Giúp bệnh nhân chết nhẹ nhàng, bác sĩ có vi phạm đạo đức?

Khương Quỳnh - Lệ Hà |

Mới đây, trong bản góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được trình lãnh đạo Bộ Y tế, Vụ Pháp chế đề xuất bổ sung quyền được chết, hay quyền an tử cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng, bệnh nhân sống thực vật không còn hy vọng cứu chữa. Đề xuất trên của Vụ Pháp chế đang gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế: “Sao chúng ta không đặt vấn đề về quyền được chết?”

- Chúng ta có quyền được khai sinh, khai tử. Nhưng trên hết là quyền được sống. Sao chúng ta lại không đặt vấn đề về quyền được chết? Vấn đề đặt ra là như vậy đây có phải là hành vi giết người?

Bác sĩ cho người ta chết về bản chất là giết người sẽ bị xử lý theo Luật Hình sự. Nhưng nếu pháp luật cho phép có chủ đích thì có thể thực hiện được. Một thực tế hằng ngày, những bác sĩ phải chứng kiến nhiều người bệnh không thể cứu được, sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối đau đớn tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần. Họ mong muốn được chết vì không thể tự tử, mà muốn nhờ bác sĩ giúp họ ra đi một cách êm ái, thanh thản. Tôi nghĩ rằng có một số trường hợp này thì nên cân nhắc.

Đề xuất bổ sung cái chết nhân đạo vào dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được xem xét.

Tiến sĩ, chuyên viên tâm lý Ngô Xuân Điệp - Trưởng khoa Tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM: “Cái chết đôi khi là nhân đạo”.

- Theo tôi, nên hiểu rộng ý nghĩa của từ nhân đạo. Với một người đã được xác định không còn hy vọng cứu chữa, chỉ tồn tại từng ngày cùng nỗi đau đớn do bệnh tật gây ra thì chết đôi khi lại trở nên thanh thản. Và việc giúp họ có được một cái chết nhẹ nhàng lại trở nên nhân đạo.

Mang đến một cái chết nhẹ nhàng với bệnh nhân sẽ trở nên nhân đạo nếu hội tụ đủ 5 yếu tố: Một là căn bệnh của bệnh nhân đó vô phương cứu chữa. Hai là căn bệnh đó thực sự gây căng thẳng và đau khổ cho chính bệnh nhân, người nhà. Ba là bệnh nhân đó thực sự muốn chết và cảm thấy thanh thản nếu được chết. Bốn là gia đình đồng ý với cái chết của người thân. Cuối cùng, bác sĩ hiểu nỗi đau bệnh nhân và tự nguyện đồng ý giúp bệnh nhân mình chết nhẹ nhàng.

Tôi tin rằng, khi hội tụ đủ 5 yếu tố đó thì việc giúp bệnh nhân chết nhẹ nhàng sẽ không trở thành nỗi ám ảnh của một bác sĩ. Thao tác ấy sẽ không căng thẳng và áp lực bằng việc họ sơ ý hoặc do tắc trách gây chết người.

Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai: “Cách thức tiến hành thế nào sẽ rất khó”.

- Tôi hoàn toàn ủng hộ quyền được chết. Người Việt quan niệm còn nước còn tát nhưng phải xem “còn tát” ở mức độ nào. Bệnh nhân đến bệnh viện được khám chữa bệnh là quyền đầu tiên, nhưng khi họ từ chối quyền đó thì không ai ép được. Ví như trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối di căn, sự tồn tại chỉ tính bằng ngày, bằng tháng nhưng nỗi đau đớn, dằn vặt lại vô cùng khủng khiếp, lan cả cho gia đình, người thân, tốn kém tiền của. Họ có quyền yêu cầu chấm dứt điều trị để chấm dứt nỗi đau.

Trên thực tế tại nước ta điều này vẫn xảy ra. Sau khi nghe bác sĩ giải thích, gia đình xin về dù biết ra khỏi bệnh viện là chết. Quyết định như thế là quyền của bệnh nhân và người nhà. Người bác sĩ có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh, phương thức điều trị, chi phí, khả năng. Đây là vấn đề tương đối nhạy cảm, nếu được thông qua thì cách thức tiến hành như thế nào cũng rất khó.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Trưởng khoa Hồi sức chống độc tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM: “Hết sức thận trọng khi áp dụng”

- Với các bác sĩ làm việc ở các khoa điều trị thông thường thì việc để bệnh nhân chết nhẹ nhàng có thể sẽ trở thành nỗi ám ảnh. Tuy nhiên, là một bác sĩ làm việc ở Khoa Hồi sức tích cực chống độc - điều trị cho những bệnh nhân bệnh nặng thì tôi nghĩ rằng với một số trường hợp, để cho bệnh nhân mình ra đi nhẹ nhàng sẽ mang ý nghĩa nhân đạo thực sự.

Hằng ngày, tôi phải chứng kiến vô vàn cảnh đau đớn mà bệnh nhân mình đối mặt: Những bệnh nhi bị ung thư giai đoạn cuối, các bệnh về máu, bệnh về hội chứng thực bào máu…dùng rất nhiều biện pháp điều trị vẫn không có kết quả. Theo tôi nếu quyền được chết được đưa vào luật thì cũng phải hết sức thận trọng khi áp dụng. Trước khi áp luật thì nên thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá khả năng sống của bệnh nhân đó. 

Sau khi hội đồng chuyên môn kết luận tất cả các biện pháp điều trị được áp dụng không có khả năng cứu sống bệnh nhân thì mới nên trình bày, trao đổi với người nhà và áp dụng khi người thân đồng ý, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, nhất là với những ca bệnh còn hy vọng cứu chữa.

Khương Quỳnh - Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.