Bộ Thông tin và truyền thông ra quy định mới:

Ngắt khuyến mại “khủng” để triệt sim rác, tin nhắn rác

LINH ANH |

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 47/2017-TT-BTTTT, trong đó đã đưa ra những giải pháp để ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thu hồi sim kích hoạt sẵn và thúc đẩy phát triển thuê bao di động trả sau. Một trong những giải pháp được cho là có tính bước ngoặt là những người dùng sim trả trước sẽ bị “ngắt” những đợt khuyến mại “khủng” với hạn định chỉ là tối đa 20% giá trị gói cước.

Để tăng khả năng cạnh tranh, nhiều nhà mạng đã tung ra những gói dịch vụ với những đợt khuyến mại khủng. Thậm chí có những đợt khuyến mại vượt trên 70% giá trị, trong khi quy định hiện hành chỉ là không quá 50%. Đi cùng với điều này là những “cơn bão” sim trả trước, sim rác và tin nhắn rác gây phiền hà cho hàng triệu khách hàng.

Sim rác nở rộ là “cội nguồn” của tin nhắn rác

Anh Minh Hải - 42 tuổi, sống tại Cầu Giấy (Hà Nội) - sử dụng thuê bao trả sau của một nhà mạng có quy mô lớn đã than phiền với Lao Động: “Tôi sử dụng thuê bao trả sau, tức là khách hàng trung thành, cung cấp thông tin đầy đủ với nhà mạng nhưng lại ít khi được hưởng chính sách khuyến mại. Trong khi đó các doanh nghiệp di động vẫn tiếp tục thu hút các thuê bao trả trước, đưa ra các chương trình khuyến mại khủng để cạnh tranh không lành mạnh. Do buông lỏng quản lý nên những chủ sim trả trước này thường xuyên nhắn tin quảng cáo, đe dọa, tung tin xấu, độc… gây phiền nhiễu, còn các cơ quan chức năng gần như bất lực”.

Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Đức Trung cũng thừa nhận rằng: “Thực tế quản lý cho thấy nguồn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, tin nhắn đe dọa đều xuất phát từ sim trả trước rất khó truy suất danh tính cá nhân thuê bao”.

Theo thống kê của Bộ TTTT, tính hết năm 2017, tổng số sim có dấu hiệu nghi vấn được phát hiện là 28 triệu, trong đó có 4 triệu sim đã hủy, khóa. Từ tháng 5.2017 đến tháng 11.2017 số lượng tin nhắn bị chặn là 214 triệu tin nhắn, Bộ TTTT đã tiếp nhận 68.610 lượt phản ánh tin nhắn rác đến đầu số 456.

Việc phát triển sim trả trước ồ ạt như hiện nay là bởi người dùng thích thuê bao trả trước hơn vì tiện lợi, không phải ký hợp đồng. Bản thân các nhà mạng cũng khuyến khích phát triển thuê bao trả trước, bởi thu được tiền ngay. Để phát triển thuê bao trả trước, nhà mạng liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi cực khủng, giai đoạn từ 2005-2010, khi thị trường viễn thông bùng nổ, để thu hút khách hàng trong thời điểm thị trường còn chưa định hình, các nhà mạng đã khởi đầu với ưu đãi 50%, ngay khi có một nhà mạng tăng lượng khuyến mại, các đơn vị khác buộc phải lao theo để cạnh tranh. Mức ưu đãi dần lên tới 100%, 150% và có lúc lên tới 200% ở một vài đơn vị.

Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, tháng 7.2010, Bộ TTTT đã đưa ra quy định về việc không khuyến mại thẻ nạp hơn 50%. Quy định này đã phần nào kìm hãm cơn lốc khuyến mại “khủng”. Tuy nhiên, các nhà mạng vẫn tìm đủ cách để lách luật, kéo thêm thuê bao mới. Nhiều đơn vị nhỏ còn buộc phải cạnh tranh theo hình thức như tặng tiền cho thuê bao mới hay táo bạo hơn là nghe cũng được tiền, hoặc SIM giá rẻ có tài khoản hàng tỉ đồng để tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Gần đây, nhiều nhà mạng tung chiêu miễn phí cho khách hàng sử dụng nền tảng mạng xã hội. Theo các luật sư thì hành vi này có thể coi là vi phạm Luật Cạnh tranh khi “khi khuyến mại, hạ giá… thì không được quá 50% giá trị thực tế đang lưu hành”.

Thông tư 47 của Bộ TTTT quy định, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả trước là 20%, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả sau là 50%. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Thông tư 47 của Bộ TTTT quy định, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả trước là 20%, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả sau là 50%. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Ngắt “nguồn sống” của sim rác, sim trả trước

Điều đáng lưu ý là cuối năm 2017, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4.4.2006 quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Theo dự thảo, Nghị định sửa đổi, Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Trong trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mãi tập trung (như tuần khuyến mãi, tháng khuyến mãi, mùa khuyến mãi, ngày lễ khuyến mãi...) thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mãi có thể lên đến 70%.

Còn theo Điều 9 của dự thảo Nghị định sửa đổi có 2 phương án: “Phương án 1, tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mãi bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày/năm; một chương trình khuyến mãi không được vượt quá 45 ngày. Phương án 2, bỏ khoản này”.

Các chuyên gia cho rằng, nếu các nội dung này được áp dụng, nguy cơ dùng sim “rác” hưởng khuyến mại có thể sẽ lại bùng nổ.

Chính vì thế, thông tư 47 của Bộ TTTT được cho là rất kịp thời. Theo lãnh đạo Cục viễn thông thì việc thúc đẩy thuê bao trả sau, hạn chế tin nhắn rác, cuộc gọi rác được Chính phủ giao tại điểm a- khoản 1 điều 37 Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Bộ TTTT được quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất trên tinh thần đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Thông tư quy định, kể từ ngày 1.3.2018, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả trước là 20%, mức khuyến mại tối đa cho thuê bao trả sau là 50%. Tỉ lệ này cũng dùng trong quy định mức giá trị vật chất tối đa dùng để khuyến mại cho một đơn vị dịch vụ thông tin di động.

Thông tư cũng có những quy định rất đáng chú ý khác như “khánh hàng thường xuyên của dịch vụ thông tin di động” gồm hai đối tượng: Thuê bao trả sau và thuê bao trả trước nhưng đã sử dụng dịch vụ liên tục, tối thiểu là 1 năm với tổng cước đã thanh toán cho doanh nghiệp di động tối thiểu 1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải lên kế hoạch hướng dẫn khách hàng chuyển đổi từ thuê bao trả trước sang thuê bao trả sau nhanh gọn, đơn giản nhất có thể đồng thời thực hiện quy định về hạn mức khuyến mại. Trường hợp doanh nghiệp viễn thông vi phạm sẽ bị sử lý hành chính và truy thu thuế đối với các chương trình khuyến mại sai quy định.

Với Thông tư 47, sẽ hạn chế được nguy cơ các nhà mạng vào cuộc đua phá giá và làm méo mó thị trường. Khi đó, doanh nghiệp nào yếu hơn sẽ phá sản và xuất hiện tình trạng độc quyền, hoặc doanh nghiệp “bắt tay” nhau cùng tăng giá và cuối cùng người tiêu dùng lại bị thiệt hại. Điều quan trọng, dù một bộ phận người dùng sẽ không còn những gói ưu đãi khủng nhưng hàng triệu thuê bao khác sẽ không còn nỗi lo bị tấn công bởi cơn bão sim rác.

Hàng loạt nhà mạng khai tử gói ưu đãi khủng lướt Facebook, YouTube

Đầu tháng 1.2018, 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam hiện nay là: MobiFone, Vinaphone, Viettel đồng loạt thông báo tới khách hàng dừng gói cước YouTube, Facebook. Đây là những gói data tiện ích được sử dụng khá phổ biến nhờ ưu đãi khủng và nổi bật. Đồng thời, các nhà mạng này cũng cơ cấu lại các gói cước. Điều này được cho là cũng nhằm thực hiện thông tư 47 của Bộ TTTT.

LINH ANH
TIN LIÊN QUAN

Nhà mạng siết chưa đủ chặt các đại lý, SIM rác "tưng bừng" trở lại

Đức Thành |

SIM kích hoạt sẵn trở lại tràn ngập thị trường, khả năng kiểm soát SIM rác đang có nguy cơ “vỡ trận”. Khách hàng phản ánh bị nhà mạng làm phiền, thoái thác trách nhiệm khi có ý đổ vấy cho khách hàng “gian dối”…

Đe doạ cán bộ cao cấp bằng "sim rác": Nhà mạng phải liên đới

Bảo Thắng |

“Nếu ai cũng sử dụng sim điện thoại chính danh thì ai dám dùng để đe doạ, khủng bố cán bộ nữa? Trong việc này, nhà mạng cũng liên đới trong công tác quản lý” – đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC 50), Công an Hà Nội nói.

Sim chính chủ phải có ảnh chân dung, nhà mạng có dẹp nổi nạn sim rác?

Hải Đăng |

Trước tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi ảo…, không ít lần cơ quan quản lý cho nhà mạng “công cụ” để dẹp nạn sim rác vốn tồn tại nhiều năm nay. Nghị định 49/2017/NĐ-CP ra đời một lần nữa trao cho các nhà mạng "thanh bảo kiếm" để lập lại trật tự.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Nhà mạng siết chưa đủ chặt các đại lý, SIM rác "tưng bừng" trở lại

Đức Thành |

SIM kích hoạt sẵn trở lại tràn ngập thị trường, khả năng kiểm soát SIM rác đang có nguy cơ “vỡ trận”. Khách hàng phản ánh bị nhà mạng làm phiền, thoái thác trách nhiệm khi có ý đổ vấy cho khách hàng “gian dối”…

Đe doạ cán bộ cao cấp bằng "sim rác": Nhà mạng phải liên đới

Bảo Thắng |

“Nếu ai cũng sử dụng sim điện thoại chính danh thì ai dám dùng để đe doạ, khủng bố cán bộ nữa? Trong việc này, nhà mạng cũng liên đới trong công tác quản lý” – đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC 50), Công an Hà Nội nói.

Sim chính chủ phải có ảnh chân dung, nhà mạng có dẹp nổi nạn sim rác?

Hải Đăng |

Trước tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi ảo…, không ít lần cơ quan quản lý cho nhà mạng “công cụ” để dẹp nạn sim rác vốn tồn tại nhiều năm nay. Nghị định 49/2017/NĐ-CP ra đời một lần nữa trao cho các nhà mạng "thanh bảo kiếm" để lập lại trật tự.