Diễn đàn: Quyền im lặng

Quyền im lặng: Xuất phát từ sự sợ hãi của nghi can.

LS Nguyễn Tấn Thi- TPHCM |

Hoạt động điều tra (HĐĐT) về nguyên tắc phải luôn tuân theo quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nghi can không bị xâm phạm, nhưng cũng phải đảm bảo cho HĐĐT được thuận lợi, nhanh chóng xác định tội phạm. Tuy nhiên, ngay cả khi loại trừ khả năng bức cung, nhục hình thì trong HĐĐT nội tại nó cũng đã phát sinh nguy cơ xảy ra oan, sai, mặc dù HĐĐT đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Sợ hãi -  nỗi ám ảnh của nghi can

Điều đó xuất phát từ chính sự khác nhau về địa vị tố tụng, sự bất tương quan giữa cơ quan điều tra (CQĐT), cán bộ điều tra vi nghi can. Hay nói rõ hơn luôn có một sự sợ hãi ngấm ngầm to lớn của nghi can đối với người thực hiện công tác điều tra. Sự sợ hãy này là tự nhiên có của con người khi rơi hoàn cảnh bị khống chế, bị kiểm soát bởi quyền lực. Chính sự sợ hãi, bất cân bằng giữa nghi can và người làm công tác điều tra làm cho nghi can có xu hướng thừa nhận hoặc khai những lời khai theo xu hướng nhận định và xét hỏi của cán bộ điều tra.

Về phần mình, nghi can không thấy hết những xâu chuỗi, sự kiện mà người điều tra đang thực hiện hoặc sẽ thực hiện. Khi đó, sự thật sẽ bị che dấu, gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án ở các bước tiếp theo (bị can phản cung, tố cáo bị ép cung, mớm cung…). Sự sợ hãi có thể xuất phát từ việc sợ bị phạm tội nặng mà che dấu tội phạm, mặc dù hành vi của nghi can không quá nặng như nghi can lo lắng. Mặc khác, sự sợ hãi cũng xuất phát từ sợ bị kết tội, sợ bị bức cung, nhục hình, sợ bị phạt nặng mà khai báo theo những gì người điều tra mong muốn. Cả hai căn nguyên là điều có mẫu số chung là sự thật khách quan của vụ án sẽ bị che khuất.

Từ đó, để xác định sự thật, nhanh chóng giải quyết vụ án cần thiết phải triệt tiêu sự sợ hãi của nghi can đối với người điều tra. Để làm được điều này cần có sự giám sát của một thiết chế có thiên hướng bảo vệ, đứng về phía nghi can, ví như sự trợ giúp pháp lý của luật sư (LS). Không nói đến việc cố tình che dấu tội phạm của nghi can, thì khi có sự giám sát của LS thì nghi can như có thêm một sự tiếp sức, sự sợ hãi giảm đi và khi đó họ có lòng tin để phản bác hoặc thừa nhận những nội dung mà người điều tra viên đưa ra.

quan, người làm công tác điều tra trong khi chưa xác định được sự thật khách quan của vụ án thì họ cũng có quyn nghi ngờ mọi khả năng của vụ án và đưa vào nội dung điều tra. Nếu nghi can sợ hãi và thừa nhận thì khả năng oan sai là rất cao. Bởi lẽ, sự nghi ngờ của người điều tra thì có nhiều nhưng sự thật thì chỉ có một.

Trong HĐĐT nếu trọng cung hơn trọng chứng là chuyển việc xác định tội phạm về phía nghi can. Nếu nghi can thừa nhận tội phạm thì buộc nghi can vào thế tự buộc tội chính mình. Do đó, cần thiết phải áp dng quyn im lặng…

Quyn im lặng- hiểu thế nào cho đúng

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Quyn im lặng là nghi can được không khai gì, để mặc CQĐT thực hiện, làm khó cho HĐĐT là chưa thoả đáng. Bởi lẽ, HĐĐT là xác định, chứng minh hành vi khách quan mà nghi can đó thực hiện. Hành vi khách quan đã xảy ra thì bằng mọi phương tiện kỹ thuật, nghip vụ CQĐT sẽ xác định được. Lời khai của nghi can chỉ góp phần cung cấp thông tin để CQĐT nhanh chóng tìm ra sự thật chứ lời khai của nghi can không tạo ra sự thật. Mặt khác, về mặt chủ quan nghi can cũng muốn cung cấp thông tin để minh oan hoặc được hưởng tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho mình nên sẽ “mở miệng” nói với CQĐT chứ không thể không nói gì.

Quan điểm thứ hai: Thực hiện Quyền im lặng là nghi can chưa khai báo đến khi có luật sư (LS), các buổi làm việc giữa điều tra viên với nghi can phải có LS, các buổi làm việc có LS tham gia thì mới có giá trị pháp lý. Đây là cách hiểu phổ biến về Quyền im lặng. Khi có một sự bắt giữ thì người thi hành việc bắt hoặc ly lời khai sẽ thông báo ngay cho nghi can về Quyền im lặng để nghi can biết về quyền khai báo hoặc chưa khai báo, quyền có LS, quyền được bảo vệ trước pháp luật. Nếu nghi can sử dụng Quyền im lặng hay nói cách khác quyền yêu cầu có LS thì sẽ giảm đi sự sợ hãi vốn có của nghi can đối với người điều tra mình.

Ý kiến cho rằng, khi sử dụng Quyền im lặng thì nghi can bị mất quyền tự bào chữa cho mình là chưa thoả đáng. Bởi quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa đã được quy định trong Bộ luật TTHS. Hiện nay dù đã được LS o chữa thì bị can, bị cáo vẫn có quyền tự bào chữa. Do đó sự lo lắng này là không cần thiết.

Quyn im lặng có lợi cho hoạt động điều tra.

Im lng khi chưa có LS hay im lặng trong suốt quá trình điều tra được quy định như một “quyền”. Tức là quy định này để có lợi tốt nhất cho nghi can. Vấn đề đặt ra khi đã quy định Quyền im lặng thì đây là quy định bắt buộc đối với HĐĐT hay không?  Khi đó, sẽ làm phát sinh chi phí, nhân lực từ phía nhà nước và lo lắng cả số lượng và chất lượng LS. Thực tế, có những nghi can có đủ năng lực, khả năng để làm việc với CQĐT nên họ không cần phải có LS. Mặt khác có nhiều vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản cần đảm bảo giữ bí mật không muốn người khác biết nên họ cũng không yêu cầu LS, mặc dù, nguyên tắc hành nghề LS là bảo mật. Do đó, quy định Quyền im lặng là bắt buộc cho mọi trường hợp là không cần thiết.

Nếu quy định Quyền im lặng là một quyền để nghi can được la chọn thì đảm bảo được ý chí của nghi can. Khi nghi can đã yêu cầu áp dng Quyền im lặng thì CQĐT cần tôn trọng. Khi nghi can từ chối Quyền im lặng thì những lời khai của nghi can trước CQĐT sẽ được sử dụng làm căn cứ để buộc tội nghi can mà không thể thay đổi trừ khi có những chứng cứ khách quan khác bác bỏ hoàn toàn lời khai ca nghi can. Trường hợp này, mặc dù được việc nghi can đã khai báo xong, sau đó phản cung, phủ định lời khai trước đó, tố cáo CQĐT bức cung, mớm cung, dụ cung… làm cho HĐĐT kéo dài, gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án.

Tóm lại, theo tôi “ Quyn im lặng” là không thể trì hoãn. Kể cả quy định cho phép nghi can im lặng trong suốt quá trình điều tra và cả việc nghi can có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu cho họ hưởng Quyền im lặng. Tuy nhiên, cần có một quy trình, thủ tục chặt chẽ về việc từ chối Quyền im lặng của nghi can để tránh những tiêu cực xảy ra.

LS Nguyễn Tấn Thi- TPHCM
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Khách du lịch ùn ùn đổ về các khu, điểm du lịch ở Ninh Bình dịp Tết Quý Mão

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2023 (từ ngày 29 đến ngày mùng 2 Tết) các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đón hơn 8,5 vạn lượt khách du lịch, tăng gấp 7 lần so với dịp Tết Nguyên đán 2022.

An Giang: Giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng dầu

Thành Nhân |

Các Đội Quản lý thị trường của tỉnh An Giang đã tổ chức giám sát 556 cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn. Trong đó, có 555 cơ sở đang hoạt động, còn 1 cơ sở hết xăng, dầu nhưng vẫn mở cửa hoạt động.

Trực Tết tại bệnh viện: Niềm hạnh phúc không phải nghề nào cũng có

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Với những y sĩ phải trực Tết, gia đình họ sẽ phải chịu thiệt thòi vì tình thương và trách nhiệm giờ đây phải sẻ nửa cho những bệnh nhân và xã hội ngoài kia.