Tình yêu trọn đời với Lao Động

Quỳnh Chi |

Tết Nguyên đán 2024, nhà báo Trần Đoàn (tên khai sinh Đoàn Văn Hội) qua sinh nhật tuổi 100. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ vẫn nhảy đầm, đánh gôn, đọc báo mà không cần đeo kính... Người đàn ông tinh anh sống qua hơn 1 thế kỷ có biết bao câu chuyện buồn, vui để chia sẻ với người, với đời. Với chúng tôi - những đồng nghiệp hậu bối - cụ càng dành sự sẻ chia chân thành, tâm huyết... Đặc biệt, nhắc đến Báo Lao Động - cụ luôn chia sẻ là tình yêu trọn đời!

Lao Động - một tình yêu

Nhà báo Trần Đoàn, tên khai sinh Đoàn Văn Hội, sinh năm 1923. Ông công tác tại Báo Lao Động trong giai đoạn 1959-1979. Cả quãng đời công tác, cụ từng kinh qua nhiều cơ quan, đơn vị, nhưng luôn khẳng định Lao Động là tình yêu mãi mãi.

“Ngày mới về công tác tại Báo Lao Động, năm 1959, tôi làm phóng viên thường trú tại Quảng Ninh, có gần 2 năm lăn lộn ngoài đảo để cung cấp tin về tòa soạn. Đến năm 1961, tôi thay ông Đinh Gia Bảy (Ủy viên Ban Biên tập) làm Trưởng Ban Bạn đọc trong 3 năm. Khi làm Trưởng Ban Bạn đọc, tôi phụ trách nhóm 5-6 người, phụ trách trả lời bạn đọc, phân đơn thư về các ban chuyên môn. Sau đó, tôi làm Trưởng Ban Thư ký tòa soạn trong khoảng 10 năm rồi được phân công làm Trưởng Ban Đời sống kiêm Trưởng Ban Trị sự”, cụ Đoàn kể lại.

Theo trí nhớ của cụ Đoàn, các ban chuyên môn của Báo Lao Động thời đó bao gồm Bạn đọc, Sản xuất, Đời sống, Văn hóa, Thư ký tòa soạn... Thêm một bộ phận nữa là tin tức, nhiếp ảnh - cũng do cụ phụ trách.

Trong suốt thời gian công tác, cụ Đoàn kiêm thêm nhiệm vụ mở lớp dạy nghiệp vụ báo chí ngay tại tòa soạn của Báo Lao Động theo chỉ thị của Tổng Biên tập Lê Vân.

Say nghề, cụ Đoàn thường xuyên tập hợp nhóm đồng nghiệp, thông tấn viên để cùng chia sẻ những nội dung như nguyên tắc báo chí, kinh nghiệm,... nhằm xây dựng, thắt chặt mối quan hệ giữa tờ báo và những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.

Không chỉ chia sẻ nghiệp vụ qua ấn phẩm riêng, cụ Đoàn cũng là người triệu tập những phóng viên ưu tú về “trường” dạy nghiệp vụ báo chí. Gọi là trường, thực chất đây là tổ sinh hoạt chuyên môn. Cụ lên giáo án, hướng dẫn, tổ chức, xây mối quan hệ với báo, đồng thời thu thập mối quan hệ với các giảng viên khác...

“Nhóm bầu tôi là Chủ nhiệm, đồng thời là giảng viên về nguyên tắc cơ bản của báo chí vô sản. Nhiều cơ quan cử phóng viên, biên tập viên tham gia... Có 1 số người sau trở thành nhà báo chuyên nghiệp cho Báo Lao Động”, cụ Đoàn cho hay.

Không gói gọn trong “trường nội bộ”, cụ Đoàn còn là giảng viên của Khoa Báo chí - Trường Tuyên huấn Trung ương nhiều năm (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Cụ là giảng viên một phần về tính chất quần chúng của báo chí vô sản. Nhiều lớp bồi dưỡng có trưởng ban của các tỉnh về học.

Nhà báo dấn thân

Ngoài Báo Lao Động, cụ Đoàn còn làm tờ báo phục vụ tiền phương; là người đầu tiên xây dựng Báo Đường sắt; là thành viên thành lập Báo Giao thông.

“Trước khi làm báo, tôi học hết lớp 10 phổ thông rồi xách đèn đi học bổ túc. Tôi học Đại học dở dang rồi đi công tác lưu động. Điều trân quý nhất là những lớp học này có nhiều nhân vật quan trọng. Tôi được tiếp xúc với nhiều người như giáo viên Chiêm Tế, giáo sư Hoàng Giang. Để nâng cao trình độ, kỹ năng, tôi học thêm Lý luận tại chức, học Tiếng Anh...”, cụ Đoàn kể.

Theo cụ Đoàn, những năm công tác tại Báo Lao Động, dù công việc vất vả, thậm chí có giai đoạn hiểm nguy, nhưng với cụ, đó là những tháng năm vô cùng hạnh phúc.

“Báo Lao Động luôn có tinh thần lăn xả. Thời kỳ tôi làm thư ký tòa soạn, hoạt động rất khổ sở, đặc biệt giai đoạn chiến tranh phá hoại. Mọi người xong việc thì về hoặc tìm chỗ an toàn nhất, nhưng tôi ở lại đến phút cuối. Ở trụ sở 51 Hàng Bồ, Báo đào đường hầm trước cửa, mở một lối thoát ra bên ngoài; nhiều lần mọi người phải chui xuống hầm làm việc...” - cụ Đoàn kể lại.

Cũng theo cụ Đoàn, có giai đoạn làm việc dưới hầm nhà 51 Hàng Bồ vẫn không an toàn, mọi người lại về Tổng Công Đoàn - 65 Quán Sứ. Ngôi nhà này kiên cố, tường rất dày. Cụ Đoàn và đồng nghiệp làm việc ở 65 Quán Sứ, duy trì mỗi tuần xuất bản 3 số báo. Sau đó, mọi người lại di chuyển lên nhà in của Báo Nhân dân ở Tràng Tiền... Khoảng năm 1968 - 1972, cụ Đoàn sơ tán về Thọ Vực, khu vực thị trấn Phùng bây giờ để tiếp tục công việc...

“Gian nan mấy chúng tôi cũng không chùn bước. Giai đoạn đó, có hôm đi làm về thấy một bầu trời đầy sao, mà là sao tia pháo bắn ban đêm, nguy hiểm vô cùng. Những kỷ niệm sâu sắc không thể quên được...” - cụ Đoàn nhớ lại.

Năm 1966, cụ Đoàn và 2 đồng nghiệp được phân công vào chiến trường tác nghiệp. Trong khoảng 3 tháng, nhóm nhà báo đi khắp các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị... men theo Đường 15, vào những nơi chiến trận ác liệt nhất. “Tin bài sẽ theo đường giao thông của giao liên hoặc công đoàn chuyển về, dù không nhiều.

Có những lúc cận kề cái chết, qua những chuyến phà bom dội trên đầu... chúng tôi vẫn đi... Đoàn chúng tôi đi 3 người, chỉ 2 người trở về... Chúng tôi xông vào những chỗ nguy hiểm, chiến tranh khốc liệt, cận kề cái chết. Chúng tôi từng đi qua một chuyến phà đánh bom ác liệt, những người chở phà ở đó xứng đáng nhận được huân chương” - cụ Đoàn nói, mắt nhòa lệ.

Ân tình mãi mãi...

Cụ Trần Đoàn hiện sống cùng gia đình người con trai cả tại đường Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Mỗi ngày, ông cụ hơn 100 tuổi vẫn đi lại mấy tầng cầu thang, ăn uống sinh hoạt cùng các con, chưa cần ai phục vụ nhu cầu cá nhân.

Trò chuyện về 20 năm công tác tại Báo Lao Động, cụ Trần Đoàn rưng rưng xúc động nói: “Báo Lao Động đối với tôi là ân tình, là tình nghĩa, là tri ân. Báo cho tôi hơi ấm của cuộc đời, cho tôi sự trưởng thành. Báo còn đứng ra tổ chức cưới vợ cho tôi, là người kết nạp tôi vào Đảng Cộng sản Việt Nam... Tôi làm sao quên được ân tình ấy.

Sau 20 năm làm việc tại Báo, dù được luân chuyển lên làm cán bộ Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nhưng tôi luôn yêu quý mái nhà Lao Động. Năm nay tôi 100 tuổi, sơ kết lại cuộc đời hoạt động của mình, tôi từng làm tình báo Quốc phòng, làm Phó Chánh văn phòng Tổng Công đoàn Việt Nam, nhưng Báo Lao Động vẫn là nơi tôi dành nhiều tình cảm, tự hào...”.

Theo cụ Đoàn, năm 1979, cụ được điều động về Tổng Công đoàn Việt Nam. Tại đây, cụ làm Phó Chánh Văn phòng trong khoảng 9 năm đến khi về hưu.

“Ở Tổng Công đoàn, tôi giúp đỡ Báo Lao Động nhiều lắm. Tôi giúp từ những việc nhỏ, từ vật liệu xây dựng, lít xăng cho ôtô, ngăn, buồng của đơn vị… Những việc đó, không ai bảo, không ai nhờ, tôi giúp vì tình yêu với Báo Lao Động, vì một ân tình mãi mãi...”, cụ Đoàn rưng rưng nói.

- Tôi muốn nói lời tri ân Báo Lao Động.

- Tôi trải qua nhiều đời Tổng Biên tập, sống cùng nhiều đồng nghiệp, tôi yêu mến mọi người và mọi người cũng yêu mến tôi.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Lao động tự do quên giao thừa, miệt mài mưu sinh mong Tết đủ đầy

Phương Thảo |

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cận kề, trái ngược với không khí nhà nhà tranh thủ sắm sửa đón tết thì những lao động tự do xa quê vẫn miệt mài mưu sinh với mong muốn chuyến xe về quê ăn tết đủ đầy hơn, con trẻ có thêm tấm áo mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ, tặng quà công nhân lao động Thủ đô

Phạm Đông |

Với tinh thần chia sẻ, chăm lo công nhân lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ, tặng quà công nhân lao động Thủ đô vào chiều 28 tháng Chạp năm Quý Mão.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hưng Yên tiễn công nhân lao động về quê đón Tết

Hà Anh |

Ngày 7.2 (28 tháng Chạp năm Quý Mão 2023), lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hưng Yên đã trao hỗ trợ vé xe, động viên, tặng quà và chia tay công nhân lao động xa quê về quê đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tết vui trên những công trình Tấm lòng Vàng

PHONG LINH |

“Tôi tin năm nay sẽ là một mùa Tết vui của bà con miền Tây, ít nhất là đối với những hộ gia đình, người dân lưu thông qua chiếc cầu, con đường do Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ” - bà Lê Thị Đẩu (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chia sẻ.

Những lưu ý khi người dân trở lại Hà Nội làm việc sau Tết Nguyên đán

Quang Việt |

Dự báo, trong các ngày mùng 4-5 Tết Nguyên đán (ngày 13-14.2), đông đảo người dân và phương tiện giao thông sẽ quay trở lại thành phố bắt đầu làm việc, học tập.

Các nước BRICS nắm giữ 45 nghìn tỉ USD tài sản có thể đầu tư

Khánh Minh |

Số lượng triệu phú trong khối BRICS dự kiến sẽ tăng mạnh trong thập kỷ tới, với 45 nghìn tỉ USD có thể đầu tư.

Quảng Trị khơi thông điểm nghẽn ở cửa khẩu, góp phần tăng thu ngân sách

HƯNG THƠ |

Chính phủ đồng ý để Quảng Trị phối hợp với các đơn vị triển khai xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua biên giới đã mở ra một hướng đi, kỳ vọng nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và thu ngân sách ở Cửa khẩu quốc tế La Lay.

Nga vươn lên vị trí thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối

Song Minh |

Nga vượt qua Saudi Arabia với hơn 442 tỉ USD dự trữ ngoại hối.

Lao động tự do quên giao thừa, miệt mài mưu sinh mong Tết đủ đầy

Phương Thảo |

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cận kề, trái ngược với không khí nhà nhà tranh thủ sắm sửa đón tết thì những lao động tự do xa quê vẫn miệt mài mưu sinh với mong muốn chuyến xe về quê ăn tết đủ đầy hơn, con trẻ có thêm tấm áo mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ, tặng quà công nhân lao động Thủ đô

Phạm Đông |

Với tinh thần chia sẻ, chăm lo công nhân lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp gỡ, tặng quà công nhân lao động Thủ đô vào chiều 28 tháng Chạp năm Quý Mão.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hưng Yên tiễn công nhân lao động về quê đón Tết

Hà Anh |

Ngày 7.2 (28 tháng Chạp năm Quý Mão 2023), lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Hưng Yên đã trao hỗ trợ vé xe, động viên, tặng quà và chia tay công nhân lao động xa quê về quê đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.