Bao giờ hết “thương tâm”, “xót xa”…vì đuối nước?

Trương Khắc Trà |

Mấy tháng nay những cái chết thương tâm vì đuối nước dồn dập xảy ra trên toàn quốc, có nhiều gia đình mất hết con vì những tai nạn lẽ ra không đáng có, nỗi đau không chỉ riêng gia đình các em mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Chứng kiến những vụ đuối nước thương tâm liên tiếp xảy ra người viết không thể không đặt câu hỏi chúng ta đang bảo vệ trẻ em như thế nào?

Ngày 5.7.2016 cái chết đột ngột của 5 đứa trẻ ở tuổi mới lớn khiến nỗi buồn, mất mát bao trùm toàn thể thôn Hưng Đạo, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Hiện trường của thảm kịch đau lòng này là một hồ nước nhân tạo được hình thành sau trận mưa.

Trước đó mấy hôm tại Nghệ An đuối nước cũng cướp đi sinh mạng của 5 cháu nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, tại Đồng Nai nghỉ hè chưa được bao lâu nhưng đã có 4 trẻ phải vĩnh biệt người thân gia đình vì lý do tương tự…chưa khi nào trong một thời gian ngắn lại xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm đến thế. Số nạn nhân, số vụ đuối nước có thể thống kê nhưng chắc chắn rằng nỗi đau của gia đình người thân xóm làng các em khó có thể đong đếm được hết.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, nghĩa là có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, con số này còn cao hơn nhiều...

Không ngẫu nhiên mà tỉ lệ tử vong do đuối nước lại tăng vụt vào mỗi dịp hè, đó là thời gian các em được nghỉ học tự do vui chơi, đặc biệt hầu hết những vụ tử vong do đuối nước đều xảy ra ở nông thôn - nơi còn quá thiếu những sân chơi bổ ích dành cho trẻ em. Không biết có thống kê nào về số tiền xây dựng các khu vui chơi giải trí công cộng hay không nhưng thực tế cho thấy trẻ em nông thôn hầu như không có khái niệm về “bể bơi”, “công viên”… sau những giờ học các em chỉ biết vui chơi quanh quẩn ruộng đồng, hồ ao và tai nạn xảy ra chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Nghịch lý thay người ta sẵn sàng phung phí hàng ngàn tỉ đồng cho những nhà máy, công trình vô bổ nằm đắp chiếu, trùm mền khắp cả nước nhưng chẳng ai thèm quan tâm đến sân chơi cho trẻ em nông thôn vốn đã chịu nhiều thiệt thòi so với trẻ em thành thị.

Nhiều người thường hay lấy lý do nước ta nhiều sông hồ, kênh rạch để giải thích cho nguyên nhân của những vụ đuối nước thương tâm nhưng tại sao không đặt câu hỏi vai trò của nhà trường ở đâu trong giáo dục kỹ năng sống cho các em, nhìn ra thế giới các nước như Hà Lan, Braxin… cũng đâu kém chúng ta về sông ngòi kênh rạch.

Đề án dạy bơi trong nhà trường đã có từ lâu nhưng hiệu quả đến đâu hay là vẫn lấy hình thức…bù cho nội dung! Chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao cậu bé người Nhật chỉ mới 7 tuổi có thể sống sót sau 3 ngày lạc vào khu rừng nhiều thú dữ trong điều kiện không có thức ăn nước uống, trong khi trẻ em Việt Nam có trường hợp 15 tuổi lại dễ dàng đuối nước? Lỗi chắc chắn không phải tại các em mà hoàn toàn do người lớn.

Giáo dục kỹ năng sống là vấn đề được các nhà quản lý giáo dục nhắc đến nhiều trong những năm gần đây và đã trở thành nhu cầu cấp thiết, tuy nhiên học sinh phải vật lộn với nội dung chương trình quá nặng hết học ở trường lại áp lực học thêm, phụ đạo khiến quỹ thời gian cho việc giảng dạy và tiếp thu những kỹ năng sống bị teo tóp dần, thực tế không ít trường đã “bỏ quên” lĩnh vực này.

Trách nhiệm của người lớn mà trước hết là gia đình các em là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến không ít vụ tai nạn không đáng có, cuộc sống nhiều làng quê còn khó khăn nên không ít ông bố bà mẹ phó mặc con em mình cho ông bà để tha hương cầu thực, nhiều trẻ cũng phải lao vào vật lộn với cơm áo gạo tiền quá sớm, lăn lộn với ruộng đồng, ao hồ nơi có vô vàn mối nguy hiểm đang rình rập.

Những người có lương tri không thể ngồi yên nếu mỗi ngày báo chí lại đưa tin ở đâu đó trên đất nước này lại xảy ra những vụ đuối nước, để ngăn chặn tình trạng này không thể chỉ dừng lại ở “giật mình”, “xót xa”…mà phải có hành động cụ thể từ các cấp, các ngành, từ gia đình đến nhà trường. Bảo vệ trẻ em không phải cứ đến dịp Quốc tế thiếu nhi (01/6) là giăng băng rôn, khâu hiệu tuyên truyền rồi…bỏ ngỏ! Trương Khắc Trà - truongkhactra87@gmail.com

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.


 

Trương Khắc Trà
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.