TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo: Vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp là nguy cơ có thật!

Lan Hương |

Trái phiếu doanh nghiệp - chứng khoán - bất động sản - ngân hàng là những thị trường liên thông với nhau. TS Lê Xuân Nghĩa đặt câu hỏi: "Nếu siết quá mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể làm toàn bộ thị trường bất động sản đóng băng. Khi thị trường này đóng băng thì chuyện gì xảy ra cho các ngân hàng thương mại?"

Sáng ngày 25.5, tại hội thảo Công bố Báo cáo Thị trường tài chính Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, TS Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế đưa ra quan điểm mạnh mẽ để cảnh bảo về thị trường trái phiếu tại Việt Nam.

"Nguy cơ vỡ nợ thấy rõ!"

Rủi ro lớn nhất của thị trường tài chính Việt nam là gì? TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng: "Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả vốn trung – dài hạn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp bất động sản. Vốn cho trái phiếu doanh nghiệp bất động sản linh hoạt hơn vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản. Trái phiếu không trả gốc hàng tháng, chỉ trả lãi. Trái phiếu doanh nghiệp có thể đảo nợ được nhưng tín dụng ngân hàng không đảo nợ được. Tôi cho rằng việc đến hạn có thể phát hành trái phiếu đảo nợ là việc hợp lý, vì thời lượng trái phiếu quá ngắn. Có những dự án 5-7 năm, trong khi kì hạn trái phiếu có 3 năm.

TS Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế
TS Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế phát biểu về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam

"Nguy cơ vỡ nợ là thấy rõ. Tôi thấy có vấn đề ở chỗ cơ quan chức năng đã không dám sát thường xuyên, đùng cái xảy ra vài sự cố thì quay lại giám sát chặt. Việc đình lại toàn bộ đã tác động lớn, các dự án mới không phát triển được, các dự án cũ không tiếp tục được", TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Siết trái phiếu có thể làm đóng băng thị trường bất động sản

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, khoảng 540.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn. Nếu siết quá mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể làm toàn bộ thị trường bất động sản đóng băng. Khi thị trường này đóng băng thì chuyện gì xảy ra cho các ngân hàng thương mại?

"Tôi không nói tất cả các ngân hàng thương mại sẽ gặp khó nhưng một số ngân hàng tình trạng đang không khả quan. Chưa kể trái phiếu dồn vào một số tập đoàn sân sau của ngân hàng. Đây là nguy cơ rất lớn", TS Lê Xuân Nghĩa cảnh báo.

Giải pháp nào cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Bàn về giải pháp, TS Lê Xuân Nghĩa chỉ ra 6 giải pháp nên làm ngay đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Quan trọng nhất của thị trường là minh bạch, nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro.

Thứ nhất, hiện Bộ Tài chính đang chuẩn bị chương trình thanh tra hàng loạt công ty kiểm toán và công ty chứng khoán. "Theo tôi, việc thanh tra hàng loạt là không tinh tế, đáng lẽ làm thường xuyên, giờ mới tung lực lượng đi thanh tra", TS Nghĩa nhận định. 

Thứ hai, cần xây dựng các định chế xây dựng thị trường, nếu thị trường xuống thì có định chế mua vào để thị trường lên, nếu thị trường lên quá nóng thì bán ra cho thị trường đi xuống.

Thứ ba, cần có chế tài mạnh chứ không nên hình sự hoá. Thị trường tài chính mà hình sự hoá là vô cùng nghiêm trọng vì đây là thị trường niềm tin, thị trường tâm lý.

Ví dụ lũng đoạn thị trường 1000 tỉ thì mức phạt có thể lên tới 2000 - 3000 tỉ đồng. Đằng này lũng đoạn 1000 tỉ đồng mà phạt có 1,5 tỉ thì quá thấp.

Thứ tư, cần tăng cường giám sát. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp phải trung thực, hệ số nợ là bao nhiêu. Hiện doanh nghiệp đang phát hành trái phiếu bao nhiêu trên hệ số nợ?

"Chúng ta buông lỏng quá mức việc quản lý, đến khi có sự việc phát sinh riêng lẻ thì hình sự hoá để giải quyết vấn đề. Tôi thấy cách này không ổn", TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Thứ năm, hiện có hàng loạt chuyên gia đề xuất ý tưởng giám sát mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng theo thông lệ quốc tế, hiện không nước làm như vậy. "Đến cả ngân hàng còn chẳng giám sát nổi. Ở các nước NHTM không giám sát nổi nói gì đến trái phiếu", TS Nghĩa nói.

Thêm vào đó, việc yêu cầu cần có tài sản thế chấp, quan điểm của TS Lê Xuân Nghĩa là có thể yêu cầu áp dụng trong giai đoạn đầu thì có thể dùng như 1 công cụ. Nếu nhìn về dài hạn, việc cơ quan nào sẽ quản lý tài sản thế chấp, thu hồi tài sản thế chấp là bài toán khó. Ngân hàng hiện còn gặp khó việc thu hồi tài sản đảm bảo, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đưa ra cả Quốc hội mà các ngân hàng còn ngắc ngoải chưa thu hồi được tài sản đảm bảo

Thứ sáu, cần có bảng xếp hạng tín nhiệm trái phiếu ở Việt Nam.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Siết" chứ không "bóp nghẹt"

Trà My |

Việc siết lại kỷ cương của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là điều cần thiết để lành mạnh hoá thị trường tài chính. Tuy nhiên, làm thế nào để “siết” nhưng không “bóp nghẹt”?

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Đừng “sập bẫy” rủi ro vì ham lãi suất cao, ngắn ngày

Phương Anh |

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, các kênh đầu tư khác đều rủi ro cao, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) với lãi suất hấp dẫn vẫn có sức hút lớn. Tuy nhiên, nếu chọn đầu tư sai vào trái phiếu quảng bá lãi suất cao với thời hạn ngắn, nhà đầu tư sẽ có nguy cơ mua rủi ro cho chính mình.

Đấu tranh trấn áp tội phạm liên quan chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

Vương Trần |

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2022 nêu rõ Bộ Công an tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến tín dụng đen, chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đất đai, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Siết" chứ không "bóp nghẹt"

Trà My |

Việc siết lại kỷ cương của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là điều cần thiết để lành mạnh hoá thị trường tài chính. Tuy nhiên, làm thế nào để “siết” nhưng không “bóp nghẹt”?

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Đừng “sập bẫy” rủi ro vì ham lãi suất cao, ngắn ngày

Phương Anh |

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, các kênh đầu tư khác đều rủi ro cao, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) với lãi suất hấp dẫn vẫn có sức hút lớn. Tuy nhiên, nếu chọn đầu tư sai vào trái phiếu quảng bá lãi suất cao với thời hạn ngắn, nhà đầu tư sẽ có nguy cơ mua rủi ro cho chính mình.

Đấu tranh trấn áp tội phạm liên quan chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp

Vương Trần |

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2022 nêu rõ Bộ Công an tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến tín dụng đen, chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đất đai, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.