Bài thi viết "Việt Nam - vẻ đẹp bất tận": Chuyện nghề đi tour

PHẠM THỊ QUYÊN |

Nghề phiên dịch mang lại cho tôi cơ hội đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Những người bạn nước ngoài đến Việt Nam thường quan tâm nhiều tới các địa danh du lịch và món ăn địa phương, vì thế cũng nhiều lần tôi trở thành hướng dẫn viên bất đắc dĩ.

Nhớ khi là sinh viên năm thứ 2, tôi có dịp dẫn 3 vị khách tham quan Hà Nội trong 2 ngày, trước đó tôi chưa từng đến thăm các địa danh có yếu tố lịch sử. Như nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Chiến tranh, Bảo tàng Dân tộc, Khu triển lãm Mỹ thuật... Vậy nên khi đi cùng khách tôi có một phen xấu hổ ghê gớm, bởi tôi không hề rành về đường đi, vốn trước đó tôi nghĩ cứ gọi taxi là người ta đưa mình đến tận cổng, thậm chí các anh lái xe còn hướng dẫn hộ mình, tôi chỉ đóng vai trò phiên dịch.

Buổi đó trong 3 khách tôi dẫn đi có 1 người đàn ông trung niên, ông khá am hiểu về Việt Nam, việc đầu tiên khi gặp tôi là ông bảo tôi dẫn đi mua một bản đồ thành phố. Xét thấy các điểm tham quan khá gần nhau, ông quyết định đi bộ, và tôi thì không rành đường sá nên thậm chí còn không định hình được chỗ mình đang đứng là ở đâu. Thành ra tôi chỉ như cái đuôi đi theo họ, còn lại họ tự nhìn bản đồ và dẫn tôi đi. Khi đến đền Ngọc Sơn, Trấn Vũ, đi thăm Lăng Bác… thì tôi do không tự tin nên giải thích lí nhí theo kiến thức hạn hẹp của mình, người khách Hàn Quốc của tôi là người am hiểu chữ Hán, ông tự đọc những dòng chữ ghi trên khung vách và giải thích lại cho tôi.

Tôi gặp một chuyện khó xử nữa là ông ấy có đọc trên Internet thì được thấy du khách Hàn Quốc nhận xét là Hà Nội có nạn “chặt chém” nghiêm trọng. Do đó, khi tôi gọi taxi ông ta bắt tôi phải hỏi đơn giá. Hồi đó là năm 2009, thời điểm giá xăng tăng chóng mặt, do đó giá taxi đều tăng 30% so với trước.

Khi đó hỏi giá xong, ông ta kêu đắt và đòi tôi mặc cả, tôi có giải thích nhưng không được. Đó là kỷ niệm buồn, bởi vì sự hiểu biết hạn hẹp của mình, vì sự lười tìm hiểu và cẩu thả có lẽ tôi đã để lại ấn tượng không tốt trong lòng những người bạn nước ngoài.

Qua đó tôi hiểu rằng: Để làm du dịch phải tự trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị chu đáo, mọi sự cẩu thả sơ sài sẽ tạo ấn tượng không tốt cho du khách, từ đó sẽ có phản hồi xấu xí tới cộng đồng và khiến cho một số lượng lớn du khách bỏ chúng ta.

Tôi vốn được biết Ninh Bình là một trung tâm du lịch mới ở miền Bắc, với cũng kha khá địa điểm: Tràng An, Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Thung Nham, Tam Cốc - Bích Động, đầm Vân Long, rừng Cúc Phương, Kênh Gà, núi Non Nước, nhà thờ đá Phát Diệm...

Lần về đó công tác tôi được anh bạn Hàn đưa đi chơi vì anh đã ở đây nhiều năm và thường xuyên đưa bạn bè đi chơi nên am hiểu lắm. Tuy vậy anh phàn nàn rằng ngồi đò lâu 4 tiếng khiến nhiều bạn bè của anh khi sang công tác muốn kết hợp đi thăm thú lại không thể đi được và hỏi tôi tại sao không thể dùng ca nô cỡ nhỏ.

Tôi có giải thích là vì Tràng An có nhiều hang nhỏ hẹp chỉ phù hợp với thuyền nhỏ và thắng cảnh tự nhiên nên việc ngồi đò nhỏ chèo thủ công và thư thái ngắm cảnh sẽ giúp chúng ta hiểu hết được vẻ đẹp nơi đây cộng với không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái vốn có. Anh bạn tôi nói vẫn cần linh hoạt để đi nhanh một số điểm xa và có nói có những loại ca nô nhỏ, đi êm nhẹ và không có tác động tới môi trường.

Có vẻ đúng nhưng chúng ta còn kém trong khâu sàng lọc và xác định đối tượng khách hàng. Sẽ thật đáng tiếc khi vị khách của chúng ta do công việc không đủ 4-5 tiếng đồng hồ ngồi đò mà bỏ lỡ cơ hội tham quan khi đến với Ninh Bình.

Khi đi chơi rừng Cúc Phương, có một kỷ niệm rất buồn cười, đó là anh bạn người Hàn có khoe với tôi rằng đi nhiều lần, còn chụp ảnh với cây chò nghìn năm. Tuy nhiên thực tế hôm đó anh ấy mới chỉ đi hết 1/3 quãng đường. Cái cây mà anh chụp cùng cũng khá to và lâu năm nhưng không phải cây chò nghìn năm.

Để đến chỗ cây chò nghìn năm anh phải đi thêm gần 2km đường rừng nữa. Một phần lỗi đó là do không có biển hướng dẫn để du khách biết. Hôm đó chúng tôi cứ bám theo lối mòn mà đi, rất xa mới có biển chỉ dẫn đã cũ mòn. Cả tôi và anh bạn cùng nhau lặn lội vào tới đúng chỗ cây chò nghìn năm, được trực tiếp nhìn sự hùng vĩ của nó, cảm thấy thật đáng tự hào.

Bây giờ, sự đầu tư cho ngành công nghiệp không khói đã được tập trung hơn nhiều. Có nhiều đơn vị vào cuộc và mang lại nhiều khởi sắc và tạo nên những diện mạo mới cho những địa điểm du dịch tưởng như đã quá quen thuộc. Có dịp trở lại Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Sa Pa… tôi thấy bất ngờ và vui mừng.

Thú thực trong thâm tâm tôi sợ cái cảm giác nhàm chán bởi mình đã đi rồi, không còn gì để khám phá. Nhưng du lịch của chúng ta đã đổi mới rất nhiều, hiện đại và chuyên nghiệp. Những người bạn của tôi khẳng định, họ sẽ quay lại lần sau cùng với gia đình.

Tuy nhiên xét chung lại những mặt tồn tại như thiếu hệ thống nhà vệ sinh, hoặc nhà vệ sinh không sạch sẽ, vấn đề “chặt chém”, tranh cướp khách, không quản lý tốt hệ thống nhà hàng, an toàn thực phẩm hay nạn rác thải sinh hoạt vẫn là điều được đề cập lớn nhất trên các diễn đàn khi nói về mặt chưa ổn của du lịch Việt Nam.

Việc đưa khách đi tham quan sau mỗi dịp gặp gỡ tiếp xúc về công việc, sự hài lòng của khách hàng không chỉ mang lại cho tôi những thuận lợi trong công việc mà cho tôi thêm cảm giác tự hào. Tự hào rằng, đất nước chúng tôi tuy nhỏ bé, kinh tế còn khó khăn nhưng có rất nhiều điều đáng để bạn bè quốc tế tìm đến, đáng để níu kéo họ trở lại những lần sau.

Thậm chí khi cái nhìn của họ thay đổi, thì tầm của chúng tôi sẽ được nâng lên trong những lần đối thoại. Thực sự mong mỏi ngành du lịch của chúng ta sẽ có nhiều cải tiến để mang lại nhiều hiệu quả hơn.

(Góc nhìn bên lề về du lịch Việt Nam của một người không chuyên)

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo Lao Động tổ chức, từ ngày 13.10.2017 - 31.5.2018.

Giải thưởng: 2 giải nhất: 20 triệu đồng/giải + chuyến du lịch 4-5 sao trong nước cho 2 người; 2 giải nhì: 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba: 10 triệu đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải; 2 giải cán bộ, nhân viên ngành du lịch viết: 15 triệu đồng/giải và 1 giải bài thi được nhiều người đọc nhất: 10 triệu đồng; 1 giải bài thi được nhiều lượt like/share nhất: 10 triệu đồng.

Thể lệ chi tiết xem trên website laodong.vn.

Bài dự thi xin gửi về:

BTC cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” Báo Lao Động - số 6 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 35330305. Email: dulich@laodong.com.vn.

PHẠM THỊ QUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Đà Lạt bốn mùa hoa

Lê Thị Thu Thanh |

“Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ/ Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ…”. Từ lâu ca khúc “Đà Lạt hoàng hôn” của nhạc sĩ Minh Kỳ với giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng đã ăn sâu vào trong tâm trí tôi hình ảnh về thành phố này.

Hà Giang: Vẻ đẹp bí ẩn của một nàng thơ

Mộc |

Đây là lần thứ hai tôi trở lại Hà Giang sau hai năm. Nhắc đến Hà Giang là nhắc đến “chuyến phượt đầu tiên trong đời”, là những bậc thang vàng óng ả tuyệt mỹ trên cánh đồng Hoàng Su Phì, là phi xe máy băng qua màn đêm trên nẻo đường hơn 700 cây số.

Du lịch cuối tuần tại làng hoa Sa Đéc

TRẦN TRỌNG TRUNG. |

Du khách khắp nơi đến đất “Đồng Tháp - Thuần khiết như Hồn Sen” có thể thực hiện nhiều tour du lịch để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất tận của vùng Đồng Tháp Mười vang danh một thời.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Đà Lạt bốn mùa hoa

Lê Thị Thu Thanh |

“Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ/ Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ…”. Từ lâu ca khúc “Đà Lạt hoàng hôn” của nhạc sĩ Minh Kỳ với giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng đã ăn sâu vào trong tâm trí tôi hình ảnh về thành phố này.

Hà Giang: Vẻ đẹp bí ẩn của một nàng thơ

Mộc |

Đây là lần thứ hai tôi trở lại Hà Giang sau hai năm. Nhắc đến Hà Giang là nhắc đến “chuyến phượt đầu tiên trong đời”, là những bậc thang vàng óng ả tuyệt mỹ trên cánh đồng Hoàng Su Phì, là phi xe máy băng qua màn đêm trên nẻo đường hơn 700 cây số.

Du lịch cuối tuần tại làng hoa Sa Đéc

TRẦN TRỌNG TRUNG. |

Du khách khắp nơi đến đất “Đồng Tháp - Thuần khiết như Hồn Sen” có thể thực hiện nhiều tour du lịch để chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất tận của vùng Đồng Tháp Mười vang danh một thời.