Tết - vì bia rượu ẩu đả?

TÚ NGUYÊN |

Dư luận không khỏi bức xúc trước thông tin tổng hợp của Bộ Y tế: Trong 3 ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 (tính từ ngày 30, mồng một và mồng 2) có 2.203 ca đến khám, cấp cứu do đánh nhau trong đó có 990 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, và có tới 14 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ Tết Bính Thân năm 2016, số ca tăng 231, số người chết tăng 4.
Tuy chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân ẩu đả nhưng ngày tết gắn liền với bia, rượu nên ngoài những nguyên nhân khác, không thể loại trừ nguyên nhân này.

Thống kê một công ty nghiên cứu thị trường ghi nhận năm qua, người Việt ta tiêu tốn hơn 9 tỉ USD cho bia, rượu. Điều này không làm thay đổi một thực trạng trong nhiều năm qua: Việt Nam được xếp vào hạng là một trong những quốc gia uống bia, rượu nhiều nhất thế giới, đứng thứ nhất Đông Nam Á trong khi thu nhập lại đứng hàng thứ 8; thứ ba Châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Thực tế ghi nhận mức độ uống bia, rượu của người Việt cao nhất trong các dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội; các cuộc ẩu đả cũng tăng cao theo đó. Nhiều chuyên gia khẳng định, chính bia, rượu là nguyên nhân trực tiếp gây ra.

Tết Nguyên đán là dịp để anh em, họ hàng thân tộc, bè bạn thăm nhau. Sau những lời chúc tụng hay, đẹp có ý nghĩa là sự thể hiện “chất đàn ông”, một hai ba “dzô”. Rượu vào lời ra, chín người mười ý và dưới sự “hỗ trợ” của chất  “ma men” bia, rượu, chuyện thượng cẳng tay, hạ cẳng chân là có thể.

Bia, rượu cũng làm cho văn hóa giao thông trở nên xấu xí hơn khi mà chỉ cần một va quẹt nhỏ cũng đủ để những người điều khiển phương tiện giao thông hành xử thiếu văn minh.

Vẫn biết ngày tết, theo phong tục Việt rất kiêng cữ việc lớn tiếng cự cãi nhau, càng tránh hơn nữa việc ẩu đả nhau. Một thực trạng cần phải được xã hội phê phán, đàn ông Việt khi càng nhiều bia, rượu càng dễ dàng đưa đến việc ứng xử kém, mất kỹ năng xử lý tình huống; chỉ cần một lời nói khích, một va chạm nhỏ là sẵn sàng ứng xử với nhau bằng bạo lực, nhất là những người trẻ. Hậu quả ngoài bản thân những người gây ra, gia đình xã hội bị liên đới trách nhiệm về vật chất, tinh thần là chuyện đương nhiên.

Vấn đề kiểm soát bia, rượu đã được đặt ra như trong lãnh vực an toàn giao thông có Nghị định 46/2016/ND-CP với mức phạt khá cao cho người vi phạm nhưng có lẽ chưa cao để đủ sức răn đe.

Những chính sách đồng bộ khác như chính sách thuế và giá, theo tôi thì vẫn chưa có tính khả thi, chưa có hiệu quả cao. Thuế tiêu thụ đặc biệt của bia năm 2016 là 55%, sẽ tăng dần 60% năm 2017, và 65% năm 2018.Trong khi ở các nước trên thế giới như Thụy Sĩ, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản…, bia rượu là mặt hàng đắt đỏ nhất thì ở Việt Nam lại có giá rẻ nhất. Ngoài ra một số biện pháp khác như kiểm soát giờ bán bia, kiểm soát quảng cáo, kiểm soát bia trong ngày tết, lễ hội… cũng chưa đi vào thực tế đời sống xã hội.

Ngày nào các biện pháp kiểm soát bia, rượu chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe; ngày nào chúng ta chưa thấy được tác hại của bia, rượu lớn như thế nào đối với con người và xã hội thì vẫn còn những hệ lụy không nhỏ, không mong muốn xảy ra từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng, một trong nhiều tác nhân gây bất ổn xã hội, là lực cản trong việc phát triển mọi mặt đất nước hiện tại cũng như tương lai.

(*) Bài viết có sử dụng số liệu từ nguồn trithucvn.net  

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
TÚ NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.