“Đừng liên tục dự giờ để tạo áp lực cho giáo viên nữa, họ đã khổ lắm rồi”

Đặng Chung |

Dự giờ không có kế hoạch, theo cảm tính, dùng tiêu chí dự giờ để đánh giá thi đua, xếp loại giáo viên… PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) cho rằng điều này chỉ gây thêm áp lực cho nhà giáo.

Có giáo viên nào hào hứng khi liên tục đón đoàn dự giờ?

Từng nhiều năm giảng dạy ngành Giáo dục tiểu học trong trường sư phạm, PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) chia sẻ không ít lần nghe tâm sự của các cựu sinh viên về những áp lực liên quan đến tiết dự giờ.

Áp lực là vì hiện nay việc dự giờ trong trường học chẳng có quy định nào cụ thể, mỗi nơi một kiểu theo "sở thích" của lãnh đạo nhà trường hoặc phòng giáo dục. Có hiệu trưởng ghét ai thì dự giờ thường xuyên, rồi đánh giá chấm điểm, để xếp thi đua.

Có chuyên viên của phòng giáo dục, dù năng lực chưa chắc đã hơn giáo viên nhưng liên tục đi dự giờ, góp ý không đúng khiến giáo viên không phục. 

Đôi khi giáo viên và học sinh thực hiện theo cách đối phó, hay nói cách khác là phải “diễn” khi có đoàn đến dự giờ. Vì chỉ cần một sai sót có thể bị đánh giá là tiết dạy không đạt và bị trừ điểm thi đua.

 
PGS-TS Hoàng Thị Tuyết.

“Tôi từng ở vị trí đi dự giờ người khác và bị người khác dự giờ. Tôi tin không giáo viên nào hào hứng với việc liên tục đón các đoàn đến dự giờ lớp học của mình, đặc biệt là bị phân tích mổ xẻ, đem nó ra để đánh giá, xếp loại giáo viên.

Đặc biệt ở nhiều nơi hiện nay việc dự giờ không diễn ra theo một kế hoạch cụ thể nào, mà làm theo cảm tính. Việc dự giờ kiểu này chỉ khiến giáo viên thêm áp lực. Đừng gây thêm áp lực cho giáo viên nữa, vì họ đã khổ lắm rồi” - PGS-TS Hoàng Thị Tuyết nhấn mạnh.

Trong một lần chia sẻ với Lao Động về những áp lực mà giáo viên đang phải chịu, TS Vũ Thu Hương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không thể không nhắc đến áp lực dự giờ. Hết ban giám hiệu, lại đến lượt các chuyên viên của phòng giáo dục đến dự, dù giáo viên không muốn nhưng không có quyền từ chối.

Cũng theo TS Hương, không ở đâu có thể dễ dàng vào dự giờ của giáo viên như ở Việt Nam. Nên cho giáo viên quyền từ chối những người vào dự giờ của mình, từ chối những người can thiệp vào bài giảng của mình và từ chối cả những cuộc thi mà mình không muốn tham gia. Lúc ấy giáo viên sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để làm tốt bài giảng, tránh những áp lực, căng thẳng không cần thiết.

Giáo viên cần hỗ trợ về chuyên môn, thay vì soi xét

Nên hay không duy trì việc dự giờ, làm cách nào để việc dự giờ không còn là áp lực với cả giáo viên và học sinh, theo PGS-TS Hoàng Thị Tuyết, quan trọng là mục đích dự giờ để làm gì?

“Việc dự giờ, thăm lớp là hoạt động chuyên môn nên được duy trì trong trường học, nhưng không nên dùng nó để làm tiêu chí đánh giá thi đua, soi xét giáo viên. Nếu để chấm điểm giáo viên thì đương nhiên sẽ có chuyện phải diễn.

Hiện nay nhiều nơi hay làm theo kiểu thao giảng, báo trước cả tháng để giáo viên chuẩn bị, chỉ dẫn học trò diễn sao cho tốt nhất đó để họ được đánh giá tốt. Tôi cực lực phản đối cách làm này vì thấy nó rất hình thức, hoang phí thời gian, tâm sức. Nó chỉ làm căn bệnh thành tích càng trầm kha hơn”- PGS Hoàng Thị Tuyết thẳng thắn.

PGS Tuyết cho rằng, mục đích dự giờ nên là hỗ trợ giáo viên, góp ý chân thành, giúp họ mang những gì tốt nhất đến cho học sinh. Nếu chia sẻ với giáo viên theo cách như thế và không lấy việc dự giờ là tiêu chí để đánh giá thi đua, thì giáo viên sẽ vơi đi phần nào áp lực. 

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

"Dở khóc dở cười" với kịch bản dự giờ siêu hoàn hảo: "Cô giáo bỗng hóa mẹ hiền"!

Thảo Anh |

Nhiều thế hệ học sinh phát ngán với tiết dự giờ đậm chất diễn kịch sân khấu. "Kịch bản" hoàn hảo được in sẵn và tập duyệt kéo dài cả tuần liền. Nhiều em ngạc nhiên khi "cô giáo hôm nay sao lạ quá, bỗng hóa mẹ hiền". 

Tiết dự giờ trong trường học: Khi giáo viên, học sinh trở thành diễn viên!

Đặng Chung |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời, hướng dẫn giơ tay lúc nào, phát biểu ra sao để giờ học thêm sôi nổi…

Học sinh nói gì về những lần diễn xuất "tuyệt đỉnh" trong tiết dự giờ?

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Bao năm qua, các thế hệ học sinh đều biết rằng việc dự giờ thực ra là... diễn kịch. "Kịch bản" hoàn hảo được in sẵn và tập duyệt kéo dài cả tuần liền. Nhiều em ngạc nhiên khi "cô giáo bỗng hóa mẹ hiền". Trước khi gọi học sinh phát biểu, giáo viên còn mơ màng đảo mắt quanh lớp một lượt và ân cần gọi một em trong diện bố trí từ trước. Tuy nhiên, đa số học sinh vẫn nhận xét tiết học dự giờ là cần thiết nhưng cần thay đổi "học thật dự giờ thật" thay cho việc "học thật dự giờ diễn".

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Dở khóc dở cười" với kịch bản dự giờ siêu hoàn hảo: "Cô giáo bỗng hóa mẹ hiền"!

Thảo Anh |

Nhiều thế hệ học sinh phát ngán với tiết dự giờ đậm chất diễn kịch sân khấu. "Kịch bản" hoàn hảo được in sẵn và tập duyệt kéo dài cả tuần liền. Nhiều em ngạc nhiên khi "cô giáo hôm nay sao lạ quá, bỗng hóa mẹ hiền". 

Tiết dự giờ trong trường học: Khi giáo viên, học sinh trở thành diễn viên!

Đặng Chung |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời, hướng dẫn giơ tay lúc nào, phát biểu ra sao để giờ học thêm sôi nổi…

Học sinh nói gì về những lần diễn xuất "tuyệt đỉnh" trong tiết dự giờ?

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Bao năm qua, các thế hệ học sinh đều biết rằng việc dự giờ thực ra là... diễn kịch. "Kịch bản" hoàn hảo được in sẵn và tập duyệt kéo dài cả tuần liền. Nhiều em ngạc nhiên khi "cô giáo bỗng hóa mẹ hiền". Trước khi gọi học sinh phát biểu, giáo viên còn mơ màng đảo mắt quanh lớp một lượt và ân cần gọi một em trong diện bố trí từ trước. Tuy nhiên, đa số học sinh vẫn nhận xét tiết học dự giờ là cần thiết nhưng cần thay đổi "học thật dự giờ thật" thay cho việc "học thật dự giờ diễn".