Bỏ một số giấy phép game cũng không được tự do tung hoành tại Việt Nam

Bích Ngọc |

Bỏ giấy phép cung cấp game G1, giấy chứng nhận G2, G3, G4, game xuyên biên giới cũng không được tự do tung hoành tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (game) ở Việt Nam đang lo ngại về việc bãi bỏ các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép cung cấp game G1, giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ game G2, G3, G4 vừa được Chính phủ phê duyệt sẽ khiến các game xuyên biên giới phát hành tự do vào Việt Nam, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước, nhưng đó là điều sẽ không xảy ra.

Quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) giai đoạn 2020 – 2025 vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký hôm 26/11 có nội dung bãi bỏ các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp game. Đây cũng là những điểm mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, dự thảo đã qua 2 lần tiếp thu, lấy ý kiến và sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Cụ thể trước đây, doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ và phát hành game G1 trên mạng cần 2 loại giấy tờ: Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi G1. Tương tự đối với việc cung cấp dịch vụ và phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng cũng cần 2 loại Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 và Giấy xác nhận thông báo cung cấp trò chơi G2, G3, G4.

Nay theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng và Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng sẽ được bãi bỏ.

Phấn khởi vì nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm, nhưng một số doanh nghiệp cung cấp game trong nước cũng lo lắng vì cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp nước ngoài tự do cung cấp game vào Việt Nam và cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên thực tế là việc bãi bỏ các thủ tục hành chính nói trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước bởi cơ quan quản lý đã điều chỉnh các quy định theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính mà vẫn đảm bảo việc quản lý nội dung game cung cấp trên mạng.

Mỗi doanh nghiệp khi muốn cung cấp dịch vụ và phát hành một trò chơi điện tử G1 trên mạng, thì cần phải có Giấy phép phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng (được điều chỉnh từ Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi G1 hiện nay), tương tự đối với game G2, G3, G4 trên mạng, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đăng ký phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng (được điều chỉnh từ Giấy xác nhận thông báo cung cấp trò chơi G2, G3, G4 trên mạng hiện nay).

Ngoài ra, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung cũng quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm của các kho ứng dụng và các doanh nghiệp nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ game tại Việt Nam, đặc biệt là các quy định về quản lý nội dung, thanh toán theo quy định pháp luật Việt Nam.

“Chỉ có 23% doanh nghiệp được cấp Giấy phép G1 có cung cấp dịch vụ. Số doanh nghiệp còn lại có giấy phép nhưng không triển khai cung cấp dịch vụ hoặc có một số doanh nghiệp chỉ lợi dụng có Giấy phép G1 để xuất trình cho doanh nghiệp viễn thông và đơn vị thanh toán để phát hành game không phép”, đây là lý do khiến cơ quan quản lý quyết định bãi bỏ một số loại giấy phép không cần thiết trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP.  

Bích Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Chiêu trò lộ kết quả ở Rap Việt đã được loạt gameshow sử dụng tinh vi

Hào Hoa |

Trước Rap Việt, chuyện lộ kết quả hay những nghi vấn dàn xếp kết quả từng xảy ra nhiều lần ở The Voice (Giọng hát Việt), Cuộc đua kỳ thú...

Chuẩn bị ra mắt Liên minh các nhà sản xuất và phát hành game

Nguyễn Lộc |

6 doanh nghiệp lớn đã đồng ý gia nhập Liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng (game), tổ chức tự nguyện do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) vận động thành lập.

Loạt game show Việt từng bị chỉ trích nặng nề vì phản cảm

Hải Minh |

Một số gameshow truyền hình đã khiến khán giả bức xúc vì nội dung nhảm nhí, thể hiện sự coi thường với người xem.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Chiêu trò lộ kết quả ở Rap Việt đã được loạt gameshow sử dụng tinh vi

Hào Hoa |

Trước Rap Việt, chuyện lộ kết quả hay những nghi vấn dàn xếp kết quả từng xảy ra nhiều lần ở The Voice (Giọng hát Việt), Cuộc đua kỳ thú...

Chuẩn bị ra mắt Liên minh các nhà sản xuất và phát hành game

Nguyễn Lộc |

6 doanh nghiệp lớn đã đồng ý gia nhập Liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng (game), tổ chức tự nguyện do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) vận động thành lập.

Loạt game show Việt từng bị chỉ trích nặng nề vì phản cảm

Hải Minh |

Một số gameshow truyền hình đã khiến khán giả bức xúc vì nội dung nhảm nhí, thể hiện sự coi thường với người xem.