Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình tăng học phí mới

Vân Trang |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 về học phí.

Theo dự thảo, Bộ GDĐT đề xuất áp dụng mức trần của năm học 2022 - 2023, tức lùi một năm so với lộ trình tăng học phí mà Nghị định 81 đề ra.

Với bậc đại học, theo Bộ GDĐT, nhiều cơ quan, địa phương và các trường đại học cho rằng, học phí cần được tăng để đảm bảo nguồn lực, nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện ngân sách bị cắt giảm.

Đặc biệt, với các cơ sở giáo dục đại học công lập, thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ nguồn thu khác còn hạn chế.

Tuy nhiên, nếu mức phí năm học mới được áp dụng theo Nghị định 81, biên độ tăng rất cao so với năm học trước. Cụ thể, học phí đại học công lập sẽ tăng bình quân 45,7%. Đặc biệt, học phí khối ngành Y Dược tăng 93%, khối Nhân văn-Khoa học xã hội tăng 53%, gây khó khăn cho phụ huynh, người học. Vì thế, đa số ý kiến thống nhất việc tăng học phí có thể chậm lại một năm so với lộ trình của Nghị định 81.

Bộ GDĐT đánh giá, việc lùi lộ trình tăng học phí một năm, biên độ điều chỉnh học phí năm học 2023 - 2024 thấp hơn sẽ giảm áp lực cho người học.

Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định 81 về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách không thay đổi, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Theo đề xuất của Bộ GDĐT, trần học phí (mức tối đa được thu) với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học tới là 1,25 - 2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35 - 2,76 triệu đồng. Mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Mức trần học phí đại học theo đề xuất của Bộ GDĐT.
Mức trần học phí đại học theo đề xuất của Bộ GDĐT.

Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2 - 2,5 lần mức trên, tức 2,4 - 6,15 triệu đồng một tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai.

Với bậc mầm non, phổ thông công lập, mức trần học phí với các trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 dao động từ 30.000 - 650.000 đồng tùy cấp học và khu vực.

Mức học phí với bậc mầm non, phổ thông theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Mức học phí với bậc mầm non, phổ thông theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Với cơ sở giáo dục đã tự chủ, mức trần tối đa gấp 2-2,5 lần mức trên.

Căn cứ vào mức trần này và tình hình địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định khung học phí bậc mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn. Từ năm học 2024-2025, khung và mức học phí được điều chỉnh phù hợp theo điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng không quá 7,5% một năm.

Nghị định 81 được Chính phủ ban hành năm 2021, trong đó quy định lộ trình tăng học phí công lập đến năm 2026. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã tác động xấu đến tình hình kinh tế-xã hội nên Chính phủ yêu cầu giữ nguyên học phí.

Do đó, đã ba năm liên tiếp các cơ sở giáo dục đại học không tăng học phí. Còn ở mầm non và phổ thông, các tỉnh, thành phải cấp bù kinh phí để hỗ trợ phụ huynh và học sinh.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

IELTS chỉ nên là tiêu chí phụ trong xét tuyển đại học?

Tường Vân |

Theo ý kiến của nhiều học sinh, giáo viên, cần bàn lại việc sử dụng chứng chỉ IELTS để quy đổi điểm thi tốt nghiệp THPT, hay xét tuyển vào đại học như hiện nay.

Học phí Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023

Vân Trang |

Trường Đại học Y Hà Nội đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển và học phí năm 2023.

Học viện Phụ nữ Việt Nam xét tuyển bổ sung chỉ từ 15 điểm

trà my |

Học viện Phụ nữ Việt Nam thông báo xét tuyển bổ sung 112 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2023.

Chủ động xin nghỉ việc trước làn sóng sa thải nhân sự

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Không chỉ giới trẻ, lao động ở độ tuổi gần 40 cũng chủ động xin nghỉ việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp trước làn sóng sa thải nhân sự kéo dài trong thời gian gần đây.

Những con số ấn tượng khi BRICS mở rộng

Khánh Minh |

BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu.

Xử lý 2 thanh niên bốc đầu xe, "thông chốt" CSGT

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Ngày 28.8, lực lượng CSGT huyện Cao Phong đã triệu tập và xử phạt 2 thanh niên có hành vi bốc đầu xe cùng nhiều lỗi vi phạm nhưng cố tình bỏ chạy khi có tín hiệu dừng xe.

Nỗi lo gánh nặng kinh tế "níu chân" người lao động xa quê về thăm nhà

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Tại Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội), nỗi lo gánh nặng kinh tế luôn bám víu những công nhân lao động "tha phương cầu thực" một cách dai dẳng, thiếu thốn tiền bạc khiến họ luôn phải đắn đo, e dè mỗi khi muốn về thăm quê sau những tháng ngày dài lao động vất vả.

Sôi động thị trường mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Khánh Linh |

Rằm tháng 7 đang đến rất gần, thị trường phục vụ cho ngày này cũng sôi động hơn bao giờ hết. Từ mâm cỗ, hoa quả đến đồ sơ chế sẵn trên chợ online luôn sẵn hàng, phục vụ các "thượng đế".

IELTS chỉ nên là tiêu chí phụ trong xét tuyển đại học?

Tường Vân |

Theo ý kiến của nhiều học sinh, giáo viên, cần bàn lại việc sử dụng chứng chỉ IELTS để quy đổi điểm thi tốt nghiệp THPT, hay xét tuyển vào đại học như hiện nay.

Học phí Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023

Vân Trang |

Trường Đại học Y Hà Nội đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển và học phí năm 2023.

Học viện Phụ nữ Việt Nam xét tuyển bổ sung chỉ từ 15 điểm

trà my |

Học viện Phụ nữ Việt Nam thông báo xét tuyển bổ sung 112 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2023.