Thi giáo viên giỏi và chuyện chuyển-mượn học trò

Nguyễn Hùng |

Để có kết quả thi giáo viên giỏi khả quan hơn, nhiều học sinh bị đánh giá là yếu, hoặc “không an toàn” bị tạm chuyển sang lớp khác; đổi lại, các em học sinh giỏi và ngoan ở các lớp khác được “mượn” để trám vào số bị tạm điều chuyển đó. 

Tổ chức những cuộc thi như thế để làm gì, khi mà ngay từ đầu đã không có sự trung thực từ chính những người làm giáo dục? 

Ngày mai, cô giáo chủ nhiệm thi giáo viên giỏi cấp thành phố, cô con gái học lớp 1 tại một trường tiểu học của TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về hồn nhiên khoe với bố, mẹ: “Sáng mai con cùng 7 bạn nữa sẽ chuyển sang lớp khác”.

Có lẽ phải nhiều năm nữa bọn trẻ mới hiểu vì sao lại như thế!. Trước giờ thi của cô, “nhân sự” trong lớp đã được an bài: 8 gương mặt thân quen đã được thay thế bằng 8 gương mặt lạ lẫm nhưng được đánh giá là có học lực tốt hơn. Bọn trẻ còn lại chắc cũng chẳng hiểu vì sao lại xuất hiện các bạn từ lớp khác trong lớp của mình, còn một số bạn cùng lớp thì lại vắng mặt; nhưng đàn anh, đàn chị đang học cấp 2 nghe chuyện thì hiểu liền bởi đã trải qua giai đoạn đó.

Ban giám khảo, trong đó có những cán bộ, chuyên viên từ trên phòng giáo dục-đào tạo thành phố, có lẽ cũng chẳng lạ gì với “chiêu trò” thi giáo viên giỏi lâu nay, nhưng chắc chỉ cần nắm sĩ số học sinh trong lớp, chứ mấy ai quan tâm những học sinh nào được “mượn” từ lớp khác.

Một cuộc thi nghiêm túc luôn cần mọi khâu, quy trình nghiêm túc, trong đó ít nhất phải xác minh được học sinh của lớp đích thực gồm những ai? Việc này cực kỳ đơn giản, nhưng căn bệnh thành tích đã dẫn tới những cuộc chuyển – mượn học sinh như thế ở các cuộc thi giáo viên giỏi, mà chính các thầy, cô và phụ huynh đều biết.

Hỏi một số phụ huynh, giáo viên ở các địa phương khác, được biết, tình trạng thi kiểu trên cũng không còn gì xa lạ.

Một lớp học tất nhiên phải có em nọ, em kia – không thể đồng đều ngoan và giỏi như nhau. Vấn đề là thầy, cô dạy dỗ các em thế nào, cho dù chỉ qua một buổi, thậm chí cả cuộc thi giáo viên giỏi cấp thành phố, không đánh giá hết được năng lực của các thầy, cô.

Trước đây, thi giáo viên giỏi, vẫn thường có chuyện thầy-cô chủ nhiệm yêu cầu khi được hỏi thì cả lớp giơ tay để đẹp đội hình, nhưng không có chuyện tạm “chuyển”, “nhượng” học sinh.

“Đẩy” tạm các em có học lực kém hơn, hoặc học sinh cá biệt sang lớp khác, với hi vọng kết quả thi của các thầy, cô sẽ tốt hơn, là một cách phản giáo dục của những người làm giáo dục. Những người quản lý giáo dục, những thầy, cô hàng ngày vẫn đứng trên bục giảng, dạy các em những điều hay lẽ phải sẽ nghĩ gì khi những việc làm không trung thực của mình.

Những cuộc thi như thế cũng chẳng khác gì những trận bóng đá được dàn xếp tỉ số. Vậy thì thi làm gì?

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên giỏi sợ lên làm sếp, kiến nghị tăng lương cho cán bộ quản lý giáo dục

Đặng Chung |

Các giáo viên có thành tích tốt sẽ được cất nhắc lên làm cán bộ quản lý giáo dục, nhưng khi về các phòng/sở, họ bị cắt phụ cấp thâm niên khiến thu nhập giảm sút. Nhân chuyện tăng lương cho giáo viên, nhiều người kiến nghị cần tăng lương cho cả đội ngũ quản lý giáo dục.

TS Lê Trường Tùng: “Muốn có giáo viên giỏi phải dẹp bỏ các trường cao đẳng sư phạm“

Huyên Nguyễn |

“Đáng lẽ phải bỏ hệ thống cao đẳng sư phạm đi, duy trì nốt những khóa đang học và nâng cấp những giáo viên hệ CĐ lên ĐH”, đó là ý kiến của TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT ĐH FPT.

Luật sư trả lời: Giáo viên dạy giỏi có được nghỉ việc?

Nam Dương |

Tôi là giáo viên đã dạy ba năm tại một trường, nay xin chuyển công tác theo gia đình. Hiệu trưởng không đồng ý với lý do tôi là giáo viên giỏi đang bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, nên phải ở lại phục vụ nhà trường thêm 2 năm nữa. Lý do hiệu trưởng đưa ra đúng hay sai? Vì sao? Phuongthoa…@gmail.com

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giáo viên giỏi sợ lên làm sếp, kiến nghị tăng lương cho cán bộ quản lý giáo dục

Đặng Chung |

Các giáo viên có thành tích tốt sẽ được cất nhắc lên làm cán bộ quản lý giáo dục, nhưng khi về các phòng/sở, họ bị cắt phụ cấp thâm niên khiến thu nhập giảm sút. Nhân chuyện tăng lương cho giáo viên, nhiều người kiến nghị cần tăng lương cho cả đội ngũ quản lý giáo dục.

TS Lê Trường Tùng: “Muốn có giáo viên giỏi phải dẹp bỏ các trường cao đẳng sư phạm“

Huyên Nguyễn |

“Đáng lẽ phải bỏ hệ thống cao đẳng sư phạm đi, duy trì nốt những khóa đang học và nâng cấp những giáo viên hệ CĐ lên ĐH”, đó là ý kiến của TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT ĐH FPT.

Luật sư trả lời: Giáo viên dạy giỏi có được nghỉ việc?

Nam Dương |

Tôi là giáo viên đã dạy ba năm tại một trường, nay xin chuyển công tác theo gia đình. Hiệu trưởng không đồng ý với lý do tôi là giáo viên giỏi đang bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, nên phải ở lại phục vụ nhà trường thêm 2 năm nữa. Lý do hiệu trưởng đưa ra đúng hay sai? Vì sao? Phuongthoa…@gmail.com