Vinh quang Việt Nam - Dấu ấn 30 năm đổi mới:

Vinatex – Trưởng thành trong cạnh tranh và hội nhập

HỒNG QUÂN |

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) mới có hơn 20 năm thành lập nhưng lịch sử của ngành dệt may nước nhà gắn với những tên tuổi đình đám một thời như Dệt kim Đông Xuân, Dệt 8-3, Dệt Nam Định…
Tổng Giám đốc Vinatex Lê Tiến Trường nhớ lại: Ngay từ trước đổi mới năm 1986, trong khi nhiều ngành vẫn sản xuất theo chủ trương kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thì ngành dệt may đã đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh, bán hàng dệt may đổi lấy ngoại tệ trong chủ trương “hàng đổi hàng”. Những năm manh nha đổi mới, ai trong ngành cũng còn nhớ hội nghị Phước Long (năm 1986) với sự tham dự của Tổng Bí thư khi đó là đồng chí Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - đồng chí Phạm Hùng tổ chức tại Xí nghiệp may Phước Long đã đặt nền móng cho việc trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Cái nôi của đổi mới

“Đức tính tự lập, căn cơ, chắt bóp để mưu sinh dường như luôn chảy trong huyết quản của những người làm dệt may ngay từ khởi thủy và sau này khiến dệt may là ngành luôn đi đầu trong cạnh tranh và làm ăn theo cơ chế thị trường từ rất sớm”- TGĐ Lê Tiến Trường cho biết. Từ hội nghị Phước Long mở màn cho các chương trình kế hoạch 2, kế hoạch 3 những năm trước đổi mới, khi đó dệt may là ngành tiên phong thực hiện chủ trương “đổi hàng lấy hàng”, đổi hàng dệt may lấy ngọai tệ rồi nhập nguyên liệu về tổ chức sản xuất, trả hàng cho bên cho vay.

Đặc thù của dệt may là ngành có đông lao động, áp lực đảm bảo công ăn việc làm là vô cùng lớn, nhưng ngay trong bối cảnh khó khăn, đã có thời kỳ, dệt may là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng tiêu chuẩn trả lương cho người lao động phải đảm bảo 2.200 calo/người làm dấy lên không khí phấn khởi, đầy hào hứng, tự hào của người lao động ngành dệt may.

Giai đoạn từ năm 1995 đến 2001, các thị trường chủ chốt trước đây như Liên Xô cũ, các nước Đông Âu tan rã, ngành dệt may đứng trước thử thách lớn về chiến lược phát triển. Việc mở các thị trường xuất khẩu mới trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn do các rào cản thương mại áp dụng khi Việt Nam còn bị bao vây cấm vận, chưa bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

TCty Dệt may Việt Nam khi đó bắt đầu tập trung vào củng cố sản xuất, khắc phục khủng hoảng, tạo mối liên kết nội bộ, tương trợ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên. Điển hình của giai đoạn này là khắc phục cơ bản khủng hoảng tại Cty Dệt May Nam Định tránh được nguy cơ đổ vỡ. Đã tìm kiếm, đặt nền móng cho các thị trường xuất khẩu, mở ra thị trường EU thay thế cho thị trường các nước XHCN.

Ông Trường nhớ lại: Khi đó, thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ bị cấm vận, trong khi thị trường Châu Âu được xuất nhưng lại có quota (hạn ngạch dệt may), vì vậy đã hạn chế đáng kể năng lực sản xuất. Một mặt, ngành dệt may chủ trương tăng trưởng xuất khẩu ở Châu Âu, lấy Châu Âu làm trọng tâm và bắt đầu tìm đường đến Mỹ thông qua các đối tác thương mại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Chính vì vậy, đến khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ (năm 1997), chính thức dỡ bỏ các rào cản thương mại và ký kết hiệp định thương mại song phương (BTA) thì sự xuất hiện trực tiếp của hàng dệt may VN vào Mỹ đã không còn xa lạ, bởi trước đó đã có tới 5-6 năm tập dượt. Chính nhờ vậy, dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hiện luôn đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc.

Từ gia công sang tự chủ sản xuất

Có thể nói, sự phát triển lớn mạnh của ngành dệt may như hiện nay gắn mật thiết với quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Chính phủ là tự do hóa thương mại, tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Từ đó mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, trong đó có dệt may - được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại mang lại. Điển hình là chỉ 5 năm sau khi VN bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (2001-2006), hai nước ký hiệp định BTA và hiệp định về hàng dệt may thì ngành công nghiệp dệt may VN đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Thời kỳ này cũng đánh dấu sự chuyển mình rõ rệt của Vinatex cả về quy mô, tổ chức và phương thức hoạt động; bắt đầu chuyển từ DN nhà nước thành các Cty cổ phần nhằm tăng sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Đến 007, Việt Nam trở thành thành viên WTO thì dệt may có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng 34% trong 1 năm, tăng hơn 1 tỉ USD. Nếu như năm 2007, VN mới đạt kim ngạch xuất khẩu 9 tỉ USD thì đến năm 2016, sau 10 năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần, đạt 28 tỉ USD. Còn trong 30 năm kể từ ngày đổi mới (năm 1986), kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng hơn 32 lần, tổng số lao động toàn ngành tăng gấp 25 lần, với thị phần đứng thứ 2 ở cả hai thị trường lớn là Mỹ (10,2%) và Nhật Bản (7%), thu nhập bình quân người lao động đạt 200 USD/tháng, riêng Vinatex đạt 280 USD/tháng. Liên tục hàng năm tạo ra ¼ số việc làm mới trên cả nước, thặng dư thương mại đạt trên 13 tỉ USD năm 2015.

Ông Lê Tiến Trường cho biết, hiện năng suất lao động ngành dệt may đã ở top khá so với các nước cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may. Trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao, cạnh tranh về đơn giá gia công đã tính từng xu, thì năng suất lao động cao và chiến lược nội địa hóa nguyên phụ liệu đã giúp dệt may có được thặng dư giá trị lên đến 52%. Quy mô dệt may cũng đủ lớn để dẫn dắt, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành, đa dạng các nguồn lực tài chính, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược liên kết chuỗi để chuyển dần phương thức sản xuất từ gia công sang FOB (tự chủ nguyên liệu), ODM (tự thiết kế mẫu).

Đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động

Với tổng số lao động khoảng 130 ngàn người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 6 triệu đồng/người/tháng, dệt may là ngành giải quyết việc làm và đời sống cho hàng chục nghìn lao động, đóng góp vào an sinh xã hội. Vinatex và các đơn vị thành viên đã xây dựng hàng loạt các chính sách liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi hợp lý để đảm bảo cuộc sống cho người lao động cũng như thu hút thêm nguồn nhân lực mới.

Với chủ trương “ly nông bất ly hương”, nhiều xí nghiệp dệt may được xây dựng tại các địa phương đã góp phần thu hút thêm hàng ngàn lao động tại chỗ, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Từ năm 2011, tập đoàn xây dựng Nhà máy may Sơn Động với tổng mức đầu tư 60 tỉ đồng trong vùng 30A duy trì hoạt động tạo việc làm cho 500 lao động, giúp xóa nghèo bền vững; mỗi năm, tổng số tiền hỗ trợ CNVCLĐ trong toàn Tập đoàn xấp xỉ 20 tỉ đồng.

Mặc dù hiện nay ngành dệt may đang đứng trước thách thức của cuộc cách mạng 4.0, khi mà những ngành đông lao động sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Song ông Lê Tiến Trường khẳng định: Ngành dệt may sẽ không mất đi mà nhờ vậy sẽ tiếp tục cơ cấu lại sản xuất, áp dụng công nghệ mới nhằm giúp tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

 

 

HỒNG QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.