BÀI THI VIẾT “VIỆT NAM - VẺ ĐẸP BẤT TẬN”:

Ngày xuân thăm làng Lệ Mật, nhớ bài học “lấy di tích nuôi di tích”

HẢI VĨNH |

Lệ Mật là một làng cổ vốn có tên “Trù Mật”, có lẽ vì kỵ húy tên chúa Trịnh Chù (tức Trịnh Cương, 1686-1729) nên mới phải đổi. Vào đầu thời Nguyễn đây là một xã thuộc tổng Gia Thụy (tên cũ là Gia Thị), huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.

Năm 1961, huyện Gia Lâm được nhập về thành phố Hà Nội. Năm 2003, một phần huyện Gia Lâm lại được tách ra để lập quận Long Biên, khi đó xã Việt Hưng đổi thành phường Việt Hưng và thuộc về quận mới này.

Nghìn năm dựng nước

Tương truyền, vua Lý Thái Tông (1028-1054) có một cô con gái cưng thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống). Một hôm, công chúa bị đắm thuyền và mất tích, nhiều người đã lặn xuống nhưng không tìm thấy. Cuối cùng, một người xuất thân bắt rắn ở Lệ Mật tên là Hoàng Đức Trung mới đưa được xác công chúa lên bờ. Vua ban thưởng gấm vóc, vàng bạc nhưng ông từ chối tất cả, chỉ xin cho các đồng hương sang khai khẩn vùng đất hoang phía đông-nam kinh thành Thăng Long.

Được vua ưng thuận, dân Lệ Mật và mấy làng xung quanh đã di cư và biến vùng đất ven đô ấy dần dần thành 13 trang trại mà sách sử gọi là khu “Thập Tam Trại”. Hoàng Đức Trung làm hoạn quan ở trong cung nhưng ngài còn giúp đỡ dân làng được nhiều việc khác. Sau khi ngài mất, Lệ Mật và các làng liên quan đều lập điện thờ và suy tôn là thành hoàng.

Đặc biệt, dân Lệ Mật còn phát triển nghề bắt rắn và nuôi rắn thành truyền thống kéo dài cho đến hôm nay. Hiện tại đây có hàng trăm hộ nuôi rắn và hàng chục nhà hàng đặc sản rắn. Làng Lệ Mật vốn có hai ngôi đình: Đình Thượng (nay không còn) thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và đình Hạ thờ ông Hoàng Đức Trung. Hàng năm, dân chúng mở hội đình Hạ và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn.

Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 âm lịch. Đó là một dịp đại lễ để nhân dân của làng cũ (cựu quán) và của 13 trại bên kinh thành Thăng Long (kinh quán) gặp gỡ nhau và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên những người khai hoang.

Vào ngày hội chính (23 tháng 3), đại diện của 13 trại xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ Hà Nội về đình Lệ Mật để cúng thành hoàng. Trong ngày hội có trò múa độc đáo với con rắn khổng lồ được làm bằng nan tre lợp vải. Dân chúng còn tổ chức thi rắn to, rắn đẹp, rắn lạ... và phổ biến các bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn cắn... Du khách dự lễ có thể thưởng thức các món đặc sản chế biến từ rắn.

Lấy di tích nuôi di tích

Gần nửa thế kỷ trước, do chưa nhận thức được ý nghĩa về sắc lệnh “Bảo tồn di tích trên toàn cõi Việt Nam” cũng như chưa nắm được các quy định của Nhà nước về bảo tồn, đền Lệ Mật cùng nhiều di tích khác bị biến thành nhà kho, sân phơi, chuồng trại, nơi sản xuất bún. Công trình kiến trúc cổ bị xuống cấp trầm trọng, mái đền sập xệ…

Trước thực trạng ấy, năm 1976, phương thức “lấy di tích nuôi di tích” đã được đề xuất, thực chất là trả lại những giá trị vốn có để dân làng quản lý như xưa kia.

Đề xuất này, được các đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ VHTTDL như Nguyễn Văn Hiếu, Trần Văn Phác cùng nhiều nhà tri thức, khoa học khác ủng hộ, coi đó là cách làm hữu hiệu để cứu vãn những di tích bị xuống cấp.

Đến năm 2000, di tích lại bị một lần nữa xâm hại khi bị xẻ thịt, chặt cây cổ thụ… khiến dân làng bức xúc. Sự phản đối của người dân đã lại cứu được đình làng Lệ Mật và khẳng định không thể cắt đi nguồn sống, tách rời di tích khỏi làng mạc, khỏi đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Kết quả của ứng dụng “lấy di tích nuôi di tích” không chỉ thể hiện được tính kế thừa, giữ gìn di sản mà còn là bài học lớn đối với quy hoạch.

Không chỉ với đền làng Lệ Mật, hàng loạt di tích khác của huyện Gia Lâm cũng được huyện Gia Lâm đang phối hợp với Liên hiệp Khoa học Bảo tồn Phát triển Văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á thực hiện dự án “Giữ gìn, khai thác tiềm năng di sản văn hóa một số di tích huyện Gia Lâm” theo phương thức “lấy di tích nuôi di tích”. Đó là đình và văn chỉ Bát Tràng; chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn); đình, đền, chùa Kiêu Kỵ; chùa Bà Tấm; đình, đền, chùa Phú Thị; đền, chùa Phù Đổng; chùa Nành (xã Ninh Hiệp).

Theo đánh giá của ông Nghiêm Vĩnh Hải - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Bảo tồn Phát triển Văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á - thì việc đưa các di tích lên bản đồ du lịch sẽ “làm cho mọi người thấy được phần nào giá trị đích thực của di sản văn hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm nói riêng, Hà Nội nói chung và “chỉ mất vài năm, tiền đầu tư sẽ được thu hồi lại, còn số tiền có lãi trong những năm tiếp theo sẽ dùng để tu bổ, tôn tạo di tích, trả tiền cho người trông coi, quản lý, nghiên cứu về di tích, hỗ trợ người nghèo…”.

Qua đó có thể thấy rằng đây là dự án hay, nếu triển khai đúng hướng di tích không những được bảo vệ, phát huy, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa, tiềm năng du lịch của thủ đô tới bạn bè trong nước, quốc tế. 

 Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo Lao Động tổ chức, từ ngày 13.10.2017 - 31.5.2018.

Giải thưởng: 2 giải nhất: 20 triệu đồng/giải + chuyến du lịch 4-5 sao trong nước cho 2 người; 2 giải nhì: 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba: 10 triệu đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải; 2 giải cán bộ, nhân viên ngành du lịch viết: 15 triệu đồng/giải và 1 giải bài thi được nhiều người đọc nhất: 10 triệu đồng; 1 giải bài thi được nhiều lượt like/share nhất: 10 triệu đồng.

Thể lệ chi tiết xem trên website laodong.vn.

Bài dự thi xin gửi về:

BTC cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” Báo Lao Động - số 6 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 35330305. Email: dulich@laodong.com.vn.

HẢI VĨNH
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.