Đau đầu bảo vệ con trước nguy cơ tiêu cực từ mạng xã hội

Phùng Nhung |

Không ít phụ huynh đang đau đầu tìm lời giải cho bài toán “Làm thế nào để bảo vệ con trước nguy cơ tiêu cực từ mạng xã hội?”. Theo chuyên gia, các bậc phụ huynh phải thấu hiểu nhu cầu, sự tò mò và khao khát thông tin của con, từ đó đồng hành, chia sẻ với con như những người bạn.

“Sốc” khi phát hiện đoạn chat của con

Do trẻ cần điện thoại để truy cập vào mạng phục vụ cho việc học tập, chị Thanh Thoa (42 tuổi, Vĩnh Phúc) – phụ huynh có con học lớp 9 để con tự do sử dụng điện thoại. Theo chia sẻ, chị cũng thoải mái trong việc cho các con dùng mạng xã hội bởi chỉ nghĩ đơn thuần con vào với mục đích lành mạnh. Nhưng trong một lần vô tình đọc được nội dung đoạn chat của con với các bạn trong nhóm kín, chị như "chết sững".

“Câu chuyện xoay quanh việc nói xấu một số bạn trong lớp và bàn tán chuyện yêu đương, tình dục. Tôi rất sốc bởi con bình thường ít nói và được thầy cô, hàng xóm nhận xét là ngoan. Tôi cảm thấy mình đã chủ quan và bỏ bê việc sử dụng mạng xã hội của con, hiện giờ rất lo lắng không biết nói chuyện với con như thế nào” – chị Thoa hoang mang.

Còn chị Kim Dung (35 tuổi, Hà Nội) – phụ huynh có con học lớp 8 kể lại, con đã tiếp cận với mạng xã hội trong suốt những năm học online do COVID-19 đến nay. Kể từ đó con tập tành chơi game và hình thành thói quen xấu là nói dối.

"Con thường nói mượn điện thoại của mẹ để học nhưng thực chất là chơi game. Khi bố mẹ vào kiểm tra thì con chăm chú nhưng chỉ vừa ra ngoài thì lập tức chuyển sang ứng dụng game. Khi phát hiện mọi chuyện tôi đã rất tức giận và cấm con dùng điện thoại" - chị Dung kể.

Hãy chia sẻ với con như những người bạn

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Lê Khanh – Giám đốc chuyên môn Trung tâm tâm lý giáo dục trẻ đặc biệt Diệp Quang (An Giang) cho rằng, hiện nay có nhiều trẻ em tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm mà không nhận thức được giá trị của việc này.

Chính phụ huynh cũng không bận tâm, thậm chí không cảm nhận được những nguy hại từ thông tin tiêu cực. Nhưng khi có chuyện xảy ra, nhiều ông bố bà mẹ ngay lập tức yêu cầu con ngừng sử dụng, ngăn cấm, tịch thu điện thoại và không cho tiếp xúc với mạng xã hội…

Cha mẹ cần bảo vệ co
Cha mẹ cần đồng hành, chia sẻ với con như những người bạn. Ảnh: Hà Phương

Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, điều này sẽ gây ra tác dụng ngược, nhiều trẻ có xu hướng bộc phát hành vi ngỗ ngược, chống đối, không giao tiếp, lén lút sử dụng, nói dối…

Vì vậy, để bảo vệ con trước mạng xã hội, chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên - bố mẹ không nên cấm đoán, bỏ mặc, áp đặt mà cần đồng hành cùng con như những người bạn. Hãy tìm hiểu nhu cầu, tò mò, khao khát thông tin của đứa trẻ, từ đó cùng con xem, nghe, phân tích, góp ý, điều chỉnh từ từ để các con nhìn nhận ra mặt lợi, hại của vấn đề.

“Bố mẹ cố gắng hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử, mạng xã hội. Khi cho trẻ tiếp xúc thì phải có sự giám sát, quản lý để kiểm soát được thông tin. Bên cạnh đó cần chọn lọc nội dung cho con tiếp nhận như thông tin mang tính chất vui vẻ, kích thích trí tưởng tượng, những thông tin tiêu cực thì bố mẹ giải thích và hướng dẫn con bỏ qua, chuyển sang một kênh khác hữu ích hơn” – chuyên gia tâm lý Lê Khanh nói.

Đặc biệt, thay vì để con có thời gian rảnh sử dụng điện thoại, bố mẹ hãy tăng cường các hoạt động khác như vui chơi, giải trí, trải nghiệm cùng con. Tập cho trẻ nhận biết những giá trị tốt xấu qua các hoạt động chơi, tương tác, trò chuyện để đứa trẻ biết cách từ chối tiếp nhận thông tin tiêu cực.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Không chỉ có một thầy bói toán lừa đảo trên mạng xã hội

Lê Thanh Phong |

Loạt bài điều tra về một người xưng thầy, tên Cao Anh trên Báo Lao Động rất được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Chỉ vì xem vài clip, YouTube của ông Cao Anh quảng cáo về tài pháp thuật của mình, nhiều người đã tin tưởng “nộp mạng” cho ông ta.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?

Bất ngờ với khoản doanh thu tượng trưng tại Linh Quang Điện

NHÓM PV |

Sau 3 năm thành lập, Công ty Cổ phần Linh Quang Điện của người tự xưng mình là thầy Cao Anh đã tăng vốn từ 2,5 tỉ đồng lên 99 tỉ đồng, đi kèm với đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tài sản. Thế nhưng, doanh thu trong năm 2020 tại doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng và hơn 1 tỉ đồng năm 2021.

Cảnh báo khẩn về nạn lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ vài ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho những đối tượng lừa đảo với cùng 1 chiêu thức con đi cấp cứu, cần chuyển tiền gấp.

Dự kiến chi hơn 256 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích nhà tù Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 6.3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất thông qua Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Nhà tù Côn Đảo.

U20 Iran dè chừng sức mạnh của U20 Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Samad Marfavi của U20 Iran đánh giá rất cao sức mạnh của U20 Việt Nam.

U23 Việt Nam quen dần với áp lực của huấn luyện viên Troussier

MINH QUÂN - HOÀNG HUÊ |

Sau hơn 1 tuần tập luyện dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Troussier, đội tuyển U23 Việt Nam đã dần làm quen với những áp lực mà nhà cầm quân người Pháp đưa ra.

Không chỉ có một thầy bói toán lừa đảo trên mạng xã hội

Lê Thanh Phong |

Loạt bài điều tra về một người xưng thầy, tên Cao Anh trên Báo Lao Động rất được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Chỉ vì xem vài clip, YouTube của ông Cao Anh quảng cáo về tài pháp thuật của mình, nhiều người đã tin tưởng “nộp mạng” cho ông ta.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Lê Thanh Phong |

Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?