Dự án số hóa đất đai ở Đắk Nông ì ạch vì thiếu kinh phí

Phan Tuấn |

Sau nhiều năm triển khai dự án xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai tại Đắk Nông vẫn còn rất chậm so với kế hoạch đề ra. Có nhiều nguyên nhân, nhưng lý do chính là do thiếu nguồn kinh phí thực hiện.

Chậm hoàn thành cơ sở dữ liệu

Hiện nay, tất cả 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều đang triển khai thực hiện dự án xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

Cụ thể, Sở Tài nguyên - Môi trường làm chủ đầu tư dự án ở huyện Đắk R'lấp vào năm 2009; huyện Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Glong được thực hiện vào năm 2013; huyện Cư Jút được thực hiện vào năm 2018.

Tại huyện Krông Nô và thành phố Gia Nghĩa được triển khai vào năm 2020 và do địa phương làm chủ đầu tư. Điểm chung là chưa có địa phương nào hoàn thành dự án xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

Huyện Đắk R’lấp là địa phương được chọn làm điểm để triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai vào năm 2009 với dự toán tổng kinh phí hơn 69 tỉ đồng.

Thế nhưng, đã 14 năm trôi qua việc thực hiện cơ sở dữ liệu về đất đai ở huyện Đắk R'lấp vẫn chưa hoàn thành. Đến nay, Đắk R’lấp mới chỉ hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính.

Việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ và luân chuyển hồ sơ địa chính đã được thực hiện trên phần mềm SouthLIS từ cuối năm 2020. Tuy nhiên, đây là phần mềm miễn phí do đơn vị tư vấn cung cấp nên còn nhiều hạn chế. Về phía Sở Tài nguyên - Môi trường đã đề nghị đơn vị tư vấn tiếp tục hỗ trợ song chưa được xử lý.

Đến năm 2022, Sở Tài nguyên - Môi trường đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép vận hành thử nghiệm phần mềm VBDLIS của Tập đoàn Viettel. Hiện việc nhập cơ sở dữ liệu tại Đắk R’lấp trên phần mềm này đã hoàn thành. Dự kiến, việc vận hành cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện trong quý I/2023.

Huyện Đắk Mil địa phương có gói xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai lớn nhất tỉnh với tổng kinh phí hơn 144,5 tỉ đồng. Ở địa phương này, việc nhập cơ sở dữ liệu trên phần mềm VBDLIS cũng đang được triển khai và chưa được hoàn thành.

Thiếu kinh phí thực hiện

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đắk Nông, tốc độ thực hiện xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ở tất cả các huyện và thành phố Gia Nghĩa đều bị chậm so với kế hoạch đề ra. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

Qua đánh giá, có rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bị chậm như ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, phần mềm vận hành còn hạn chế… Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất là kinh phí, nguồn eo hẹp, bố trí nhỏ giọt.

Cụ thể, tổng kinh phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đất đai tại Đắk Nông là hơn 760 tỉ đồng. Phần lớn nguồn kinh phí này là từ nguồn hỗ trợ của Trung ương.

Tuy nhiên, nguồn hỗ trợ từ Trung ương những năm qua còn hạn chế. Hằng năm, Đắk Nông đã trích 10% tổng số nguồn thu về đất (khoảng 5 tỉ đồng) cho sở tài nguyên - môi trường để bố trí cho dự án. Số tiền 5 tỉ đồng/năm là quá thấp so với nhu cầu thực tế.

Đến nay, tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã giải ngân được trên 267,5 tỉ đồng, đạt trên 35% so với tổng kinh phí thiết kế. Hiện các chủ đầu tư vẫn còn nợ các đơn vị tư vấn và chưa thể đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính.

Để giải quyết những khó khăn này, sở tài nguyên - môi trường đang tiếp tục động viên, đề nghị các đơn vị tư vấn tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu.

"Ngoài ra, Sở Tài nguyên - Môi trường cũng đề nghị UBND tỉnh kịp thời phân bổ kinh phí 10% thu tiền sử dụng đất để bố trí cho công tác đầu tư thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, Sở Tài nguyên - Môi trường còn đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí để Đắk Nông tiếp tục triển khai việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai” - ông Bùi Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường - cho hay.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bộ Thông tin Truyền thông ban hành kế hoạch lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

THEO TTXVN |

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-BTTTT về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của bộ.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai ở Ninh Bình: Người dân góp ý còn nhiều hạn chế

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được các tầng lớp nhân dân tại Ninh Bình, đặc biệt quan tâm và kỳ vọng khi được thông qua sẽ giúp giải quyết, tháo gỡ triệt để những khó khăn vướng mắc phát sinh từ thực tiễn. Tuy nhiên, việc đóng góp của người dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn hạn chế.

Tiến độ thực hiện lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Nguyễn Hà |

Tính đến ngày 7.2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Bộ Thông tin Truyền thông ban hành kế hoạch lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

THEO TTXVN |

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-BTTTT về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của bộ.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai ở Ninh Bình: Người dân góp ý còn nhiều hạn chế

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được các tầng lớp nhân dân tại Ninh Bình, đặc biệt quan tâm và kỳ vọng khi được thông qua sẽ giúp giải quyết, tháo gỡ triệt để những khó khăn vướng mắc phát sinh từ thực tiễn. Tuy nhiên, việc đóng góp của người dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn hạn chế.

Tiến độ thực hiện lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Nguyễn Hà |

Tính đến ngày 7.2, đã có 28 bộ, ngành, địa phương tại các khu vực trên cả nước ban hành Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).