Cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm đứng lớp có đáng không?

Thanh Hằng |

Với nhiều giáo viên, phụ cấp thâm niên đánh dấu quá trình cống hiến của họ cho ngành Giáo dục, vì vậy việc bãi bỏ khoản phụ cấp này gây nhiều tiếc nuối.

Nỗi buồn lớn

Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên giáo viên được tính theo công thức: Hệ số lương chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung x mức lương cơ sở x mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Theo đó, phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiếm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng nghĩa, giáo viên càng có nhiều năm trong nghề càng có mức phụ cấp thâm niên cao.

Tuy nhiên, trong đợt cải cách tiền lương thực thi ngày 1.7.2024 tới đây, bên cạnh việc tiến hành thiết kế cơ cấu tiền lương mới, sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên. Điều này khiến nhiều giáo viên cảm thấy trăn trở.

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, trải qua nhiều thăng trầm với nghề giáo, thầy Trần Văn Vinh - giáo viên Trường Tiểu học Thọ An (Hà Nội) trăn trở vô cùng về vấn đề bãi bỏ phụ cấp thâm niên. Với thầy và nhiều đồng nghiệp, đó là sự thiệt thòi với giáo viên có nhiều năm công tác.

“Tôi làm nghề gõ đầu trẻ hơn 30 năm, đi dạy từ thuở lớp học còn là nhà cấp 4 xập xệ cho tới hiện tại đã có cơ sở vật chất hiện đại; dạy dỗ biết bao thế hệ học trò, trải qua nhiều thăng trầm, cũng tích lũy nhiều kinh nghiệm trong nghề. Vì vậy, tôi cảm thấy tự hào và xứng đáng khi nhận về khoản phụ cấp thâm niên.

Với những nhà giáo như chúng tôi, đó là một món quà, không chỉ vật chất mà còn là tinh thần - minh chứng cho những năm cống hiến không ngừng nghỉ. Cắt bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên hơn 30 năm đứng lớp có đáng không?" - thầy Vinh trăn trở.

Theo vị này, cải cách tiền lương là một tín hiệu đáng mừng với hàng triệu giáo viên trên cả nước. Thế nhưng, ngoài điều chỉnh lương, thưởng, phụ cấp tương xứng cho nhà giáo, cần bình ổn thị trường, tránh việc lương vừa tăng, giá cả đã leo thang.

“Sống được nhờ tiền lương là mong ước của mọi giáo viên. Vậy nên tôi kỳ vọng sẽ có những điều chỉnh mức lương và phụ cấp phù hợp cũng như bình ổn giá cả, để những người làm giáo viên chúng tôi có thể yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục” - thầy Vinh bày tỏ.

Mức phụ cấp theo nghề của nhà giáo sẽ cao nhất

Hiện nhiều giáo viên cũng trăn trở về việc thu nhập có thể sẽ giảm vì bị cắt bỏ nhiều khoản phụ cấp hiện hành. Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, cô Nguyễn Thị Hoa - giáo viên Trường Mầm non Nghi Ân (Nghệ An) - cho rằng, thời gian thực hiện cải cách tiền lương đang đến rất gần nhưng thầy cô vẫn chưa biết chính xác về mức lương thực nhận.

"Tôi mong rằng sớm có thông tin chính thức, các cấp nhanh chóng ban hành bảng lương mới để giáo viên biết và yên tâm" - cô Hoa bộc bạch.

Theo ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT), hiện nay, các cơ quan chức năng đang thực hiện việc xây dựng chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, áp dụng từ 1.7.2024 sắp tới.

Trong đó, theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW, thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp ưu đãi theo nghề (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Như vậy từ ngày 1.7 khi thực hiện cải cách tiền lương, đối với ngành Giáo dục, ngoài tiền lương cơ bản, các thầy cô được hưởng thêm phụ cấp ưu đãi theo nghề, chiếm khoảng 30% tổng tiền lương.

Theo Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức, hiện chỉ có 4-5 ngành nghề được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Đặc biệt, mức phụ cấp theo nghề của nhà giáo là cao nhất.

Vị này cũng khẳng định, lương mới của giáo viên sau cải cách chắc chắn cao hơn mức lương hiện hưởng.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên tha thiết mong giữ nguyên phụ cấp thâm niên nhà giáo

Vân Trang |

Nhiều giáo viên bày tỏ mong ước sau cuộc cải cách tiền lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo được giữ nguyên.

Đặt mục tiêu toàn điểm 9,10, học sinh Hà Nội căng mình ôn luyện thi cấp 3

Vân Trang |

Thời điểm này, học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang bước vào cao trào những ngày ôn luyện căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Lương thấp, đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhân viên trường học mong được quan tâm

Anh Thư |

Nhiều nhân viên trường học chạnh lòng khi phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa thỏa đáng.

"BOT làng" tồn tại hơn 25 năm ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, người dân thôn Nội (xã Văn Hoàng, Phú Xuyên) tự góp tiền xây dựng cầu bêtông rồi thu phí qua cầu từ đó đến nay.

Thể thao Việt Nam có tấm vé thứ 11 dự Olympic 2024 ở môn boxing

MINH PHONG |

Hà Thị Linh là vận động viên thứ 11 của thể thao Việt Nam giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

Cô gái hối hận vì trải nghiệm quán cà phê hẹn hò lắp gương xuyên thấu ở TPHCM

Nguyễn Đạt |

TPHCM - Một khách hàng nữ tiết lộ những điểm bất thường trong mô hình hoạt động của quán cà phê hẹn hò giấu mặt trên đường Nguyễn Trãi, quận 1.

Kiểm toán Nhà nước nói về các sai phạm tại Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn

Lam Duy |

Các sai phạm của Tập đoàn Thuận An, Tập đoàn Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, nhưng không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật Kiểm toán Nhà nước.

Du khách choáng ngợp trước loạt cổ vật quý trong điện Kiến Trung tại Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2024, điện Kiến Trung từng là nơi sinh hoạt, làm việc của vua Khải Định và Bảo Đại, hiện nơi đây đang được trưng bày hàng loạt cổ vật, tư liệu quý của triều đại nhà Nguyễn.

Giáo viên tha thiết mong giữ nguyên phụ cấp thâm niên nhà giáo

Vân Trang |

Nhiều giáo viên bày tỏ mong ước sau cuộc cải cách tiền lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo được giữ nguyên.

Đặt mục tiêu toàn điểm 9,10, học sinh Hà Nội căng mình ôn luyện thi cấp 3

Vân Trang |

Thời điểm này, học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang bước vào cao trào những ngày ôn luyện căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Lương thấp, đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhân viên trường học mong được quan tâm

Anh Thư |

Nhiều nhân viên trường học chạnh lòng khi phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ chính sách, thu nhập còn chưa thỏa đáng.