Hàng nghìn tỉ đồng chảy vào các trang ăn cắp bản quyền báo chí

KHÁNH AN |

Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, doanh thu bất hợp pháp từ hoạt động ăn cắp bản quyền có thể lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

Khai thác, sử dụng trái phép thông tin

Chia sẻ tại Hội thảo Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới - cho biết, hiện nay, chỉ cần một đơn vị đăng tải bài báo về một vấn đề “nóng” hay một sản phẩm báo chí có chất lượng, được tác giả tâm huyết, đầu tư công phu thì ngay sau đó, không khó để tìm kiếm các bài đăng y hệt về nội dung cũng như hình ảnh trên nhiều trang tin điện tử, mạng xã hội…

Vi phạm bản quyền có thể đến từ những trang web có địa chỉ rõ ràng và cả các trang không rõ nguồn gốc, không rõ cơ quan chủ quản hay trên mạng xã hội.

Nhiều sản phẩm vừa được xuất bản đã bị các trang khác, các tài khoản mạng xã hội… tự ý lấy lại, khai thác, sử dụng trái phép mà không trích dẫn nguồn, dẫn đường link. Trong khi độc giả có xu hướng "đọc nhanh", tin tưởng các website, trang mạng xã hội này mà không cần đọc báo chính thống.

Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức từ thiệt hại kinh tế về việc xâm phạm bản quyền tác giả hay sở hữu trí tuệ, nhưng theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, doanh thu bất hợp pháp từ hoạt động ăn cắp bản quyền có thể lên tới hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

“Miếng bánh quảng cáo lẽ ra nằm tại các đơn vị nắm giữ bản quyền thì lại “chảy vào túi” các trang web, trang điện tử, các tài khoản mạng xã hội” - ông Đức nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Vân - Phó trưởng Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình Việt Nam - cho rằng, tình trạng các tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền báo chí là khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với các tổ chức truyền hình. Tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn chưa đủ nghiêm khắc và toàn diện.

Nhiều đối tượng copy lại thông tin bài báo rồi đăng tải lên các fanpage trên Facebook. Ảnh: Khánh An
Nhiều đối tượng copy lại thông tin bài báo rồi đăng tải lên các fanpage trên Facebook. Ảnh: Khánh An

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí

Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng tình trạng vi phạm bản quyền báo chí trước tiên là do internet cho phép nội dung báo chí được chia sẻ và lan truyền nhanh chóng.

Thứ hai, trên môi trường số, việc xác định nguồn gốc (sản phẩm gốc, tác giả của sản phẩm gốc) là khó khăn hơn. Bởi trên môi trường số, thông tin có thể được chia sẻ nhiều lần và không rõ nguồn gốc, dẫn đến việc xác định tác giả và nguồn gốc của một bài viết trở nên khó khăn. Lý do thứ ba là thách thức về pháp lý đa quốc gia liên quan đến vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền nội dung số.

Quan trọng nhất là vẫn còn tình trạng không ít người dùng, bao gồm cả các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung còn thiếu hiểu biết về quyền bản quyền có thể vi phạm bản quyền một cách không chủ ý.

Để đảm bảo rằng các bản quyền nội dung số được bảo vệ hiệu quả, theo bà Hằng, các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí là các chủ thể mang quyền, cần được trang bị và tự trang bị những hiểu biết về lĩnh vực bản quyền nội dung số.

Ngoài ra, cần thiết lập và thực thi quy định pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ; xây dựng tòa soạn số tích hợp công cụ số có khả năng rà quét phát hiện vi phạm bản quyền.

Các cơ quan báo chí, truyền thông cũng cần tăng cường hợp tác nhằm xây dựng nền tảng và công cụ số cho bảo vệ bản quyền báo chí... Cuối cùng, cần tăng cường giáo dục đạo đức và văn hoá báo chí cho các nhà báo và người dùng, từ đó tuân thủ và có ý thức đấu tranh bảo vệ bản quyền báo chí.

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nhấn mạnh, bảo vệ được quyền tác giả sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho nhà báo, cơ quan báo chí đầu tư vào dự án phát triển nội dung, dự án đổi mới sáng tạo báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông hiện nay.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Bản quyền truyền hình - nguồn lợi của kinh tế thể thao

ĐÌNH CHIẾN |

Bản quyền truyền hình đối với các giải thể thao ở Việt Nam không phải mới. Tuy nhiên, làm thế nào để các giải thể thao trong nước bán được bản quyền truyền hình và thu lợi lại là một bài toán không dễ giải. 

Nỗ lực bảo vệ bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh

huyền chi |

"Xu hướng pháp luật về bản quyền của hai quốc gia và phương hướng hợp tác trong tương lai" là chủ đề của Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm nay.

Chờ xác minh trốn thuế, ai nuôi công nhân LiOA Đồng Nai?

Quý An |

Trong khi chờ cơ quan điều tra xác minh có hay không việc gian lận hóa đơn, LiOA Đồng Nai - một doanh nghiệp lớn - đang vật lộn với hoàn cảnh kiệt quệ. Gần 2.000 công nhân của LiOA đang gặp khó khăn về việc làm và nguy cơ chậm lương từ tháng 9.2023.

Thoát chết trong vụ cháy chung cư mini nhờ chiếc thang dây mua gần 10 năm trước

Khánh Linh |

Chiếc thang dây "thần kỳ" được bác sĩ Huy mua từ 10 năm trước đã giúp nhiều người dân thoát ra khỏi vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội).

Bằng mọi cách phải kiểm soát đà tăng của giá xăng dầu

Cường Ngô |

Giá xăng dầu hôm nay (15.9) trên thế giới tiếp tục tăng cao do hạn chế nguồn cung, lượng dầu sản xuất giảm 3,3 triệu thùng/ngày. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến giá xăng dầu trong nước, do vậy, các chuyên gia cho rằng, bằng mọi cách phải kiểm soát đà tăng của giá xăng trong nước.

Thẻ tín dụng nội địa - con đường đến xã hội không dùng tiền mặt

Nhóm PV |

Việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu của đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%…

Địa chỉ tiếp nhận ủng hộ tới các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội vừa có thông báo số tài khoản ủng hộ các nạn nhân bị thiệt hại trong vụ cháy chung cư mini tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội).

Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

KHÁNH AN |

Ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Bản quyền truyền hình - nguồn lợi của kinh tế thể thao

ĐÌNH CHIẾN |

Bản quyền truyền hình đối với các giải thể thao ở Việt Nam không phải mới. Tuy nhiên, làm thế nào để các giải thể thao trong nước bán được bản quyền truyền hình và thu lợi lại là một bài toán không dễ giải. 

Nỗ lực bảo vệ bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh

huyền chi |

"Xu hướng pháp luật về bản quyền của hai quốc gia và phương hướng hợp tác trong tương lai" là chủ đề của Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm nay.