Vì sao người Việt có tục lệ treo câu đối, dựng cây nêu ngày Tết?

Thùy Trang |

Người Việt có tục lệ treo câu đối đỏ trước nhà, dựng cây nêu để trừ tà, cầu may những ngày Tết đến.

Sắc xuân từ lâu được khắc họa bằng những điều bình dị, thân thuộc, gợi thương nhớ: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Ngày Tết, một cảnh sắc đặc biệt nông thôn Việt Nam xưa là trong sân mỗi nhà và trên sân đình, sân chùa làng đều trồng một cây tre để cả ngọn, hay gọi là cây nêu.

Sách "Lễ tục trong gia đình người Việt" giải nghĩa trong tích xưa, cây nêu là bằng chứng của cuộc giành giật đất đai giữa người và quỷ. Để khẳng định phạm vi, ranh giới đất đai, con người treo chiếc áo cà sa của Phật lên ngọn nêu. Bóng áo phủ tới đâu thì quỷ phải lùi tới đó. Áo cà sa treo lên, rộng kín mặt đất, nên quỷ phải lùi ra tận biển Đông.

Trên ngọn nêu thường treo túm lá dứa (để doạ ma quỷ), túm lông gà, lá thiên tuế, hoặc những chiếc khánh bằng đất nung, những con cá đất nung, cùng một tán tròn bằng tre, nứa dán giấy đỏ. Có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, đèn xếp nhỏ hoặc xếp tiền mã. Ở mặt đất, cạnh cây nêu, người ta rắc vôi bột hình cung tên, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi quỷ.

Những vật treo đều là tượng trưng hướng về sự bảo vệ con người và cầu mong hạnh phúc. Trồng nêu còn để làm dấu hiệu là đất có chủ, ma quỷ không được nhòm ngó, quấy nhiều.

Cây nêu còn là biểu tượng của vũ trụ, nối liền đất với trời. Cuối năm, cuối mùa đông, người dân mới trồng nêu với dụng ý ngọn nêu vươn lên đón mùa xuân, đón ánh mặt trời (dương khí), và cũng để biểu hiện thế áp đảo với quỷ, biểu tượng của âm.

Tết đến, người ta thường dựng nêu vào ngày 30 tháng Chạp; nhưng ở mỗi miền lại có thời điểm dựng nêu khác nhau.

Cây nêu trồng trước sân như vậy cho đến ngày Khai hạ (mồng bảy tháng Giêng) thì hạ xuống và đốt vàng mã.

Một cây nêu đã trang trí hoàn chỉnh được dựng lên tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Minh Lý
Một cây nêu đã trang trí hoàn chỉnh được dựng lên tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Minh Lý

Người Việt còn có thói quen treo câu đối đỏ trong những ngày Tết. Có câu đối khắc vào gỗ sơn son thếp vàng để vĩnh cửu, có câu đối viết lên giấy bồi (gọi là liên) thay đổi từng năm cho mới và hợp với gia cảnh từng năm.

Ngày xưa, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như mọi nhà, dù giàu hay nghèo cũng đều treo một đôi câu đối đỏ trước bàn thờ tổ tiên, hay nơi cột nhà, cổng ngõ.

Đôi câu đối Tết treo trên cột làm cho không khí quanh bàn thờ thêm long trọng linh thiêng. Treo câu đối là một lề tục có văn hóa, một lối chơi văn hóa vì nội dung câu đối thường biểu hiện một ý niệm triết lý nhân sinh, hoặc là ca ngợi tổ tiên, hoặc đề cao đạo lý, hay nói lên ý tưởng cuộc sống bình dị của con người; cầu mong phúc, lộc, thọ, khang, ninh, hoặc nói lên chí khí, ước vọng đối với nhân tình thế thái, đất nước non sông...

Ngày Tết thường treo câu đối màu đỏ, vì theo quan niệm dân gian, màu đỏ là biểu hiện của sức sống (máu, lửa); và phải là câu đối đỏ thì mới nổi bật với màu bánh chưng xanh.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Vẻ đẹp của mâm cỗ Tết

HẢI AN |

Bước sang tháng Chạp, cho dù đầu óc của những bà nội trợ có bận rộn thế nào cũng phải dành dung lượng lớn cho việc chuẩn bị cho những mâm cỗ Tết. Hệ trọng lắm, bởi không có cỗ là không thành Tết, bởi có thể đói quanh năm nhưng phải no 3 ngày Tết.

Loạt câu hỏi vô tư nhưng khiến người nghe dị ứng mỗi dịp Tết

MINH PHONG |

Mỗi dịp tết đến xuân về, bên cạnh niềm vui đoàn viên bên gia đình, nhiều người cũng đối mặt với nỗi sợ khi gặp những câu hỏi như "bao giờ lấy chồng", "lương tháng bao nhiêu"…

Cách làm nộm rau muống thịt bò hấp dẫn, giải ngấy ngày Tết

An Đào (T/H) |

Nộm là món khai vị phổ biến trong mâm cơm truyền thống của người Việt. Dưới đây là cách làm nộm rau muống thịt bò ngon và hấp dẫn cho ngày Tết.

Đêm giao thừa của nữ công nhân 3 năm liền không về quê ăn Tết

PHONG LINH - MỸ LY |

Đây là năm thứ 3 kể từ sau dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chị Đỗ Thị Ngát (quê Ninh Bình) đón giao thừa tại phòng trọ cùng gia đình nhỏ. Dù vậy, tại nơi đây, chị vẫn cảm nhận được tình người ấm áp của chủ trọ và những anh chị em công nhân xa quê khác.

TPHCM chào đón những em bé sinh đầu tiên năm Giáp Thìn 2024

NHÓM PV |

TPHCM - Đúng 0 giờ ngày ngày 10.2 (tức mùng 1 Tết), thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, TPHCM đã đón chào công dân nhí đầu tiên năm Giáp Thìn 2024.

Người dân Thủ đô ngắm pháo hoa đón năm 2024 với nhiều ước vọng mới

Nhóm PV |

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người dân Thủ đô đã cùng ngắm pháo hoa tại phố đi bộ Hồ Gươm với kỳ vọng năm mới 2024 bình an, nhiều may mắn và thành công.

Du khách bất ngờ với không khí Tết Việt, hồi hộp chờ đợi pháo hoa rực trời

nhóm pv |

Chỉ còn vài giờ nữa là bước sang năm mới 2024, du khách nước ngoài vô cùng thích thú và bất ngờ với không khí Tết Việt Nam cùng nhiều sự háo hức chờ đợi màn pháo hoa trong đêm giao thừa.

Bữa cơm tất niên đặc biệt của những công nhân vệ sinh môi trường

THẾ ĐẠI |

Làm nghề mấy năm cũng là bấy nhiêu năm các công nhân môi trường đón giao thừa ngoài đường bên cây chổi, thùng rác.

Vẻ đẹp của mâm cỗ Tết

HẢI AN |

Bước sang tháng Chạp, cho dù đầu óc của những bà nội trợ có bận rộn thế nào cũng phải dành dung lượng lớn cho việc chuẩn bị cho những mâm cỗ Tết. Hệ trọng lắm, bởi không có cỗ là không thành Tết, bởi có thể đói quanh năm nhưng phải no 3 ngày Tết.

Loạt câu hỏi vô tư nhưng khiến người nghe dị ứng mỗi dịp Tết

MINH PHONG |

Mỗi dịp tết đến xuân về, bên cạnh niềm vui đoàn viên bên gia đình, nhiều người cũng đối mặt với nỗi sợ khi gặp những câu hỏi như "bao giờ lấy chồng", "lương tháng bao nhiêu"…

Cách làm nộm rau muống thịt bò hấp dẫn, giải ngấy ngày Tết

An Đào (T/H) |

Nộm là món khai vị phổ biến trong mâm cơm truyền thống của người Việt. Dưới đây là cách làm nộm rau muống thịt bò ngon và hấp dẫn cho ngày Tết.