Nỗi lo của lao động miền Tây khi bỏ phố về quê

MỸ LY |

Giữa làn sóng cắt giảm giờ làm, nhiều lao động miền Tây định rời thành phố về quê vì không gồng gánh nổi chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, họ lại đắn đo liệu về quê lập nghiệp có dễ dàng hơn khi vốn không có, còn xin làm công nhân cũng không dễ vì cắt giảm lao động là tình hình chung hiện nay.

Làm mãi không dư

Rời quê lên Bình Dương làm công nhân với mong muốn có thu nhập ổn định hơn, chị Nguyễn Thị Tâm (quê Cần Thơ) đến nay vẫn phải chật vật vì thu nhập bấp bênh, chi phí sinh hoạt tăng cao.

“Mấy tháng nay, do tình hình doanh nghiệp sụt giảm đơn hàng nên thu nhập của tôi cũng giảm theo. Trong khi đó, chi phí xăng xe, sinh hoạt, ăn uống… lại cứ đội lên liên tục. Cho nên, làm tháng nào là tôi dùng hết tháng ấy, có khi phải đi làm thêm ở bên ngoài mới đủ xoay sở”, chị Tâm nói.

Chị Tâm cho biết, vì không có dư nên đợt lễ Quốc khánh 2.9 vừa rồi, chị chọn ở lại thành phố làm việc thời vụ, kiếm thêm thu nhập trang trải thay vì về quê.

Cả gia đình lên Bình Dương làm công nhân đã 5 năm nhưng vẫn không tích góp được bao nhiêu khiến bà Nguyễn Kim Ngân (quê An Giang) không khỏi chán nản: “Tôi, chồng và con gái lên Bình Dương làm công nhân từ năm 2018. Cả nhà chi tiêu tiết kiệm để sau này dành dụm về quê. Nhưng nào ngờ đợt dịch COVID-19 đã làm gia đình gặp khó khăn, tiền tích góp cũng bị tiêu gần hết. Qua dịch đi làm lại cũng gian nan khi doanh nghiệp chưa kịp phục hồi”.

Theo đó, trước dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất của công ty tốt, lương của bà có khi lên cả chục triệu đồng/tháng. Còn hiện nay, việc ít, có khi một tuần chỉ làm được 3 ngày khiến thu nhập bà giảm đi một nửa. Công ty của con gái bà cũng không khá hơn khi cùng cảnh giảm giờ làm.

Đắn đo về hay ở

Thu nhập giảm sút, đời sống bếp bênh nên đã có lúc chị Tâm có ý định về quê sinh sống. Tuy nhiên, chị vẫn đắn do chưa dám về. Bởi làm hơn nửa năm nhưng không tích góp được gì, nếu muốn lập nghiệp cũng không có vốn. Còn nếu xin làm công nhân e cũng rất khó vì giãn, giảm giờ làm là tình hình chung hiện nay.

Được biết, gia đình chị Tâm có đến 3 người làm công nhân. Mẹ chị ở quê đã thất nghiệp hơn 4 tháng nay vì làn sóng cắt giảm lao động, cộng thêm lớn tuổi nên khó xin việc mới. Hiện tại, chỉ quanh quẩn ở nhà nội trợ. Em trai thứ của chị Tâm làm công nhân ở khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ) nhưng thu nhập gần đây cũng giảm sút do công ty không tăng ca, giảm giờ làm.

Cho nên, hiện chị Tâm vẫn tiếp tục bám trụ lại bằng việc vừa làm ở công ty vừa làm thêm lúc bên ngoài, chờ qua đợt khó khăn này: “Giữa làn sóng cắt giảm lao động, so với nhiều người tôi vẫn may mắn hơn khi vẫn còn việc làm. Giờ về quê cũng không biết làm gì để sống nên tôi cố gắng ở lại, đợi công ty khởi sắc”.

Tương tự, bà Nguyễn Kim Ngân cũng có ý định về quê lập nghiệp. Bởi theo bà, nếu thu nhập không cải thiện trong khi vật giá leo thang thì sớm muộn gia đình bà cũng không trụ nổi với số tiền dành dụm ít ỏi.

“Nhiều người cùng dãy trọ với tôi đã rời thành phố về quê dù chủ nhà trọ đã cố gắng níu chân họ bằng cách giảm tiền phòng. Thấy vậy, tôi cũng bàn bạc lại với chồng có nên về quê không. Vì dù chủ trọ có thông cảm giảm tiền thì với thu nhập hiện tại vốn không đủ trang trải cuộc sống”, bà Ngân tâm sự.

Tuy nhiên, nhìn lại đường về quê, bà Ngân lại có chút đắn đo. Bởi lý do gia đình bà rời quê lên Bình Dương làm công nhân cũng do ở quê không đủ sống: “Trước kia, ở quê, tôi buôn bán nhỏ gần bến đò nhưng không được bao nhiêu, cuộc sống chật vật nên mới lên Bình Dương làm. Mấy năm đầu công việc ổn định, tăng ca nhiều, nếu không vì đợt dịch COVID-19 thì chắc gia đình cũng dành dụm được một ít”.

Tiền dành dụm không có, nếu muốn về quê lập nghiệp thì chỉ còn tiền Bảo hiểm xã hội (BHXH) của cả nhà. Với 5 năm làm của 3 người, nếu rút sẽ được một số vốn nhỏ. Nhưng cuối cùng, vợ chồng bà Ngân lại thôi, vì cả 2 đều tiếc khoản tiền BHXH, ai cũng muốn giữ khoản BHXH để có lương hưu cho sau này khi sức lao động không còn. Cho nên, cả 2 cố gắng tiếp tục trụ lại nơi đất khách mong sẽ có cơ hội cuối năm.

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

1.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory đi làm trở lại

QUANG ĐẠI |

Bước sang ngày thứ 5 vụ ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Viet Glory (huyện Diễn Châu, Nghệ An) với sự tham gia của hơn 5.000 người, khoảng 1.000 công nhân đã đi làm trở lại.

Nếu thu nhập ổn, công nhân miền Tây không ai nỡ bỏ quê

PHONG LINH - MỸ LY |

Tình hình thiếu hụt đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, rút ngắn giờ làm... Tuy nhiên, với một số công nhân miền Tây, nếu chính sách, thu nhập ổn thì họ vẫn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp chờ khởi sắc chứ không nỡ rời quê.

Công nhân mong cải cách tiền lương để tăng thu nhập

Quế Chi - Quỳnh Chi |

Bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 còn đề cập đến cải cách chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp. Nhiều người lao động hy vọng việc cải cách tiền lương sẽ giúp họ tăng đáng kể thu nhập mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào làm thêm.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 7.10: Thể thao Việt Nam có thêm huy chương đồng

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 7.10 tại ASIAD 19.

Thủ tướng Israel tuyên bố đất nước trong thời chiến

Thanh Hà |

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, nước này đang trong thời chiến sau cuộc tấn công bất ngờ lớn của Hamas.

Trường tiểu học ở Hải Dương bị tố thu tiền mua điều hoà, tivi

Mai Dung |

Sáng 7.10, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) cho biết, đơn vị đã nhận được phản ánh của phụ huynh về việc thu các loại phí tại Trường Tiểu học Hưng Đạo và đã có báo cáo ban đầu về sự việc.

Trọng Lân: Hao tổn tâm sức nhất khi đóng con trai chủ chứa phim "Quỳnh Búp Bê"

NHÓM PV |

Diễn viên Trọng Lân chuyên đảm nhận những vai phản diện trên phim giờ vàng. Chia sẻ với phóng viên Lao Động trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, Trọng Lân cho biết, anh đã hao tổn tâm sức nhất khi đóng vai con trai chủ chứa động Thiên Thai phim "Quỳnh Búp Bê".

Hàng trăm y bác sĩ ở Quảng Ngãi bất ngờ bị cắt hỗ trợ phụ cấp nghề

Viên Nguyễn |

Quảng Ngãi - Trưa 7.10, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thuỳ Trâm ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi khẳng định với phóng viên Báo Lao Động, bệnh viện hiện là cơ sở y tế hạng III, thuộc tuyến huyện, thị và thành phố. Tuy nhiên, bệnh viện bỗng dưng bị các cơ quan cấp trên ở tỉnh Quảng Ngãi xác định là cơ sở hạng II thuộc tuyến tỉnh nên cắt hỗ trợ phụ cấp nghề theo Nghị định 05, khiến hàng trăm y bác sĩ  bệnh viện hụt hẫng.

1.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory đi làm trở lại

QUANG ĐẠI |

Bước sang ngày thứ 5 vụ ngừng việc tập thể tại Công ty TNHH Viet Glory (huyện Diễn Châu, Nghệ An) với sự tham gia của hơn 5.000 người, khoảng 1.000 công nhân đã đi làm trở lại.

Nếu thu nhập ổn, công nhân miền Tây không ai nỡ bỏ quê

PHONG LINH - MỸ LY |

Tình hình thiếu hụt đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, rút ngắn giờ làm... Tuy nhiên, với một số công nhân miền Tây, nếu chính sách, thu nhập ổn thì họ vẫn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp chờ khởi sắc chứ không nỡ rời quê.

Công nhân mong cải cách tiền lương để tăng thu nhập

Quế Chi - Quỳnh Chi |

Bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 còn đề cập đến cải cách chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp. Nhiều người lao động hy vọng việc cải cách tiền lương sẽ giúp họ tăng đáng kể thu nhập mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào làm thêm.