới ngành công nghiệp quốc phòng

Anh Vũ |

Hai tháng sau khi ra mắt vào tháng 11.2022, ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng đạt 100 triệu người dùng hoạt động nhanh nhất và nó cũng đã bắt đầu có tác động rõ rệt trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có quốc phòng.

ChatGPT sẽ được tích hợp làm trợ lý ảo cho ôtô

Quý An (theo Business Insider) |

Tích hợp ChatGPT vào trợ lý ảo được cho là kế hoạch của hãng xe General Motors nhằm cải tiến công nghệ.

Tiến sĩ Đại học Sư phạm gây bất ngờ với bài tham luận do ChatGPT viết

HUYÊN NGUYỄN |

Bài tham luận được TS Bùi Hồng Quân trình bày tại Toạ đàm “AI, ChatGPT đối với việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay” do Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức sáng 10.3 được chấp bút bởi ChatGPT và ông Quân cho rằng thông tin của công cụ này chiếm 60%.