CUỘC THI BÚT KÝ, PHÓNG SỰ VỀ CÔNG NHÂN, CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG HÀ TĨNH

Ông giám đốc của nhà nông

Khắc Hiển |

Ở 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, bà con nông dân và lãnh đạo ở nhiều xí nghiệp chè có mối quan hệ rất mật thiết với Công ty TNHH Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Hà Tĩnh. Họ gọi Giám đốc Võ Thanh Hải với biệt danh trìu mến: “Người bạn tốt của nhà nông”.

“Duyên phận phải chiều”

Sinh ra vốn lớn lên trên một miền quê thuần nông. Ngay từ lúc còn nhỏ, Võ Thanh Hải đã chứng kiến cảnh vất vả, cực nhọc của nông dân qua chính người thân của mình. Lam lũ, quăng quật với nắng hạn, bão giông quanh năm suốt tháng, hết sâu bệnh mất mùa, lại đến hạn hán, lụt lội, hạt thóc mang về chả được là bao lại còn lép kẹp, mỏng tang.

Đói kém, thiếu ăn triền miên bởi chưa hết mùa đã hết thóc. “Phải làm gì cho mẹ cha và những người dân quê đỡ khổ!” - ý nghĩ đó đã thôi thúc Võ Thanh Hải quyết tâm theo đuổi ngành nông nghiệp. Năm 1979, anh thi đậu khoa kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Sau 4 năm nỗ lực học hành, hè 1984, Võ Thanh Hải với tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi, được Sở Nông nghiệp Nghệ Tĩnh tiếp nhận và tin tưởng giao làm lãnh đạo Nông trường Chè Tây Sơn.

Gần 12 năm lăn lộn với cây chè ở miền sơn cước là hành trang quý báu, giúp giám đốc trẻ Võ Thanh Hải chiêm nghiệm, rút ra nhiều điều về làm nông nghiệp. Đang lúc làm ăn thuận lợi, nông trường khấm khá, năm 1996, anh “bị” tỉnh và sở điều về làm dự án mía đường Linh Cảm. Chưa ấm chỗ, tháng 12.1998, anh lại được giao làm Giám đốc Công ty Vật tư Nông nghiệp Hà Tĩnh.

Được điều về trong bối cảnh Công ty làm ăn thua lỗ, sạch vốn, đứng trước nguy cơ giải thể, trong lòng Võ Thanh Hải trĩu nặng lo âu. Nghĩ lại những ngày đầu, nay anh vẫn không khỏi rùng mình. Anh nói đùa: “Về công ty lúc này, tôi chẳng khác gì anh lính cứu hoả trước một đám cháy lớn, mà trong tay chả có gì, ngoài một bể đựng nước cạn khô đến tận đáy”.

Có ở vị trí một giám đốc phải tiếp thu một cơ ngơi mà vốn liếng sạch trơn, nợ đối tác làm ăn 2,3 tỉ đồng (thời giá năm 1998) nợ phải thu lên đến 1,7 tỉ đồng, mới thấy hết sự cam go, âu lo của người lãnh đạo. Công ty lâm vào đường cùng, nợ phải trả lớn, nợ phải thu không thu được, xoay xở đủ cách, chạy van nài các cửa, vẫn không tìm đâu ra tiền, dẫn đến thảm cảnh 3, 4 tháng CBCNV chỉ được ứng 1/2 tháng lương.

Nghe chồng kể đến đoạn này, chị Thuỷ - người vợ đảm, người nội tướng trung thành, thuỷ chung của anh Hải - nói xen vào trong sụt sùi nước mắt: “Khó mà diễn tả được nỗi khốn khổ của nhà em lúc đó. Nghe theo chồng, em bán nhà riêng ở quê Đức Thọ được 95 triệu đồng, đưa cả cho anh để lo mua vật tư, cứu công ty hoạt động trở lại. Vì thế mà cả nhà em lâm vào cảnh “cười ra nước mắt”. Nhà không có, vợ chồng và 2 con nhỏ chen chúc trong một phòng xép của công ty chái ra làm kho, rộng khoảng 15m2. 4 tháng vợ chồng với 2 con nhỏ chỉ có 1/2 tháng lương. Xót lòng nhất là thấy chồng chỉ mới về công ty được 3 - 4 tháng trời mà tóc bạc trắng, người hom hem trông thấy".

Có thể nói, những năm tháng này, với Giám đốc Hải là những chuyến đi nối tiếp nhau để tìm lối thoát. Không nề hà vất vả, anh bươn chải hết trong Nam ngoài Bắc, tìm đối tác, kéo bạn bè tốt về cùng nghĩ, cùng lo, cùng làm để tìm cách cứu công ty ra khỏi nguy cơ phá sản.

Trời không phụ người! Sau gần 7 năm bươn chải, bằng tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của người lãnh đạo một đời làm nông nghiệp, Võ Thanh Hải chẳng những đã vực dậy được Công ty mà còn làm cho nó đứng lên một cách vững chãi đầy kiêu hãnh, có “số má” trong làng vật tư nông nghiệp cả nước.

Ông Võ Thanh Hải tặng quà cho nông dân. Ảnh: Khắc Hiển
Ông Võ Thanh Hải tặng quà cho nông dân. Ảnh: Khắc Hiển

Đối tác lâu dài và tin cậy

Cầm quyết định về hưu, đang định nghỉ xả hơi sau nhiều năm vật lộn thương trường, nhưng khốn nỗi “nghiệp chướng” vẫn chưa buông tha anh. Bạn bè, đối tác làm ăn lâu nay, đặc biệt nhiều hộ nông dân là khách hàng cũ, hết điện thoại, lại gặp gỡ, níu kéo anh không nên bỏ nghiệp, rời nghề khi họ đang yêu mến, tin tưởng.

Ngày 24.11.2017, anh cho ra đời Công ty TNHH Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh. Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả cao. Anh có trong tay đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhiều năm gắn bó với nghề, giàu kinh nghiệm và đầy trách nhiệm từ đơn vị cũ tình nguyện xin về. Theo anh, vấn đề quan trọng là phải tổ chức cho được một đội ngũ chân rết hiệu quả, tin cậy ở cơ sở. Chính họ là cánh tay vươn dài, là cầu nối của công ty với nhà sản xuất.

Chỉ trong thời gian ngắn, anh đã đặt được 40 đại lý cấp 2 ở các huyện, khoảng 300 đại lý cấp 3 ở các xã thuộc địa bàn Hà Tĩnh. Riêng Nghệ An, đã có hệ thống đại lý cấp 2, rồi đây, công ty sẽ phát triển thêm các đại lý cấp 3 ở cơ sở khi có thể.

Với suy nghĩ muốn làm ăn có hiệu quả, bền vững dài lâu, phải liên doanh liên kết với những bạn hàng là đối tác hàng đầu về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, Võ Thanh Hải ký kết với các Công ty Bayer của Đức chuyên về giống, bảo vệ thực vật; Công ty phân bón Việt Nhật, Công ty Sakuko (Nhật Bản) về phân bón hữu cơ; Công ty XNK Hà Anh - là công ty lớn nhất của Việt Nam chuyên cung ứng phân bón vô cơ.

Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật mạnh, các đối tác tầm cỡ, công ty ngoài việc cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, còn mời các chuyên gia kỹ thuật, các giảng viên, kỹ sư đầu ngành trong nước và Nhật Bản về giúp các nông, lâm trường, các hộ nông dân kinh nghiệm tổ chức các mô hình trang trại, đưa phân bón hữu cơ sản xuất từ Nhật Bản vào để giải quyết nhu cầu nông sản sạch, an toàn.

Nhờ sản xuất tốt, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ thân thiện, chân thành, công ty đã chinh phục được hàng loạt nông, lâm trường lớn, hàng đầu của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Đó là các Xí nghiệp Chè Tây Sơn; 30/4; 12/9 (thuộc Công ty Chè Hà Tĩnh); Ở Nghệ An có các Xí nghiệp Chè Ngọc Lâm, Hạnh Lâm, Anh Sơn, Hùng Sơn. Đó là chưa kể đến các vùng sản xuất cam, bưởi nổi tiếng như Phúc Trạch, Khe Mây, Thượng Lộc, Vũ Quang… hàng năm vẫn nhờ công ty tư vấn kỹ thuật, tổ chức tập huấn và cung cấp hàng hoá cho họ

Chủ cửa hàng Song Thương, một đại lý cấp 3 ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: Bà con trồng bưởi, cam ở đây và các xã lân cận, mấy năm dùng phân bón, áp dụng kỹ thuật của Công ty liên tục được mùa. Ai cũng phấn khởi, đặt niềm tin tuyệt đối vào Công ty “ông Hải”. Còn Giám đốc XN Chè Tây Sơn (Hương Sơn) Nguyễn Văn Sơn khi trả lời phóng viên, nói rất thật lòng: “Công ty chúng tôi đặt niềm tin tuyệt đối vào Công ty VTKTNN Hà Tĩnh. Mỗi khi chúng tôi có yêu cầu tư vấn về kỹ thuật cây trồng, phân bón, bảo vệ thực vật… Công ty sẵn sàng có mặt, giúp đỡ một cách nhiệt tình, hiệu quả”.

Ông Võ Thanh Hải cùng các cán bộ kỹ thuật của Công ty trong lần đi kiểm tra hiệu quả sử dụng phân bón Việt – Nhật tại vùng cam Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh). Ảnh: K.H
Ông Võ Thanh Hải (thứ hai, phải sang) cùng các cán bộ kỹ thuật của Công ty trong lần đi kiểm tra hiệu quả sử dụng phân bón Việt – Nhật tại vùng cam Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh). Ảnh: K.H

Anh Đinh Văn Thư - chủ đại lý phân bón Thư Minh xóm 3, xã Phúc Đồng (huyện Hương Khê) là cơ sở có lượng khách hàng khá lớn gồm cả 3 xã Hà Linh, Hương Thủy, Phúc Đồng, mỗi năm số lượng phân bón bán ra đến gần 100 tấn.

Khi được hỏi về ông giám đốc Thanh Hải và cách làm ăn của công ty với các vệ tinh và khách hàng, anh Thư trả lời không cần đắn đo, suy nghĩ: “Ba mươi năm làm nghề kinh doanh phân bón, tôi thấy công ty ông Hải làm ăn rất đàng hoàng. Khi dân cần phân, tiền chưa có, ông bảo chúng tôi cứ giao cho bà con để kịp thời vụ đã. Có những hộ bị ốm đau, khó khăn đột xuất, ông Hải nghe tin đến tận nơi thăm hỏi, thậm chí còn cho thêm tiền để đi bệnh viện. Đặc điểm ở vùng này, giáo dân nhiều nên dịp lễ Nô-en hàng năm, ông cử anh em nhân viên công ty mang quà lên tận nơi, chúc mừng, chung vui, nên bà con cảm phục lắm. Có những năm lũ lụt lớn, mùa màng, cây trồng bị thất bát nặng, ông Hải yêu cầu các đại lý đi từng hộ kiểm kê thiệt hại, đề xuất với nhà máy có biện pháp hỗ trợ bà con. Trước mắt, ông quyết định cho phép các đại lý giảm trừ cho các hộ ngay từ đầu vụ mỗi tấn phân là 100 ngàn đồng. Bà con trên này vì thế ai cũng biết ơn công ty, biết ơn giám đốc Hải”.

Hôm đến xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An), tôi được “mục sở thị” ít nhất là một lần cái tâm của Giám đốc Võ Thanh Hải với người nông dân, chính anh đã tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao phân bón giúp ông nông dân Chu Văn Viết biến phần lớn đồi cỏ hoang ngàn đời nay trở thành một miệt cam xum xuê cây trái. Năm ngoái cam mới chín bói, năm nay thu hoạch đại trà, hứa hẹn được mùa to. Ông Viết cho biết thêm, giám đốc Hải đầu tư cho vườn cam nhà ông 4 năm nay, tính ra hơn 130 triệu đồng, nhưng chưa thu của ông đồng nào.

Bây giờ thì tôi càng hiểu vì sao mà ông Tổng Giám đốc Công ty phân bón Việt Nhật (Nhật Bản) đã khẳng định với mọi người trong một cuộc họp khách hàng cuối năm 2022: “Ông Hải và công ty của ông là một trong những người mà chúng tôi sẽ hợp tác lâu dài vì sự tin cậy. Qua làm ăn với ông Hải và Công ty mấy năm nay, tôi hiểu hơn câu thơ rất hay của Đại thi hào Nguyễn Du mà ông thường đọc cho nghe mỗi lần ngồi cùng nhau: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”. Đọc xong câu thơ, ông quay sang ông Hải và nở một nụ cười đầy thiện cảm.

Khắc Hiển
TIN LIÊN QUAN

“Yêu lại từ đầu” ở vùng đất mới

Hồng Ngân |

Cái cảm giác ngày đầu tiên tới cơ quan nộp quyết định. Cái cảm giác dự khai giảng ở một ngôi trường mới và hơn hết là tấm lòng chào đón của đồng nghiệp, sự hỗ trợ hết mình của Công đoàn nơi đến và nơi đi nó vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu của các cô cậu sinh viên chập chững cách đó mấy chục năm. Cảm giác được trẻ lại trong tâm hồn thật ấm áp và trong trẻo làm sao! Thế là chúng tôi lại yêu lại từ đầu - tình yêu với nghề nơi miền đất mới.

Những phận người từ bóng tối vươn ra

LÊ VĂN VỴ |

Người xưa có câu “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay” cho thấy, người mù là những thân phận vô cùng thiệt thòi, vất vả. Nhưng với nghị lực và ý chí mãnh liệt, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức hội, hàng nghìn người mù Hà Tĩnh đã không cam chịu số phận, cần cù lao động mò mẫm trong bóng tối để vươn tới ánh sáng tương lai.

Ánh sáng, niềm tin yêu nơi cuối con đường

An Ngọc |

Những nốt thăng trầm của cuộc đời và những khoảnh khắc muốn buông bỏ là lúc những người lao động chất phác, hồn hậu đi đến tận cùng của mệt mỏi, bi quan. “Tiếp tục hay buông bỏ?” là cuộc đấu tranh thầm lặng nhưng đầy day dứt… Nhưng cuối cùng, vượt lên tất cả, chính tình người, sự ấm áp của tổ chức công đoàn đã thắp lên niềm tin, nghị lực sống.

Tin buồn

Báo Lao Động |

Đảng ủy, Ban Biên tập, Báo Lao Động và gia quyến vô cùng thương tiếc báo tin buồn:

Hai giáo viên rủ nhau vào nhà nghỉ, thầy giáo bất ngờ tử vong

QUỲNH LONG |

Nghệ An - Một thầy giáo và một cô giáo dạy cùng trường rủ nhau vào nhà nghỉ, sau đó thầy giáo bất ngờ tử vong.

Phán quyết kết tội ông Trump đẩy Mỹ vào tình thế chưa từng có

Song Minh |

Ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội hôm 30.5 trong phiên tòa xử vụ dùng tiền bịt miệng. Ông Trump bị kết tội trong toàn bộ 34 tội danh mà ông bị truy tố.

Ghi nhận 126 ca sốt xuất huyết/tuần, ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân

Vinh Phú |

Trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết khi TPHCM đang vào mùa mưa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết thường xuyên để ngăn chặn dịch bùng phát.

Đồng minh của Nga ký thỏa thuận hạt nhân với thành viên NATO

Khánh Minh |

Belarus, nước đồng minh của Nga, vừa ký thỏa thuận hạt nhân với Hungary, quốc gia thành viên NATO.

“Yêu lại từ đầu” ở vùng đất mới

Hồng Ngân |

Cái cảm giác ngày đầu tiên tới cơ quan nộp quyết định. Cái cảm giác dự khai giảng ở một ngôi trường mới và hơn hết là tấm lòng chào đón của đồng nghiệp, sự hỗ trợ hết mình của Công đoàn nơi đến và nơi đi nó vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu của các cô cậu sinh viên chập chững cách đó mấy chục năm. Cảm giác được trẻ lại trong tâm hồn thật ấm áp và trong trẻo làm sao! Thế là chúng tôi lại yêu lại từ đầu - tình yêu với nghề nơi miền đất mới.

Những phận người từ bóng tối vươn ra

LÊ VĂN VỴ |

Người xưa có câu “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay” cho thấy, người mù là những thân phận vô cùng thiệt thòi, vất vả. Nhưng với nghị lực và ý chí mãnh liệt, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức hội, hàng nghìn người mù Hà Tĩnh đã không cam chịu số phận, cần cù lao động mò mẫm trong bóng tối để vươn tới ánh sáng tương lai.

Ánh sáng, niềm tin yêu nơi cuối con đường

An Ngọc |

Những nốt thăng trầm của cuộc đời và những khoảnh khắc muốn buông bỏ là lúc những người lao động chất phác, hồn hậu đi đến tận cùng của mệt mỏi, bi quan. “Tiếp tục hay buông bỏ?” là cuộc đấu tranh thầm lặng nhưng đầy day dứt… Nhưng cuối cùng, vượt lên tất cả, chính tình người, sự ấm áp của tổ chức công đoàn đã thắp lên niềm tin, nghị lực sống.