Thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể có lợi cho công nhân

Nam Dương |

Qua thương lượng với người sử dụng lao động (NSDLĐ), nhiều công đoàn cơ sở (CĐCS) đã đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Những quyền, lợi ích của NLĐ cao hơn quy định của pháp luật được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) tại doanh nghiệp.

Hàng chục điểm trong TƯLĐTT có lợi cho người lao động

Bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, Chủ tịch CĐCS Công ty CP Đầu tư và tiếp vận Mê Kông (Quận 7, TPHCM) - cho biết hàng năm, CĐCS đều phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, CĐCS có điều kiện thương lượng với chủ doanh nghiệp để ký TƯLĐTT chăm lo tốt hơn cho NLĐ.

Chẳng hạn, hàng năm (trừ năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19), doanh nghiệp đều tăng lương cho NLĐ. Hay mới đây, TƯLĐTT của công ty đã ghi nhận doanh nghiệp thay vì chỉ hỗ trợ một phần tiền ăn ca như trước đây, nay Công ty “bao” luôn tiền ăn ca của NLĐ.  “Ban chấp hành CĐCS đều phối hợp cùng các phòng ban của công ty tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nội dung TƯLĐTT, kiểm điểm việc thực hiện, sửa đổi bổ sung TƯLĐTT hàng năm, vì vậy quyền lợi của NLĐ luôn được bảo đảm, nhiều điều cao hơn quy định của pháp luật”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH TMDV Sài Gòn Viễn Đông (Quận 7, TPHCM) - cũng cho hay, việc xây dựng TƯLĐTT đều được lấy ý kiến đến từng NLĐ thông qua các trưởng bộ phận. CĐCS tiếp thu các ý kiến này, tổ chức đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp. Nhờ có thương lượng, đối thoại này, doanh nghiệp có nhiều chăm lo cho NLĐ cao hơn luật định. Chẳng hạn, việc chăm lo lao động nữ thai sản vừa được công ty vừa được CĐCS chăm lo cùng lúc. Hay như việc lao động chẳng may bị bệnh sẽ được hỗ trợ mỗi lần 1 triệu đồng và không quá 3 lần/năm.

Ông Lê Xuân Thái - Chủ tịch CĐ Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết, CĐ EVNSPC đã phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại định kỳ, thương lượng, xây dựng, ký TƯLĐTT với 54 điểm có lợi hơn so với quy định của pháp luật, đồng thời  tổ chức nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, NLĐ, qua đó quan hệ lao động tại các đơn vị trong EVNSPC được duy trì hài hòa, ổn định.

Tại Tổng Công ty Phát điện 3, CĐ đã thương lượng, xây dựng, ký kết cùng ban lãnh đạo Tổng Công ty TƯLĐTT với 48 điểm có lợi hơn các quy định của pháp luật cho NLĐ...

Kỹ năng thương lượng của CĐCS

Ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch CĐCS Công ty Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao TPHCM) - cho biết, TƯLĐTT của công ty cũng có nhiều điểm có lợi cho NLĐ. Để đạt được mục tiêu này, CĐCS đã tiến hành thương lượng với lãnh đạo của doanh nghiệp. “Nhìn chung phải biết lúc nào doanh nghiệp đang thuận lợi như đơn hàng nhiều, lợi nhuận tốt để đề nghị và thương lượng. Bên cạnh đó, lý lẽ đưa ra để đề nghị nâng cao quyền lợi của NLĐ cũng phải thuyết phục. Chẳng hạn như so sánh với doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, so sánh với doanh nghiệp khác trong cùng khu vực để thấy các doanh nghiệp đó đang chăm lo tốt hơn doanh nghiệp của mình” - ông Hồng nêu kinh nghiệm.

Theo bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Công ty Nissei Việt Nam, để thuyết phục doanh nghiệp nâng cao quyền lợi của NLĐ thì CĐCS phải tốn nhiều thời gian khảo sát thực tế về giá cả thị trường, chăm lo của các doanh nghiệp khác thế nào rồi lựa chọn thời điểm phù hợp để thương lượng với chủ doanh nghiệp.

Ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - cho biết, LĐLĐ TPHCM đã triển khai Kế hoạch về “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT” giai đoạn 2019-2023 và tổ chức 2 lớp tập huấn cho 150 cán bộ CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Đồng thời, thành lập tổ chuyên gia TƯLĐTT để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các CĐCS trong việc xây dụng nội dung, tổ chức thương lượng và tiến hành ký kết TƯLĐTT. Các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở cũng đã tổ chức 45 lớp tập huấn cho cán bộ CĐCS về thương lượng và ký kết TƯLĐTT.

Điều đáng mừng là nhiều TƯLĐTT có những nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của luật như: Thỏa thuận mức lương tối thiểu cao hơn mức quy định của Chính phủ, giảm giờ làm việc trong tuần xuống còn 44 giờ hoặc 40 giờ, tăng ngày nghỉ phép hàng năm (có đủ 3 năm làm việc tại doanh nghiệp thì được tăng thêm 1 ngày phép), chế độ thưởng thường xuyên hàng tháng hoặc các dịp Lễ, Tết, được mua bảo hiểm tai nạn 24/24, tham quan, nghỉ mát (có chi một phần cho người thân), tặng quà nhân ngày sinh nhật, viếng tang tứ thân phụ mẫu, chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, chi tiền ăn giữa ca, chi phí đi lại, điện thoại...

“Từ các bản TƯLĐTT có nhiều nội dung có lợi cho NLĐ, LĐLĐ TP Hồ Chí Minh đã tổng hợp, chọn lọc và xây dựng bộ tài liệu giới thiệu đến các đơn vị tham khảo để vận dụng vào thực tiễn trong quá trình thương lượng ký kết TƯLĐTT tại đơn vị của mình” - ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh cho biết.


Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Hà Anh |

Tính đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 230.000 công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, có khoảng 150.000 đoàn viên đang sinh hoạt tại 1.402 công đoàn cơ sở. Các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nâng cao tính thực chất của các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đặc biệt về tiền lương của người lao động gắn với năng suất lao động và kết quả thực hiện công việc.

Ký thỏa ước lao động tập thể với 54 điểm có lợi hơn cho người lao động

Nam Dương |

Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thương lượng, xây dựng, ký thỏa ước lao động tập thể năm 2022 với 54 điểm có lợi hơn so với quy định của pháp luật.

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội: Tổ chức ký mới 1.520 bản Thỏa ước lao động tập thể

Linh Nguyên |

Trong năm 2022, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã thương lượng ký mới được 1.520 bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), đạt 483% chỉ tiêu Tổng liên đoàn giao. Trong đó có 51% số bản Thỏa ước lao động thể đạt chất lượng A,B, đạt 381% chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN đoàn giao. Để có được kết quả này, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng những đơn vị làm tốt công tác thương lượng để ký được những bản TƯLĐTT chất lượng, nhiều điểm có lợi cho NLĐ như: Đề án thí điểm “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong doanh nghiệp giai đoạn 2021-2022”; thành lập Tổ Tư vấn thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhằm hỗ trợ CĐ cấp trên cơ sở hướng dẫn, tư vấn cho CĐCS về quy trình, kỹ năng thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

U23 Việt Nam về nước, ông Troussier đối diện những nỗi lo

ĐÌNH THẢO |

Huấn luyện viên Troussier sau Doha Cup 2023 đã nói rằng đội tuyển U23 Việt Nam có quá ít cơ hội để thi đấu trong quãng thời gian dài, nên chưa có được trạng thái và phong độ tốt nhất.

Bí thư Hạ Long được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (30.3), tại kỳ họp 13, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thêm 2 người ngộ độc sau khi ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi món cá muối ủ chua, món ăn đã khiến 1 người chết, 9 người nguy kịch do ngộ độc Botulinum trước đó.

Trường học chưa "rộng cửa" để phụ huynh góp mặt kiểm soát bếp ăn bán trú

Thùy Linh |

Hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân- Hà Nội) phải nhập viện với các biểu hiện ngộ độc sau chuyến đi dã ngoại. Vụ việc tiếp tục làm dấy lên lo ngại ở các phụ huynh học sinh, về sự an toàn cho con em mình khi tham gia ăn bán trú tại các trường học.

Lai Châu bắt giữ hàng loạt cán bộ về hành vi đưa và nhận hối lộ

THANH BÌNH |

Công an tỉnh Lai Châu vừa bắt giữ hàng loạt cán bộ, thanh tra, công chức một số sở, ban, ngành và các huyện về hành vi đưa và nhận hối lộ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Hà Anh |

Tính đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 230.000 công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, có khoảng 150.000 đoàn viên đang sinh hoạt tại 1.402 công đoàn cơ sở. Các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nâng cao tính thực chất của các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đặc biệt về tiền lương của người lao động gắn với năng suất lao động và kết quả thực hiện công việc.

Ký thỏa ước lao động tập thể với 54 điểm có lợi hơn cho người lao động

Nam Dương |

Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thương lượng, xây dựng, ký thỏa ước lao động tập thể năm 2022 với 54 điểm có lợi hơn so với quy định của pháp luật.

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội: Tổ chức ký mới 1.520 bản Thỏa ước lao động tập thể

Linh Nguyên |

Trong năm 2022, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã thương lượng ký mới được 1.520 bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), đạt 483% chỉ tiêu Tổng liên đoàn giao. Trong đó có 51% số bản Thỏa ước lao động thể đạt chất lượng A,B, đạt 381% chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN đoàn giao. Để có được kết quả này, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, nhân rộng những đơn vị làm tốt công tác thương lượng để ký được những bản TƯLĐTT chất lượng, nhiều điểm có lợi cho NLĐ như: Đề án thí điểm “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong doanh nghiệp giai đoạn 2021-2022”; thành lập Tổ Tư vấn thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhằm hỗ trợ CĐ cấp trên cơ sở hướng dẫn, tư vấn cho CĐCS về quy trình, kỹ năng thương lượng, ký kết TƯLĐTT.