Chân dung những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo của Hà Nội

Đặng Chung |

Trong số 127 nhà giáo thủ đô tham dự mùa giải “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm 2018, nhiều thầy cô để lại ấn tượng mạnh mẽ, bởi có sáng kiến trong giảng dạy, hết lòng vì học trò. 

Những người thổi sức sống cho các ý tưởng đồ dùng tự chế

Để lại ấn tượng đặc biệt cho Hội đồng chuyên môn trong ngày xét giải dành cho khối THCS, cô Nguyễn Thị Mai - Trường THCS Cầu Giấy và thầy Đàm Bạch Long - THCS Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm) được đánh giá cao bởi những đồ dùng tự chế dành cho học sinh.

Mong muốn học sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị đối với môn Vật lý, cô Nguyễn Thị Mai đã bỏ công sức nghiên cứu và thiết kế ra hệ thống phối hợp các máy cơ đơn giản, bộ thí nghiệm nghiên cứu lực điện từ, bộ thí nghiệm chưng cất nước… để phục vụ cho các bài học cụ thể.

 
Cô Nguyễn Thị Mai  và học sinh của mình.

Điều đặc biệt, nguyên liệu của những sản phẩm này đều được tận dụng từ những đồ dùng cũ, đồ phế liệu và đồ có sẵn trong gia đình.

Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp dạy học mới, cô cũng tạo cơ hội cho học sinh tự chế tạo ra các sản phẩm để khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em. 

Có các cô, học sinh biết yêu môn Văn hơn

Thực trạng học sinh không hứng thú, không thích học môn Văn ngày càng nhiều, đặt ra thách thức, trăn trở cho những giáo viên dạy Văn.

Mang theo trăn trở ấy, cô giáo Nguyễn Kim Anh - Trường THPT Phan Huy Chú  (quận Đống Đa) thuyết phục Hội đồng chuyên môn bằng những hoạt động trải nghiệm mà mình thực hiện để lan tỏa tới học sinh tình yêu văn chương.

Trong quá trình giảng dạy, cô đã thành lập nhóm “Văn hóa đọc” và thường xuyên tổ chức cho học sinh cùng phụ huynh tham gia các chuyến hành trình dài về nguồn khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Thông qua các chuyến hành trình, các em được hòa mình vào thực tế. Những bài thơ, bài văn cảm động do chính học sinh của cô sáng tác sau mỗi chuyến hành trình là thành quả cho những nỗ lực, nhiệt huyết không biết mệt mỏi của cô.

Thầy giáo Toán kiêm “chuyên gia tâm lý”

Gây ấn tượng đặc biệt đối với Hội đồng chuyên môn trong mùa giải "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”  năm nay còn có  thầy Phạm Thế Mạnh - Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy).

Là một giáo viên dạy Toán nhưng thầy Mạnh lại cho thấy cả vai trò “chuyên gia tâm lý”.

 
Thầy Phạm Thế Mạnh chia sẻ về những ý tưởng sáng  tạo của mình trong công việc dạy học. 

Thầy Mạnh cho rằng, nhà giáo cần chú trọng việc xây dựng phong thái, điều tiết cảm xúc và cần quan tâm đến cảm xúc của học sinh.  

“Một khi đã lên lớp, giáo viên cần bỏ lại chuyện cá nhân cũng như những cảm xúc riêng tư sang một bên và chỉ chú tâm vào lớp học.

Khởi đầu lớp học, giáo viên cần quan sát, lắng nghe để xét đoán cảm xúc của các học trò, qua đó mới đưa ra cách thức giảng dạy phù hợp trong tiết học ngày hôm đó. Nếu học sinh đang ủ rũ thì nên có những hoạt động khởi đầu tiết học sôi nổi, có như vậy thì học sinh mới được kích thích những cảm xúc tích cực và từ đó thu nhận kiến thức dễ dàng hơn” – thầy Mạnh chia sẻ.

Ban Tổ chức giải "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” 2018 cho biết, lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 14.11. 

Theo ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - qua mỗi đợt bình xét Giải thưởng, Ban Tổ chức mong muốn sẽ tạo ra sự lan tỏa, thúc đẩy sự sáng tạo, đam mê, trách nhiệm của các nhà giáo; từ đó góp phần vào thành công chung của ngành giáo dục thủ đô.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Nhà giáo cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy

XUÂN TRƯỜNG thực hiện |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến người lao động (NLĐ) trong cả nước, trong đó có đội ngũ nhà giáo trong ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT). Vậy, đội ngũ nhà giáo cần phải làm gì để thích ứng với yêu cầu của cách mạng 4.0? Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, TS Vũ Minh Đức - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch CĐ Giáo dục VN - cho hay:

Ngành GDĐT TP. Hà Nội xét chọn giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần 2, năm học 2017 - 2018

Xuân Trường |

Ngày 15.10, CĐ ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở GDĐT TP. Hà Nội tổ chức triển khai Vòng Chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 2, năm học 2017-2018.

CĐ Giáo dục VN sẽ hỗ trợ các nhà giáo tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Xuân Trường |

Trước việc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng mạnh mẽ đến NLĐ trong cả nước, trong đó có đội ngũ nhà giáo, CĐ Giáo dục VN sẽ tăng cường tuyên truyền hỗ trợ đội ngũ nhà giáo trong ngành tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Nhà giáo cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy

XUÂN TRƯỜNG thực hiện |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến người lao động (NLĐ) trong cả nước, trong đó có đội ngũ nhà giáo trong ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT). Vậy, đội ngũ nhà giáo cần phải làm gì để thích ứng với yêu cầu của cách mạng 4.0? Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, TS Vũ Minh Đức - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch CĐ Giáo dục VN - cho hay:

Ngành GDĐT TP. Hà Nội xét chọn giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần 2, năm học 2017 - 2018

Xuân Trường |

Ngày 15.10, CĐ ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở GDĐT TP. Hà Nội tổ chức triển khai Vòng Chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 2, năm học 2017-2018.

CĐ Giáo dục VN sẽ hỗ trợ các nhà giáo tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Xuân Trường |

Trước việc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng mạnh mẽ đến NLĐ trong cả nước, trong đó có đội ngũ nhà giáo, CĐ Giáo dục VN sẽ tăng cường tuyên truyền hỗ trợ đội ngũ nhà giáo trong ngành tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.