Nghi vấn biệt thự núp bóng nhà điều hành, nhà kho dự án sản xuất rau an toàn

TRUNG DU |

Theo phản ánh của bạn đọc, trên khu đất dự án trồng, sản xuất rau an toàn tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình của Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân “mọc” lên 2 công trình dạng nhà ở kiên cố, lợp mái ngói kiểu Nhật với tổng diện tích xây dựng hàng trăm mét vuông. Trong khi cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Thái Bình xác định các công trình này là nhà điều hành, nhà kho của dự án.

Người dân “tố” biệt thự “mọc” trên đất dự án sản xuất rau an toàn

Thời gian vừa qua, phản ánh thông tin đến phóng viên Lao Động, một số bạn đọc ở TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình cho biết, lâu nay hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp tại xóm 2, xã Vũ Phúc, TP Thái Bình được UBND tỉnh Thái Bình giao cho Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân thực hiện dự án trồng, sản xuất rau an toàn xuất hiện 2 công trình đều 1 tầng dạng nhà ở kiên cố, lợp mái ngói kiểu Nhật có diện tích khác nhau nhìn hệt như những căn villa, biệt thự nhỏ rất đẹp, bề thế.

Người dân bày tỏ hoài nghi, nghi ngại khi cho rằng, Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân có dấu hiệu sử dụng đất được tỉnh cho thuê sản xuất nông nghiệp sai mục đích, xây dựng trái phép.

"Đáng nói là các công trình này nằm trên mặt đường trục xã, cách trụ sở UBND xã Vũ Phúc không xa và chỉ mất độ gần 10 phút chạy xe ôtô nếu đi từ trung tâm thành phố xuống", anh Toán (tên đã thay đổi) (42 tuổi, trú thành phố Thái Bình) thông tin.

Còn ông Hy, một giáo viên công tác tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình cũng bày tỏ ngạc nhiên, khó hiểu khi không hiểu tại sao trên đất nông nghiệp phục vụ trồng, sản xuất rau lại được phép xây dựng công trình nhà ở kiên cố, bề thế như vậy.

Từ phản ánh nói trên, phóng viên đã tìm đến khu đất nông nghiệp phục vụ trồng, sản xuất rau an toàn tại xóm 12, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình để tìm hiểu, xác minh sự việc.

Theo ghi nhận, chỉ mất khoảng gần 10 phút chạy xe để di chuyển từ trung tâm thành phố đến đây. Trên mặt đường trục xã hướng từ cầu Đen đến trụ sở UBND xã Vũ Phúc, khu đất theo phản ánh nằm vuông vắn bên phía trái đường, dọc hai bên đường là hàng cây cao bóng mát. Phía ngoài khu đất nông nghiệp phục vụ trồng, sản xuất rau an toàn là hàng dậu bằng thép B40 được vây kín, qua chiếc cổng 3 cánh được xây dựng, lợp ngói Nhật có thể dễ dàng nhìn thấy 2 công trình dạng nhà ở được xây dựng kiên cố, bề thế đúng như phản ánh.

Xung quanh các công trình này có vườn cây ăn quả, hàng dừa, ao nước, vườn hoa, sân, đường nội bộ như tôn thêm giá trị cho công trình. Sâu vào bên trong, theo ghi nhận, dù được giới thiệu là mô hình sản xuất rau an toàn nhưng chủ đầu tư không có sự đầu tư về kỹ thuật như nhà kính, nhà lưới hay hệ thống che chắn gió, nắng mưa.

Diện tích trồng, sản xuất rau nhìn hệt như những vườn trồng rau được trồng bình thường như bao vườn rau khác bên ngoài các cánh đồng màu.

Hai công trình dạng nhà ở kiên cố, lợp mái ngói Nhật bề thế, hoành tráng “mọc” trên đất dự án trồng, sản xuất rau an toàn của Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình. Ảnh: Trung Du
Hai công trình dạng nhà ở kiên cố, lợp mái ngói Nhật bề thế, hoành tráng “mọc” trên đất dự án trồng, sản xuất rau an toàn của Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình. Ảnh: Trung Du

Xã không biết, Sở TNMT mặc định 2 công trình là nhà điều hành, nhà kho dự án

Liên quan sự việc, ngày 16.1, trao đổi với phóng viên Lao Động qua điện thoại, ông Lê Thanh Nghị - Chủ tịch UBND xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình - cho biết: "Về vấn đề này cũng đã có mấy chỗ quan tâm, hỏi phía xã chúng tôi. Cái nhà này họ xây lâu rồi, vừa rồi họ mới cải tạo đi thôi. Cái khó của chúng tôi ở chỗ thực ra đúng là đất đai nằm trên địa bàn do xã quản lý thật nhưng dự án do cấp nào phê duyệt, diện tích bao nhiêu, được phê duyệt làm những cái gì, xây dựng thế nào thì chúng tôi chịu, không nắm được. Cứ biết là có nhà thế còn họ ở hay làm kho thì cũng không biết được.

Như xã chúng tôi muốn vào bên trong dự án thì cũng phải có giấy phép, đăng ký trước chứ không phải muốn là vào. Anh em chúng tôi sẽ làm tốt công tác quản lý hơn và theo dõi thêm xem thế nào".

Theo tìm hiểu, tháng 11.2023 vừa qua, một đoàn công tác do đại diện Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình chủ trì, phối hợp với đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Bình, đại diện chính quyền xã Vũ Phúc tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đối với Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân tại xóm 12, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình.

Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1000334614 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình cấp ngày 2.7.2003. Công ty đã đưa hoạt động trồng rau vào sản xuất từ năm 2004, với 5 công nhân.

Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân đang quản lý, sử dụng tổng cộng 35.040,3m2, trong đó 33.540,3m2 được UBND tỉnh Thái Bình cho thuê từ năm 2004, thời hạn đến 2030 gồm đất xây dựng nhà bảo quản, đất trồng rau và đất giao thông thủy lợi; 1.500m2 đất được UBND tỉnh Thái Bình cho thuê từ năm 2016, thời hạn đến 2030 để làm nhà điều hành sản xuất rau sạch.

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra xác định, trên diện tích đất 1.500 thuê từ năm 2016, Công ty CP Rau an toàn Vạn Xuân đã xây dựng 1 nhà điều hành 1 tầng diện tích 84,7m2, 1 nhà kho diện tích 43,7m2, diện tích còn lại làm sân, bồn hoa phục vụ quản lý dự án. Trên diện tích đất 33.540,3m2 thuê từ năm 2004, công ty sử dụng để trồng rau, cây ăn quả và trồng nấm nhưng hiện không trồng nấm.

TRUNG DU
TIN LIÊN QUAN

Công nhân phấn khởi sản xuất, trông đợi thưởng Tết

MỸ LY |

Tình hình sản xuất ổn định, thu nhập đáp ứng cuộc sống là niềm mong mỏi của rất nhiều công nhân lao động khi Tết đang cận kề...

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, giữ ổn định giá cả hàng hóa thiết yếu

THU GIANG - LÊ TÂM |

Trái ngược với hình ảnh tất bật sản xuất, chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán năm 2024, nhiều người dân tại làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội đang lo lắng vì sức tiêu thụ giảm bởi người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu.

Đề xuất giãn nợ để người dân rốn lũ Sa Pa tái sản xuất

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Cùng với hỗ trợ đất ở, tái định cư, thị xã Sa Pa đã đề nghị các ngân hàng hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất cho người dân vùng rốn lũ Liên Minh vượt qua khó khăn và tái sản xuất.

Tết đầm ấm hơn của những công nhân khó khăn

Nhóm phóng viên |

Tại Chương trình Tết Sum vầy 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 21.1, các đồng chí lãnh đạo có mặt tại chương trình đã trao quà tới các công nhân lao động hoàn cảnh khó khăn.

Hàng trăm sản phẩm làng nghề tại Chợ Tết Công đoàn 2024

Minh Hạnh |

Ngoài các sản phẩm thiết yếu của các công ty uy tín tham dự Chợ Tết Công đoàn năm 2024, năm nay có nhiều gian hàng sản phẩm làng nghề dự với các sản phẩm truyền thống phục vụ công nhân.

Máy bay rơi ở Afghanistan, chưa rõ thương vong

Thanh Hà |

Cảnh sát ở miền bắc Afghanistan đã nhận được báo cáo về một vụ tai nạn máy bay ở tỉnh Badakhshan.

Bất ngờ điểm xét thăng hạng hơn 800 giáo viên Hà Nội tăng kịch trần sau phúc khảo

Văn Nguyễn |

Hầu như toàn bộ 834 hồ sơ giáo viên Hà Nội xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đều được nâng 10-20 điểm, cá biệt có một số trường hợp được nâng 35-40 điểm, sau khi chấm phúc khảo.

Người dân và du khách nói gì về phố đêm đầu tiên ở TP Thủ Đức?

Như Quỳnh |

TPHCM – Phố đêm Thảo Điền chính thức lên đèn. Người dân và du khách hào hứng đến khám phá, trải nghiệm phố đi bộ đêm đầu tiên ở TP Thủ Đức.

Công nhân phấn khởi sản xuất, trông đợi thưởng Tết

MỸ LY |

Tình hình sản xuất ổn định, thu nhập đáp ứng cuộc sống là niềm mong mỏi của rất nhiều công nhân lao động khi Tết đang cận kề...

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, giữ ổn định giá cả hàng hóa thiết yếu

THU GIANG - LÊ TÂM |

Trái ngược với hình ảnh tất bật sản xuất, chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán năm 2024, nhiều người dân tại làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội đang lo lắng vì sức tiêu thụ giảm bởi người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu.

Đề xuất giãn nợ để người dân rốn lũ Sa Pa tái sản xuất

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Cùng với hỗ trợ đất ở, tái định cư, thị xã Sa Pa đã đề nghị các ngân hàng hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất cho người dân vùng rốn lũ Liên Minh vượt qua khó khăn và tái sản xuất.