Tạo nguồn vốn an toàn cho công nhân lao động vay để tránh xa tín dụng đen

Nam Dương |

TPHCM - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, giải pháp tốt nhất để công nhân lao động tránh xa được tín dụng đen là cần tạo nguồn vốn an toàn cho  công nhân lao động (CNLĐ) vay để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của họ.

Bảo vệ tốt nhất cán bộ công đoàn và hoạt động của doanh nghiệp

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho biết, những năm gần đây, việc làm, thu nhập của đa số CNLĐ ở TPHCM đã được cải thiện theo hướng tích cực, đời sống được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận CNLĐ có đời sống khó khăn do tiền lương, thu nhập thấp. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong 2 năm 2020, 2021 khiến cho nhiều doanh nghiệp phải giảm lao động, giảm giờ làm, do đó nhiều CNLĐ bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập.

Do cuộc sống khó khăn, cần phải giải quyết gấp những nhu cầu cấp bách, nhiều CNLĐ đã tìm đến nguồn vay tín dụng đen từ các app cho vay. Đặc điểm chung của hình thức cho vay này là CNLĐ dễ tiếp cận, thủ tục cho vay rất dễ dàng, không đòi hỏi chứng minh thu nhập hay ràng buộc các điều kiện khác, chỉ cần cung cấp số điện thoại liên hệ của người thân hoặc người có liên quan trong danh bạ điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người không cung cấp số điện thoại thực sự của người thân mà lại cung cấp số điện thoại của cán bộ công đoàn (CBCĐ) hoặc kế toán trong doanh nghiệp.

Nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ VIệt Nam Đặng Ngọc Tùng tặng quà cho chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh, CN Công ty TNHH Hai Thanh, một nạn nhân của nạn tín dụng đen đã thoát khỏi “vòi bạch tuộc” nhờ vốn vay của CEP. Ảnh: Nam Dương
Nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ VIệt Nam Đặng Ngọc Tùng tặng quà cho chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh, CN Công ty TNHH Hai Thanh, một nạn nhân của nạn tín dụng đen đã thoát khỏi “vòi bạch tuộc” nhờ vốn vay của CEP. Ảnh: Nam Dương

Do không tính toán hết được lãi suất, nhiều CNLĐ đã sa vào bẫy của nạn tín dụng đen với lãi suất cao, không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Nhiều CNLĐ đã phải nghỉ việc hoặc không nghe điện thoại, không xuất hiện để trả nợ, dẫn đến tình trạng người đi đòi nợ không thể liên hệ được, nên đã liên tục gọi điện cho CBCĐ, hoặc kế toán để thúc ép phối hợp đòi nợ, gây ảnh hưởng tâm lý cho những người này và hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Thông qua báo cáo của các cấp công đoàn, LĐLĐ TPHCM đã nắm bắt tình hình và cũng đã có thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng để đề nghị bảo vệ CBCĐ và góp phần duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xử lý này cũng có những khó khăn khi người đòi nợ sử dụng sim điện thoại “rác” hay nhiều sim điện thoại khác nhau, nên khi gọi lại thì không liên hệ được hay chặn số này thì họ lại dùng số khác để gọi đòi nợ, dẫn tới khó xử lý.

“LĐLĐ TPHCM sẽ tiếp tục thông tin tới cơ quan công an, các cơ quan chức năng về những trường hợp cụ thể bị quấy rối, làm phiền để được bảo vệ kịp thời. Qua đó, giúp CBCĐ yên tâm làm việc, bảo vệ tốt nhất CBCĐ và hoạt động bình thường của doanh nghiệp”, bà Thúy nhấn mạnh.

Phải tạo được nguồn vốn an toàn cho CNLĐ vay

Bà Thúy cho biết nhu cầu vay vốn để làm kinh tế phụ cho gia đình hay phục vụ tiêu dùng trong CNLĐ hiện nay khá lớn. Do đó, để hạn chế tiến tới dẹp bỏ nạn tín dụng đen trong CNLĐ, bên cạnh các giải pháp về phòng, chống thì điều quan trọng nhất là phải tạo được nguồn vốn an toàn, với thủ tục gọn, nhẹ, nhanh chóng để CNLĐ dễ tiếp cận, có thể vay được trong thời gian ngắn.

Cần tạo nguồn vốn vay an toàn với thủ tục gọn, nhẹ cho CNLĐ vay để phòng, chống tín dụng đen. Ảnh: Nam Dương
Cần tạo nguồn vốn vay an toàn với thủ tục gọn, nhẹ cho CNLĐ vay để phòng, chống tín dụng đen. Ảnh: Nam Dương

Theo bà Thúy, Tổ chức tài chính vi mô CEP trực thuộc LĐLĐ TPHCM hiện nay có nhiều chương trình cho CNLĐ vay vốn. CEP phối hợp với các CĐCS để phục vụ đoàn viên, CNLĐ ngay tại nơi làm việc với thủ tục hồ sơ đơn giản, lãi suất và cách hoàn trả phù hợp với nguồn thu nhập của CNLĐ, tùy gói tín dụng nhưng dao động từ 0,4% - 0,68%/tháng. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn, LĐLĐ TPHCM đã nhiều lần đề xuất các giải pháp để tăng vốn cho CEP, nhưng do còn những vướng mắc trong quy định của pháp luật, nên chưa thực hiện được, trong khi nhu cầu vay vốn của CNLĐ thì lại rất lớn. Đồng thời, để bảo đảm an toàn cho nguồn vốn, thủ tục cho vay cũng vẫn có những ràng buộc nhất định, không dễ như vay qua app, mức vay cũng phải hạn chế, nên nhiều CNLĐ còn ngại khi vay vốn từ CEP.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo sẽ thông qua hai công ty tài chính để bố trí nguồn vốn 20.000 tỉ đồng cho CNLĐ vay với lãi suất bằng 50% lãi suất thông thường. Đây là thông tin đáng mừng. Tuy nhiêu, nhiều CBCĐ cũng như CNLĐ đang băn khoăn, lo lắng liệu thủ tục để vay vốn từ nguồn tín dụng này có thực sự thuận lợi, gọn, nhẹ, dễ dàng để CNLĐ tiếp cận vay vốn hay không.

Ông Hoàng Văn Thành - Chủ tịch HĐTV CEP - trao vốn vay cho CNLĐ. Ảnh: Nam Dương
Ông Hoàng Văn Thành - Chủ tịch HĐTV CEP - trao vốn vay cho CNLĐ. Ảnh: Nam Dương

Bà Thúy cho biết thêm, trong việc chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn TPHCM nhiệm kỳ tới đây, LĐLĐ TPHCM có đề án để phòng, chống tín dụng đen trong CNLĐ. Theo đó, LĐLĐ TPHCM sẽ đề xuất chính sách với Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu hỗ trợ nguồn vốn, chính sách hỗ trợ, phát triển hệ thống chân rết của CEP tại cơ sở để hỗ trợ CNLĐ vay vốn.

“Theo tôi, trong nhiều giải pháp, thì giải pháp tốt nhất vẫn là tạo nguồn vốn an toàn cho CNLĐ vay để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của họ”, bà Thúy nhấn mạnh.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Các giải pháp bảo vệ cán bộ công đoàn trước việc bị tín dụng đen khủng bố

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Tình trạng tín dụng đen trong công nhân đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, gần đây nổi lên việc cả các cán bộ công đoàn bị liên luỵ khi bị tín dụng đen đòi nợ, đe doạ khủng bố do có công nhân của công ty không còn khả năng trả nợ. Tình trạng này khiến nhiều cán bộ công đoàn bị tâm lý hoang mang, lo sợ...

Khởi tố đối tượng tín dụng đen, ném sơn đỏ, mắm tôm vào nhà dân để đòi nợ

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Công an Đồng Nai vừa bắt giữ các đối tượng tín dụng đen để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Đáng nói, để buộc nạn nhân trả tiền, các đối tượng còn liên tục gọi điện nhắn tin đe dọa, thậm chí ném sơn đỏ và mắm tôm vào nhà nạn nhân...

Tín dụng đen đòi nợ theo "luật rừng”, nhục mạ danh dự người khác

XUÂN MAI - HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Theo thiếu tá Đặng Quang Hùng - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Nhơn Trạch, hiện nay, hình thức đòi nợ thuê hay bán nợ đã không còn được pháp luật công nhận. Việc các đối tượng tín dụng đen đòi nợ theo “luật rừng” nhục mạ danh dự người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật.

Chính quyền không thể bất lực trước tội phạm tín dụng đen

Lê Thanh Phong |

"Tín dụng đen đòi nợ với tin nhắn 'ghê rợn' hù dọa con cái cán bộ công đoàn", đó là tít của bài báo trên Lao Động ngày 25.7, phản ánh tình trạng bọn đòi nợ khủng bố, đe dọa cán bộ công đoàn ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai.

“Cạm bẫy” rình rập khi đóng cọc 95% mua nhà trên giấy

Hiếu Anh |

Câu chuyện chung cư Hà Nội Melody Residences đang áp dụng chính sách bán nhà với mức chiết khấu “khủng” khi thanh toán sớm 95% đang đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý đối với việc thanh toán sớm cho nhà hình thành trong tương lai. Việc nộp tiền trước đến 95% có thể tiềm ẩn rủi ro gì?

Cúp vàng World Cup nữ 2023 chính thức có mặt tại Việt Nam vào ngày 4.3

HOÀNG HUÊ |

Ngày 4.3, Cúp vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 (World Cup nữ 2023) sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam.

Người dân nơm nớp sống cạnh trạm xử lí rác thải sân bay Nội Bài

Hiếu Anh - Tường Vân |

Xung quanh trạm xử lí rác thải sân bay Nội Bài tại thôn Đồng Giá, Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là những cánh đồng lúa bỏ hoang, cỏ cây khô cằn. Dòng nước thải dọc theo khu vực trạm xử lí rác thải đen kịt, bốc mùi hôi thối. Theo lý giải của người dân, khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng trong nhiều năm nay.

Tiến độ 6 dự án vành đai, cao tốc kết nối TPHCM và vùng Đông Nam Bộ

MINH QUÂN |

TPHCM - Vành đai 3, 4, cao tốc TPHCM – Mộc Bài, Bến Lức – Long Thành cùng hai dự án mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, TPHCM – Trung Lương là 6 dự án trọng điểm đã và sắp triển khai giúp tháo điểm nghẽn giao thông, tăng kết nối TPHCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.

Các giải pháp bảo vệ cán bộ công đoàn trước việc bị tín dụng đen khủng bố

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Tình trạng tín dụng đen trong công nhân đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, gần đây nổi lên việc cả các cán bộ công đoàn bị liên luỵ khi bị tín dụng đen đòi nợ, đe doạ khủng bố do có công nhân của công ty không còn khả năng trả nợ. Tình trạng này khiến nhiều cán bộ công đoàn bị tâm lý hoang mang, lo sợ...

Khởi tố đối tượng tín dụng đen, ném sơn đỏ, mắm tôm vào nhà dân để đòi nợ

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Công an Đồng Nai vừa bắt giữ các đối tượng tín dụng đen để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Đáng nói, để buộc nạn nhân trả tiền, các đối tượng còn liên tục gọi điện nhắn tin đe dọa, thậm chí ném sơn đỏ và mắm tôm vào nhà nạn nhân...

Tín dụng đen đòi nợ theo "luật rừng”, nhục mạ danh dự người khác

XUÂN MAI - HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Theo thiếu tá Đặng Quang Hùng - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Nhơn Trạch, hiện nay, hình thức đòi nợ thuê hay bán nợ đã không còn được pháp luật công nhận. Việc các đối tượng tín dụng đen đòi nợ theo “luật rừng” nhục mạ danh dự người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật.

Chính quyền không thể bất lực trước tội phạm tín dụng đen

Lê Thanh Phong |

"Tín dụng đen đòi nợ với tin nhắn 'ghê rợn' hù dọa con cái cán bộ công đoàn", đó là tít của bài báo trên Lao Động ngày 25.7, phản ánh tình trạng bọn đòi nợ khủng bố, đe dọa cán bộ công đoàn ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai.