Những mái trường nuôi ước mơ ở vùng cao

Bảo Nguyên |

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Xà Hồ nằm sâu giữa những dãy núi trập trùng. Ngôi trường có 905 học sinh, đều là người đồng bào dân tộc H’Mông và là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Với sự hỗ trợ của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng, điểm trường Sáng Pao với quy mô 3 tầng, bao gồm 6 phòng học đã giúp trẻ nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số thuận lợi hơn trong việc học con chữ.

An tâm gửi con đến trường

Trước đây, để đến điểm trường Sáng Pao của xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là cả một hành trình gian truân. Con đường đất lầy lội sau mưa bão khiến không ít em học sinh bị trượt ngã, thậm chí gãy tay.

Những phòng học tại ngôi trường này đơn sơ, tuềnh toàng được dựng lên tạm bợ bằng gỗ hoặc phên tre, nứa; khá hơn thì có 4 phòng học được dựng bằng các tấm tôn. Vào những ngày thời tiết mưa to, gió lớn, lớp học bị dột, gió thổi lạnh thấu da thịt... Là đơn vị giáo dục bán trú, nơi ở của học sinh vào buổi trưa là chính tại lớp học. Nhà bếp ăn học sinh và nhà vệ sinh hay nhà lưu trú giáo viên cũng đều bị xuống cấp, diện tích chật hẹp. Những ngày hè nóng, học sinh sinh hoạt dưới mái lợp bằng tôn cao hơn 2m, trong phòng có khi oi nóng hơn ngoài trời.

Trò chuyện với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Hà - Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trạm Tấu - cho biết, đấy là câu chuyện của vài năm trước đây. Điểm trường Sáng Pao của Trường PTDTBT TH & THCS Xà Hồ đã trở nên khác biệt sau khi nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và một số nhà hảo tâm. Không chỉ được học ở cơ sở mới khang trang, hàng trăm học sinh bán trú tại điểm trường Sáng Pao còn được ăn no, ngủ ấm.

Chị Thào Thị Pàng (ở thôn Trống Khua, xã Xà Hồ) vẫn như in ngày khởi công (29.10.2021) xây dựng điểm trường Sáng Pao. Hôm ấy dù trời mưa to, nhưng người dân địa phương và trẻ nhỏ ai nấy đều phấn khởi, mong ngóng.

“Từ điểm chính Trường PTDTBT TH & THCS Xà Hồ đến điểm trường Sáng Pao đi bộ cũng mất vài giờ đồng hồ. Do vậy việc được hỗ trợ xây dựng điểm trường với quy mô 3 tầng, bao gồm 6 phòng học, tổng diện tích xây dựng gần 440m2 đã giúp trẻ nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số thuận lợi hơn trong việc học con chữ. Sự quan tâm hỗ trợ của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng đã góp phần giảm bớt gánh nặng kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho học sinh vùng cao được đến trường, giảm bớt khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa vùng khó khăn với vùng thuận lợi” - Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Trạm Tấu chia sẻ.

“Quả ngọt” của ngành giáo dục vùng cao

Thầy giáo Lò Văn Liên - Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS xã Xà Hồ tâm sự, từ khi điểm trường Sáng Pao do Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng xây dựng (với tổng mức đầu tư hơn 3 tỉ đồng) đưa vào sử dụng đã giúp nhà trường và các học sinh bớt nhiều vất vả. Trường còn được hỗ trợ nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

“Có một điểm trường mới, khang trang, kiên cố hơn để tránh mưa tránh gió, nhất là tránh được cái lạnh cắt da cắt thịt nơi vùng cao Tây Bắc đã thỏa mong ước của tất cả thầy cô giáo và học sinh tại điểm trường Sáng Pao giúp các em yên tâm học tập và phát triển, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ của những mầm non tương lai đất nước” - thầy Lò Văn Liên nhấn mạnh.

Chúng tôi đến điểm trường Sáng Pao khi cô giáo Đồng Hương Thu đang hướng dẫn các con rửa tay bằng xà phòng. Em Kháng Thị Kiều Anh - học sinh lớp 5C cười nói: “Con rất vui khi được học ở điểm trường mới to đẹp lại gần nhà. Trước đây, con cùng các bạn học trong lớp cũ khổ lắm…”.

Trò chuyện với phóng viên, cô giáo Thu kể: “Trước đây, các thầy cô phải đến từng nhà vận động phụ huynh cho trẻ đến trường, thế nhưng rất khó. Nay có điểm trường mới khang trang, hầu hết trẻ em người dân tộc H’Mông đủ tuổi đều đi lớp”.

Cô Thu tâm sự, chồng con ở TP Yên Bái nhưng cô vẫn quyết tâm ở lại đây cũng vì thương đám trẻ vùng cao. Cứ cuối tuần cô đi xe khách, hoặc đi xe máy mất khoảng 3 giờ đồng hồ để về với gia đình, thăm 2 bé gái sinh đôi. Còn những ngày trong tuần, cô lại thành mẹ của 261 học sinh bán trú tại điểm trường Sáng Pao.

Cô Phạm Thị Lan Phương (giáo viên tại điểm trường Sáng Pao) nói thêm: “Tôi rất vui và phấn khởi khi nhà trường đã có lớp học mới, khang trang và sạch sẽ, đây cũng là điều kiện tốt hơn để việc dạy và học tại nhà trường được đảm bảo. Không những thế, các em khi được học tại đây cũng tích cực đến lớp, tinh thần học cũng tốt hơn rất nhiều. Tôi rất cảm ơn Báo Lao Động cùng các ban ngành đoàn thể đã hỗ trợ, xây dựng lớp học mới, giúp thầy cô và trò tại điểm trường lẻ có điều kiện dạy và học tốt như hiện nay”.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, bàn giao công trình trường học ngày 8.7.2022, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - Trần Huy Tuấn gửi lời cảm ơn đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao Động, Quỹ Tấm lòng Vàng trong việc hỗ trợ xây dựng điểm trường thôn Sáng Pao. “Đây là sự đóng góp vô cùng có ý nghĩa mang tính nhân văn sâu sắc đối với học sinh, người dân Yên Bái. Tin tưởng rằng thầy và trò nhà trường sẽ phát huy hiệu quả của công trình, tiến tới xây dựng ngôi trường hạnh phúc ở vùng cao Yên Bái” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, sau khi thực hiện sắp xếp lại quy mô, mạng lưới trường lớp, toàn tỉnh hiện có 51 trường phổ thông dân tộc bán trú, 28 trường có học sinh bán trú với tổng số trên 17.600 học sinh bán trú được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Cùng với chính sách của Trung ương và địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ học sinh vùng cao từ áo ấm, sách vở đến bữa ăn cho học sinh bán trú…

Trong câu chuyện của cô Thu, cô Phương chúng tôi thấu hiểu được biết bao khó khăn, vất vả của những tháng ngày cắm bản. Giờ đây, nhờ sự quan tâm của các cấp ngành và mạnh thường quân, cơ sở vật chất đã khang trang hơn. “Có thể nói đây là “quả ngọt” nhờ sự quan tâm của các cấp ngành Trung ương đến địa phương giúp ngành giáo dục vùng cao có những chuyển biến mới” - cô giáo Phạm Thị Lan Phương bày tỏ.

Tiễn phóng viên ra tận cuối bản, già làng Mùa A Ly ở xã Xà Hồ cho biết: “Chứng kiến nhiều thế hệ thầy cô giáo dạy học từ thời phải cắm bản đến lúc về bán trú gần phố huyện tôi vẫn thấy họ không hề thay đổi, lúc nào cũng rất nhiệt huyết trong việc vận động học sinh ra lớp, chăm nom dạy dỗ. Tôi đã có 4 đứa con trưởng thành từ nền giáo dục của xã nhà, đứa là bộ đội, đứa là cán bộ huyện, là cán bộ xã và lớp lớp các cháu của tôi cũng đang được các thầy cô chăm sóc dạy dỗ ở mái trường này”.

Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Niềm vui của ngôi trường mới ở xã vùng cao Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Nhiều thầy, cô giáo công tác tại xã vùng cao Hương Liên (Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) rất vui mừng khi năm 2022 được Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng tài trợ 2,2 tỉ đồng xây nhà nội trú khang trang, nay tiếp tục được tài trợ 2,8 tỉ đồng để xây dãy phòng học 2 tầng cho Trường Mầm non đã xuống cấp, nứt nẻ, thấm dột.

Thái Nguyên xây dựng trường học không khói thuốc lá

Lam Thanh |

Trước tình trạng nhiều học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, các trường học tại Thái Nguyên đã quyết liệt ngăn chặn với mục tiêu xây dựng trường học không khói thuốc.

Tài trợ thư viện điện tử cho 5 trường tiểu học ở Hương Khê

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 21.11, Quỹ Hi vọng tổ chức tài trợ 5 thư viện điện tử cho 5 trường học trên địa bàn huyện Hương Khê.

Bức tranh sinh động về cuộc sống công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn

Mi Lan |

Ngày 26.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng LĐLĐVN chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam.

Đẩy mạnh thực hiện phúc lợi cho đoàn viên, người lao động tại Cụm thi đua

Kiều Vũ |

Hà Nội - Tại Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.

Cảnh ngổn ngang tại dự án khách sạn hơn 465 tỉ đồng chậm tiến độ ở Hòa Bình

Minh Chuyên - Đinh Đại |

Sau khi dừng thi công vào năm 2022, dự án khách sạn hơn 465 tỉ đồng trên khu đất vàng của TP Hòa Bình hiện vẫn dang dở, ngổn ngang.

Để Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước

Nhật Hồ |

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có 3 mặt giáp biển, với quyết định số 1386/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ngày 17.11, Cà Mau có nhiều cơ hội để phát triển và giàu mạnh nhờ biển.

Một huyện ở Bắc Giang quyết liệt phản đối Amway tổ chức hội thảo đa cấp

Trần Tuấn |

UBND huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều văn bản quyết liệt phản đối cho Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp trên địa bàn huyện.

Niềm vui của ngôi trường mới ở xã vùng cao Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Nhiều thầy, cô giáo công tác tại xã vùng cao Hương Liên (Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) rất vui mừng khi năm 2022 được Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng tài trợ 2,2 tỉ đồng xây nhà nội trú khang trang, nay tiếp tục được tài trợ 2,8 tỉ đồng để xây dãy phòng học 2 tầng cho Trường Mầm non đã xuống cấp, nứt nẻ, thấm dột.

Thái Nguyên xây dựng trường học không khói thuốc lá

Lam Thanh |

Trước tình trạng nhiều học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, các trường học tại Thái Nguyên đã quyết liệt ngăn chặn với mục tiêu xây dựng trường học không khói thuốc.

Tài trợ thư viện điện tử cho 5 trường tiểu học ở Hương Khê

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sáng 21.11, Quỹ Hi vọng tổ chức tài trợ 5 thư viện điện tử cho 5 trường học trên địa bàn huyện Hương Khê.