Bàn cách đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay”.

Ngày 13.12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay”.

Ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua, chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn đã có cải thiện tuy nhiên vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Dù có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi nhưng thành tích chung và kết quả bộ môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chưa cao. TS. Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ, kiến thức môn lịch sử hiện rất cần được coi trọng để gìn giữ bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đáng lo ngại đang đặt ra là tình trạng "lỗ hổng" kiến thức, thiếu hứng thú với bộ môn lịch sử ở học sinh và chất lượng dạy học chưa được như kỳ vọng.

Với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đông đảo giáo viên bộ môn lịch sử trên địa bàn tỉnh, hội thảo là dịp để các đại biểu cùng trao đổi, chia sẻ về thực trạng việc dạy và học lịch sử ở các trường trung học phổ thông. Từ đó, tìm ra giải pháp đổi mới đào tạo giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng khung đánh giá thành phần năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh theo Chương trình môn lịch sử năm 2022...

PGS.TS Nguyễn Thanh Nhân - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế phát biểu tại hội thảo.Ảnh: Phúc Đạt.
PGS.TS Nguyễn Thanh Nhân - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế phát biểu tại hội thảo.Ảnh: Phúc Đạt.

Hội thảo ghi nhận nhiều đóng góp bám sát thực tiễn từ các giáo viên, giảng viên nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh, sinh viên học tốt, say mê nghiên cứu lịch sử. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, cần phát triển chương trình đào tạo ngành sư phạm lịch sử ở Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế), ứng dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá trong dạy học phân môn lịch sử.

Với lợi thế là nơi còn lưu giữ nhiều di tích của Bác Hồ, di tích lịch sử, quần thể di tích Cố đô Huế và hệ thống các bảo tàng, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tổ chức dạy học bài thực hành hay xây dựng chương trình trải nghiệm thực tế nhằm khơi nguồn cảm hứng dạy, học cho giáo viên và học sinh. Mặt khác, địa phương cũng cần xây dựng kênh thông tin tư liệu để phục vụ việc giáo dục lịch sử địa phương trong trường học.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Môn Lịch sử có hấp dẫn học sinh hay không trước hết là do người thầy

Lê Thanh Phong |

Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành có nhiều điểm mới, trong đó có việc đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc.

Đổi mới giáo dục nhìn từ môn Lịch sử

Trà My - Bích Hà |

Năm học mới bắt đầu, lại một lần nữa học sinh, phụ huynh, đội ngũ giáo viên và cả dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt tới môn Lịch sử, cùng những kỳ vọng vào luồng gió mới của một cuộc "cải cách giáo dục".

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử bằng hình thức tự luận

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà) |

Môn Lịch sử cần được tinh giản chương trình, thay đổi từ cách dạy, hình thức thi đến tư duy tiếp cận môn học.

Bên trong phòng ICU, bác sĩ thở phào nhẹ nhõm vì có máu

PHONG LINH - MỸ LY |

Không còn cảnh mòn mỏi chờ máu, đó là niềm vui của y bác sĩ, người nhà bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU), Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ sau một thời gian dài thiếu máu điều trị, cấp cứu.

"Thánh ăn" Mỹ bỏ cuộc trước thử thách bún sứa khổng lồ ở TPHCM

Quang Thiện |

Raina Huang, một YouTuber chuyên thi ăn nhanh, phải “chào thua” thử thách ăn hai tô bún sứa khổng lồ nặng 4,4kg tại một quán ăn ở TPHCM.

Cây quýt hình thỏi vàng tài lộc giá hàng chục triệu đồng hút khách dịp Tết

THẾ ĐẠI |

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, những gia đình trồng cây cảnh ở xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang (Hưng Yên) tạo ra cây quýt hình thỏi vàng “tài lộc”để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi cây quýt hình thỏi vàng có giá bán hàng chục triệu đồng.

Công viên ven sông lớn nhất TPHCM chuẩn bị mở cửa đón khách, nhiều hoạt động đặc sắc

MINH QUÂN |

TPHCM - Công viên bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) rộng gần 20 ha sẽ khánh thành giai đoạn một ngày 23.12 tới, hứa hẹn là điểm vui chơi, giải trí thu hút người dân và du khách.

Quảng Ninh lỡ hẹn hầu hết những sản phẩm du lịch chủ lực

Nguyễn Hùng |

Trong số 38 sản phẩm mà các đơn vị, địa phương của Quảng Ninh đăng ký đưa vào phục vụ du khách năm 2023 thì hầu hết các sản phẩm được du khách, các công công ty du lịch chờ đợi nhất đã không thể ra mắt. Nhiều vấn đề được đặt ra từ việc lỡ hẹn những sản phẩm du lịch chủ lực này.

Môn Lịch sử có hấp dẫn học sinh hay không trước hết là do người thầy

Lê Thanh Phong |

Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành có nhiều điểm mới, trong đó có việc đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc.

Đổi mới giáo dục nhìn từ môn Lịch sử

Trà My - Bích Hà |

Năm học mới bắt đầu, lại một lần nữa học sinh, phụ huynh, đội ngũ giáo viên và cả dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt tới môn Lịch sử, cùng những kỳ vọng vào luồng gió mới của một cuộc "cải cách giáo dục".

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử bằng hình thức tự luận

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà) |

Môn Lịch sử cần được tinh giản chương trình, thay đổi từ cách dạy, hình thức thi đến tư duy tiếp cận môn học.