Bài thi viết "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận":

Tây Bắc - Những mùa hoa bỏ lại

Phạm Vân Trinh |

Tây Bắc trong ký ức của tôi là một nơi nào đó thật xa, có rất nhiều hoa, là những người phụ nữ địu con trên lưng, là kỷ niệm của lần đầu tiên trong đời dám chạy xe máy băng qua những con dốc, những mỏm núi đá cheo leo và những ruộng bậc thang ngút ngàn.

Đợt đi Tây Bắc vừa rồi, định viết một cái gì đó hay ho, đại khái là kể về chuyến đi, về những người bạn đã gặp, về những nơi đã qua, nhưng cứ bận rộn hết việc này đến việc khác, rồi cũng chưa viết được. Và quan trọng là thiếu Trang – cô gái nhỏ bé nhưng nghị lực, cô gái lúc nào cũng làm cho tôi cười và lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Nếu có em nữa, chuyến đi vừa qua của tôi gần như trọn vẹn.

Tây Bắc trong ký ức của tôi là một nơi nào đó thật xa, có rất nhiều hoa, là những người phụ nữ địu con trên lưng, là những đứa trẻ khuôn mặt đen nhẻm, nhưng rất nhanh nhẹn, mỏng manh và xơ xác trong chiếc áo không che đủ tấm thân. Tây Bắc là kỷ niệm của lần đầu tiên trong đời dám chạy xe máy băng qua những con dốc, những mỏm núi đá cheo leo và những ruộng bậc thang ngút ngàn. Tây Bắc có cả những giọt nước mắt của tôi khi bị té xước tay và ăm ắp kỷ niệm của những người bạn lần đầu là phượt thủ.

Tây Bắc đón chúng tôi bằng cơn mưa bất chợt, bác tài cỡ tuổi hơn 50, lúc hỏi đường để chở chúng tôi đi, bác không trả lời, nhưng khi đã nói chuyện thì gần như không có khoảng cách, cảm giác như người phương xa trở về trong vòng tay gia đình. Xe lao vun vút trên đường, nhìn qua lớp kính, tất cả đều mờ ảo, chỉ thấy những ngọn núi nhấp nhô, cảm giác như những ngọn núi đang xuyên thủng các đám mây, vạn vật mờ mờ ảo ảo như chốn bồng lai tiên cảnh.

 
Rừng thông bản Áng cảnh sắc rất thơ mộng và hữu tình, như muốn níu chân người khách phương xa. 

Đón chúng tôi là chị chủ nhà nghỉ homestay Thảo Nguyên nhiệt tình quá mức cho phép. Chỉ từng góc nhà, từng nơi để vật dụng và nói: “Các e cứ tự nhiên đi, cứ xem ở đây như người nhà. Phòng tắm ở đây, phòng bếp ở đây…, có cần gì thì cứ bảo chị. Ban công ở phía ngoài có thể mở ra ngồi chơi, nhưng khi nào vào thì nhớ đóng cửa lại, chứ không lạnh lắm đấy”.

Trong biết có phải do may mắn hay sự trùng hợp mà những nơi chúng tôi qua không hề có bão hay mưa gió sấm sét, cũng chẳng đông đúc như những đợt cao điểm của du lịch. Lúc gặp chị chủ quán bán hàng lưu niệm trên đường lên thác Dải Yếm có cô con gái 11 tuổi xinh thiệt là xinh, các anh trong đoàn tôi ai cũng đòi góp gạo chờ cô bé lớn, làm cô bé mắc cỡ không nói nên lời.

Tôi nghe xong cũng thấy vui trong lòng, vì cái cách trả lời chân chất của chị và cả ánh nhìn trong veo và nụ cười bẽn lẽn của cô bé khi được mọi người đề nghị cho chụp ảnh. Nhớ lời anh chủ quán cơm bình dân dặn: Lần sau có dịp lên thì ghé quán anh, của nhà ăn sao anh bán vậy, người dân ở đây thật thà lắm – mà tự nhiên thấy ấm lòng.

Ít ra, trong hằng hà sa số những thứ đang làm con người mất lòng tin về nhau thì sự mộc mạc chân thành của những người dân ở đây còn giữ chân chúng tôi đến thêm ít ngày nữa, để thấy rằng có những thứ không thể mua bằng tiền – đó là sự chân thành.

 
 Cô bé xinh xắn, vui vẻ chụp ảnh cùng khách du lịch ở hàng lưu niệm trên đường lên thác Dải Yếm.

Chúng tôi nhẹ nhàng, rón rén đón cái lạnh của Mộc Châu, hít hà mùi rượu sâm cay cay mà chị chủ quán mời không tính tiền, chạy qua những triền đê và những vạt bắp trải dài khắp triền núi mà cảm giác như mọi thứ sắp cô đọng lại vì lạnh. Mấy chục năm sống ở miền Nam, sợ nhất là lạnh vì bị viêm xoang, vậy mà lên đây áo mỏng tanh, chạy phà phà trong mưa trong gió mà vẫn không biết lạnh là gì. Bởi mới nói, một khi con người ta vượt qua được chính bản thân mình, thì tất cả sẽ trở thành “muỗi”.

Tôi nghĩ mình đã kịp ghi hết trong đầu những địa danh đã đi qua ở Mộc Châu, đó là thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, đồi chè hình trái tim, rừng thông Bản Áng, hang Dơi… để thêm kinh nghiệm cho những chuyến đi cùng con gái sắp tới, để có thể tự hào nói với con rằng: “Con ạ, nơi này mẹ đã từng qua”.

Phạm Vân Trinh
TIN LIÊN QUAN

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Nghề trông thú cưng ngày Tết ở Trung Quốc đắt khách trở lại

Thanh Hà |

Tại khách sạn của Zhou Tianxiao ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, lượng đặt phòng đang tăng nhanh khi Trung Quốc nới lỏng quy định ngừa COVID-19 làm bùng nổ du lịch.

Trà Cổ: Làng biển hơn 500 năm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Nằm ở mũi Sa Vĩ, làng biển Trà Cổ, TP. Móng Cái  tính đến nay đã hơn 500 năm tuổi. Kể từ khi về đây lập làng, người dân nơi đây đời nối tiếp đời đã viết lên câu chuyện của chính mình với những trầm tích văn hóa đặc sắc.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.