Đà Nẵng thiếu trường lớp, thiếu cả giáo viên

Thùy Trang |

Học sinh phải học ở phòng bộ môn, có em phải di chuyển xa để đi học vì trường trong quy hoạch chưa xây dựng là thực tế tại một số khu vực trên địa bàn TP.Đà Nẵng.

Học sinh tăng nhưng trường chưa biết bao giờ xây

Tại chương trình “Cử tri với HĐND” TP.Đà Nẵng vừa qua, ông Phạm Hiền, Ủy viên BCH Hội Khuyến học thành phố đặt câu hỏi về tiến độ thực hiện Đề án xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường học giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, “Tôi được biết trên địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ theo quy hoạch có hơn 20 lô đất dùng để để xây dựng trường học. Đề nghị thành phố cho biết khi nào triển khai xây dựng, trong khi năm học 2021-2022 do số lượng học sinh tăng nhanh, các trường trên địa bàn phường không đảm bảo số phòng để bố trí lớp học và thiếu giáo viên đứng lớp” - ông Hiền nêu rõ.

Cụ thể, Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa có 1.991 học sinh, hiện đang thiếu 8 phòng học. Nhà trường phải sử dụng các phòng bộ môn, phòng chức năng và ngăn nhà đa năng để bố trí phòng học.

Về giáo viên, theo kế hoạch biên chế có 85 giáo viên nhưng hiện nay còn thiếu 3 giáo viên. Tương tự, Trường Tiểu học Trần Văn Dư có 1.411 học sinh, thiếu 7 phòng học, thiếu 6 giáo viên. Trong khi đó, ông Huỳnh Sự, Chủ tịch Hội Khuyến học quận Liên Chiểu cho biết, hiện nay, hệ thống trường lớp trên địa bàn quận Liên Chiểu chưa được đầu tư đúng mức với sự gia tăng dân số, số lượng học sinh tăng đều mỗi năm học.

“Đơn cử, tại địa bàn quận Liên Chiểu hiện mới chỉ có khoảng 75% học sinh Tiểu học học 2 buổi/ ngày, 5/13 trường có 100% học 2 buổi/ngày; tỉ lệ học sinh/lớp một số trường Tiểu học, THCS phổ biến 40 đến 50 học sinh/ lớp. Trong khi đó, yêu cầu triển khai thay sách giáo khoa mới phải 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và bình quân 3 học sinh/lớp...

Các số liệu này kéo dài nhiều năm, làm cho Liên Chiểu là địa bàn quận có điều kiện trường lớp phục vụ học tập thấp nhất của thành phố trong những năm gần đây” - ông Sự phản ánh.

Nơi thiếu đất, nơi thiếu kinh phí

Trao đổi về vấn đề này, bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở GDĐT TP.Đà Nẵng cho hay, đối với Đề án xây dựng nâng cấp mở rộng trường học giai đoạn 2021-2025 với nội dung cụ thể là xây dựng mạng luới trường học đến năm 2025-2026 với quy mô là 452 trường, đảm bảo cho 339.315 học sinh theo học. Mức vốn đầu tư cho dự án ban đầu là 4.399 tỉ đồng cho 5 năm. “Tuy nhiên, qua rà soát của UBND các quận huyện, Sở GDĐT và các Sở, ngành thì hiện tại nguồn vốn có tăng lên. Sở GDĐT cùng các Sở ngành đã có báo cáo UBND TP về vấn đề này, đồng thời thực hiện các bước triển khai xây dựng theo phân kỳ của đề án cũng như nguồn vốn phân bổ đầu tư công của thành phố. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các địa phương có những căng thẳng về trường lớp đối với học sinh học 2 buổi/ngày như quận Liên Chiểu” - bà Thuận nói. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GDĐT TP.Đà Nẵng cho biết, không chỉ nguồn vốn tăng mà tại Liên Chiểu, vấn đề khó khăn khác là về đất.

Dự kiến, năm học 2022-2023 quận Liên Chiểu cần 415 phòng học, năm học 2023-2024 là 435 phòng học, năm học 2024-2025 cần 445 phòng học.

“Sở GDĐT phối hợp với Sở KHĐT trình lãnh đạo thành phố ưu tiên quan tâm đặc biệt cho quận để đảm bảo trong thời gian tới tăng tỉ lệ học sinh quận được học 2 buổi/ngày” - bà Thuận thông tin.

Đối với địa bàn phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, trong đề án của UBND quận Cẩm Lệ ban hành vào 2016-2020 tầm nhìn 2030 tổng cộng 23 vị trí đất để quy hoạch trường học, cùng với quy hoạch UBND thành phố hiện tại có 5 vị trí đất tại phường Hòa Xuân để xây dựng trường mầm non và Tiểu học.

Đối với khu đô thị sinh thái Hòa Xuân có 18 vị trí đất đã được phê duyệt, hiện đã đầu tư trường mầm non Hương Sen cơ sở 4. Còn 17 vị trí đất chưa được xây dựng. Những khu đất còn lại đang được đầu tư xây dựng theo đề án của thành phố cũng như kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng trường ngoài công lập.

Riêng đối với số lượng giáo viên, hiện UBND các quận huyện cũng như Sở GDĐT có kế hoạch tuyển dụng và trong năm 2022 sẽ tiếp tục tuyển dụng giáo viên để không thiếu giáo viên dạy học trên địa bàn quận huyện.

Nhắc nhở về việc thiếu trường lớp, ông Lương Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng đề nghị ngành giáo dục rà soát bổ sung và hết sức linh hoạt trong tham mưu bố trí giáo viên. Tổng số chung của thành phố như vậy nhưng phân bố về các quận huyện phải linh hoạt để đảm bảo không thiếu giáo viên, lãng phí khi đã đầu tư trường lớp.

“Bên cạnh đó, cần tính toán chặt chẽ câu chuyện xã hội hoá giáo dục. Ở đâu thấy thiếu trường lớp cục bộ cũng đề nghị đầu tư công thì không ổn. Trong khi nhà đầu tư muốn xã hội hoá thì không còn cơ hội và học sinh nữa. Đặc biệt, trong quy hoạch sắp tới, thành phố cần bổ sung quỹ đất cho giáo dục và cương quyết giữ quỹ đất cho giáo dục.

Nhiều khi đã có kế hoạch bố trí chỗ đó là quy hoạch trường lớp nhưng để lâu lâu thấy chưa có nhu cầu là chuyển mục đích sử dụng đất. Cứ bố trí đó, 10 năm có khi chưa cần thì 20 năm thì sẽ cần. Các anh chuyển mục đích sử dụng rồi thì khi cần không có nữa. Riêng với các dự án, các nhà đầu tư cũng phải quan tâm sớm xây dựng trường lớp trong khu đô thị do chủ đầu tư quản lý như Hoà Xuân, Phước Lý” - ông Triết đề nghị.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Trường mầm non tiền tỉ xây xong đóng cửa vì… thiếu giáo viên

LÊ ĐỨC |

Trường mầm non trên địa bàn xã Tịnh Ấn Tây, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành cuối năm 2019, bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, nghịch lý là kể từ đó đến giờ, ngôi trường có cơ ngơi hoành tráng ở xã vùng ven TP.Quảng Ngãi lại rơi vào cảnh cửa đóng then cài.

Nhiều trường học tạm thiếu giáo viên do thầy cô mắc COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Từ khi thành phố tổ chức dạy học trực tiếp trở lại sau Tết, số ca F0 ghi nhận trong trường học tăng cao. Trong đó, hơn 4.000 giáo viên đã mắc và nghi mắc COVID-19, thực tế này đã khiến nhiều trường học đối mặt với bài toán thiếu giáo viên tạm thời, kể cả việc dạy học song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến cũng khiến các thầy cô giáo thêm nhiều áp lực.

Trường học ở Hà Nội ứng biến khi sĩ số học sinh giảm, thiếu giáo viên

Phạm Đông |

Hà Nội - Sĩ số lớp học ngày càng vơi dần vì “có F”, nhiều trường đã kết hợp dạy học trực tiếp và online. Trong đó, một số trường đã quy định nếu trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến.

Bất thường việc giới thiệu "đối tác" xây dựng trường học ở Quảng Nam

Thanh Hải |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Quảng Nam - ông Hà Thanh Quốc - vừa ký văn bản gửi các trường học, giới thiệu 3 doanh nghiệp "đối tác tin cậy" để tư vấn, xây dựng, sửa chữa trường học nhưng ngay sau đó lại cấp tốc ký công văn thu hồi.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Trường mầm non tiền tỉ xây xong đóng cửa vì… thiếu giáo viên

LÊ ĐỨC |

Trường mầm non trên địa bàn xã Tịnh Ấn Tây, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành cuối năm 2019, bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, nghịch lý là kể từ đó đến giờ, ngôi trường có cơ ngơi hoành tráng ở xã vùng ven TP.Quảng Ngãi lại rơi vào cảnh cửa đóng then cài.

Nhiều trường học tạm thiếu giáo viên do thầy cô mắc COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Từ khi thành phố tổ chức dạy học trực tiếp trở lại sau Tết, số ca F0 ghi nhận trong trường học tăng cao. Trong đó, hơn 4.000 giáo viên đã mắc và nghi mắc COVID-19, thực tế này đã khiến nhiều trường học đối mặt với bài toán thiếu giáo viên tạm thời, kể cả việc dạy học song song hai hình thức trực tiếp và trực tuyến cũng khiến các thầy cô giáo thêm nhiều áp lực.

Trường học ở Hà Nội ứng biến khi sĩ số học sinh giảm, thiếu giáo viên

Phạm Đông |

Hà Nội - Sĩ số lớp học ngày càng vơi dần vì “có F”, nhiều trường đã kết hợp dạy học trực tiếp và online. Trong đó, một số trường đã quy định nếu trên 50% học sinh là F0 và F1 thì sẽ chuyển sang học trực tuyến.

Bất thường việc giới thiệu "đối tác" xây dựng trường học ở Quảng Nam

Thanh Hải |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Quảng Nam - ông Hà Thanh Quốc - vừa ký văn bản gửi các trường học, giới thiệu 3 doanh nghiệp "đối tác tin cậy" để tư vấn, xây dựng, sửa chữa trường học nhưng ngay sau đó lại cấp tốc ký công văn thu hồi.