Thấp thỏm nỗi lo an toàn từ thói quen mua thực phẩm giá rẻ

VÂN HI |

Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình vì đồng lương còn hạn chế, công nhân thường có thói quen mua thực phẩm giá rẻ ở chợ cóc, chợ mạng mà ít khi quan tâm đến nguồn gốc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mua thực phẩm giá rẻ để tiết kiệm

Thành thông lệ, tan ca lúc 16h hơn, chị Phạm Thị Đến (công nhân khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, tỉnh Hậu Giang - tên nhân vật đã thay đổi) lại ghé vào khu chợ cóc để mua thực phẩm nấu bữa tối cho gia đình.

Dừng xe trước một sạp thịt, người bán hàng niềm nở mời chào và vì là mối quen nên chị Đến được người bán chừa sẵn 1kg thịt đùi lợn. Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc, chị Đến nói: “Cũng không biết nguồn gốc từ đâu, cứ quan sát thấy thực phẩm nào tươi thì mua”.

Theo kế hoạch chi tiêu của nữ công nhân này, mỗi ngày đi chợ chỉ được mua gói ghém trong khoảng từ 100.000 - 150.000 đồng vì đồng lương eo hẹp nhưng phải trang trải nhiều khoản phí như điện nước, ăn uống, thuốc men khi đau ốm.

“Lương của tôi khoảng 7 triệu đồng/tháng tính cả tăng ca, do đó mua gì, ăn gì cũng tính toán trước sau. Dạo gần đây nghe tin ngộ độc cũng thấy sợ, nhưng đi chợ truyền thống thì quá xa. Chỗ nào bán ổn, giá rẻ thì mua, mình chỉ biết đặt niềm tin vào tiểu thương”, chị Đến cho hay.

Dù cả nhà từng bị nôn mửa do ăn phải thực phẩm mua ở chợ cóc gần khu công nghiệp, thế nhưng chị Nguyễn Hồng Mai (công nhân khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ - tên nhân vật đã thay đổi) vẫn chọn nơi đây để mua thực phẩm vì giá rẻ.

Chị Mai cho biết: “Tôi mua thực phẩm ở chợ cóc, hoặc nếu bận thì mua qua nhóm chợ khu công nghiệp trên mạng vì ở đó giá rẻ, phù hợp với khoản thu nhập. Cũng lo chuyện hợp vệ sinh nhưng gần đây không có khu chợ lớn, siêu thị mini nên phải chịu, chỗ nào bán ăn không bị sao thì cứ mua”.

Cần khu chợ công nhân đảm bảo an toàn thực phẩm

Thực phẩm ở chợ cóc, chợ tạm gần khu công nghiệp không được bảo quản, che chắn cẩn thận, không rõ nguồn gốc làm dấy lên nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra gần đây, chị Mai bày tỏ sự lo lắng, mong có những khu chợ giá rẻ, gần khu công nghiệp và thực phẩm được kiểm tra kỹ càng. “Nếu có được siêu thị mini, khu chợ công nhân được quản lí, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm thì tôi yên tâm mua sắm, từ bỏ chợ cóc”, chị Mai bày tỏ.

Nữ công nhân Phạm Thị Đến cho biết: “Đi chợ cóc cứ nhìn thấy ngon rồi chọn mua nên không biết chắc có an toàn không, con tôi còn nhỏ sợ ăn phải thực phẩm bẩn sẽ bị ngộ độc. Nếu có khu chợ công nhân được quản lí, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm thì tôi đỡ lo”.

Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo TP Cần Thơ với cán bộ công đoàn và công nhân lao động năm 2024 ngày 14.5, Sở Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục xem xét, rà soát lại các vấn đề về trung tâm thương mại, siêu thị mini để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người lao động, đảm bảo việc mua sắm thuận lợi, an toàn vệ sinh thực phẩm.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Thực phẩm giá rẻ, mập mờ nguồn gốc bủa vây công nhân

BÍCH NGỌC |

Tiện đường, giá rẻ là những yếu tố khiến công nhân mua thực phẩm tại các chợ tự phát gần khu công nghiệp. Thế nhưng, khu chợ này thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực thẩm.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

PHƯƠNG ANH |

Đảm bảo bữa ăn ca vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một trong những yếu tố giúp người lao động gắn bó với công ty. Bởi sức khỏe của công nhân chính là sức khỏe của doanh nghiệp.

Nỗi lo an toàn thực phẩm bữa ăn tập thể

Hà Lê |

Thời gian qua, một số vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra tại bếp ăn tập thể, đặc biệt là bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp. Nếu không quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho công nhân sẽ luôn hiện hữu.

Chủ hụi ở Bắc Ninh nói sẽ bán tài sản để khắc phục hậu quả vụ vỡ hụi

Vân Trường |

Bà Ngô Thị L - chủ hụi trong vụ vỡ hụi hàng chục tỉ đồng tại Bắc Ninh đã đến cơ quan Công an làm việc, cho biết sẽ bán tài sản để khắc phục một phần hậu quả.

EVNGENCO 3 lỗ 652 tỉ đồng, nợ phải trả gấp 2,8 lần vốn chủ sở hữu

Lục Giang |

EVNGENCO 3 lỗ 652 tỉ đồng quý đầu năm do doanh thu thuần và doanh thu tài chính giảm mạnh, trong khi chi phí tài chính tăng vọt lên mức 1.243 tỉ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng hôm nay 25.5: Vàng trải qua tuần tồi tệ nhất 5 tháng qua

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 25.5 chốt lại tuần giao dịch kém tươi sáng. Vàng thế giới vừa trải qua tuần giao dịch ảm đạm nhất trong 5 tháng qua.

Khách Hàn cầm 200.000 đồng mua vài ký xoài ở Việt Nam, về nước chưa mua nổi 1 quả

chi tran |

Một du khách Hàn Quốc bất ngờ về giá cả khi trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam. Anh đặc biệt ấn tượng vì xoài ở Việt Nam quá rẻ so với tại Hàn Quốc.

Ngang nhiên lập điểm vận chuyển hàng hóa trái phép tại đại lộ nghìn tỉ

Minh Hạnh |

Hà Nội - Đại lộ Chu Văn An có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng, tuy nhiên từ khi đưa vào khai thác đến nay tuyến đường này luôn nhếch nhác, mất mỹ quan và nhiều bất cập về vi phạm trật tự đô thị... Đặc biệt, nhiều nhà xe lập điểm vận chuyển hàng hóa, gây bức xúc cho người dân.

Thực phẩm giá rẻ, mập mờ nguồn gốc bủa vây công nhân

BÍCH NGỌC |

Tiện đường, giá rẻ là những yếu tố khiến công nhân mua thực phẩm tại các chợ tự phát gần khu công nghiệp. Thế nhưng, khu chợ này thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực thẩm.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

PHƯƠNG ANH |

Đảm bảo bữa ăn ca vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một trong những yếu tố giúp người lao động gắn bó với công ty. Bởi sức khỏe của công nhân chính là sức khỏe của doanh nghiệp.

Nỗi lo an toàn thực phẩm bữa ăn tập thể

Hà Lê |

Thời gian qua, một số vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra tại bếp ăn tập thể, đặc biệt là bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp. Nếu không quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho công nhân sẽ luôn hiện hữu.