Nhiều lao động ở vị thế khó đàm phán lương, dễ bị sa thải

LƯƠNG HẠNH |

Trong tình thế mất việc, nhiều lao động nhập cư buộc phải “di cư ngược”. Nếu không có kỹ năng, tay nghề, họ phải chấp nhận thu nhập thấp, dễ bị cắt giảm, đào thải.

Lao động có tay nghề luôn được ưu tiên

Phó Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động TPHCM (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI) - Nguyễn Lê Nhật Thanh cho biết, trong thời gian vừa qua, thị trường có nhiều biến động cùng với chi phí lao động tăng cao, cách mạng công nghiệp 4.0 khiến doanh nghiệp thay đổi theo hướng tự động hoá, nhà máy thông minh, giám sát quản lý từ xa...

Tuy nhiên, thực tế là xu hướng già hoá dân số cũng đặt ra thách thức cho việc tái đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng, tay nghề cho đội ngũ lao động. Từ đó, giúp họ giữ được vị trí công việc hiện tại và không bị thay thế bởi máy móc công nghệ, đáp ứng được nhu cầu về chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Ông Thanh ví dụ trường hợp người lao động bị sa thải trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn, giảm đơn hàng được báo chí phản ánh trong thời gian qua. Chị Cẩm - 1 nữ công nhân đã tưởng mình may mắn hơn nửa triệu người mất việc do làn sóng doanh nghiệp ngừng sản xuất từ cuối năm ngoái, vì còn bám trụ được cho đến nay. Ngay cả khi dịch COVID-19 hoành hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, xưởng may ngừng việc, chị vẫn ở trong căn trọ chật chội để trở thành một trong những người đầu tiên quay về làm việc khi hết dịch.

“Nhưng nay, người phụ nữ miền Tây này phải hồi hương. Về quê có rau ăn rau, có cháo ăn cháo rồi tính sau, như lời mẹ chị giục. Trong tình thế mất việc, nhiều lao động nhập cư như chị Cẩm buộc phải “di cư ngược” mang theo những giấc mơ rách toang” - ông Thanh chia sẻ.

Tháng 1.2023, VCCI phối hợp với Phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam (IOM) khảo sát báo cáo tác động COVID-19 đến lao động di cư. “Chúng tôi khảo sát các ngành nghề dệt may, da giày… Kết quả, có 18/41 doanh nghiệp khảo sát cho biết thiếu hụt lao động; trong đó, 77% đơn vị thiếu hụt lao động phổ thông và lao động tay nghề, có chuyên môn cao” - ông Thanh chia sẻ.

Ông Thanh thông tin, báo cáo khảo sát cho thấy doanh nghiệp cần lao động có tay nghề, có kỹ năng số, họ ưu tiên người lao động trẻ tuổi, khỏe mạnh.

Nâng cao kỹ năng số cho người lao động

Ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng nêu ra một số thách thức tình hình lao động Việt Nam trong thời gian vừa qua như: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, nguy cơ khó kiểm soát tỉ lệ thất nghiệp; đặc biệt là trong những lĩnh vực, ngành nghề chịu tác động lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; mất an toàn, an ninh thông tin.​
Để cải thiện tình trạng này, ông Đào Trọng Độ chia sẻ một số định hướng đào tạo cho lực lượng lao động. “Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng số; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về đào tạo, đánh giá, công nhận kỹ năng số; Tăng cường điều kiện đảm bảo về phát triển kỹ năng số cho người lao động” - ông Độ chia sẻ.

Cũng theo ông Độ, nâng cao năng lực hệ thống thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kỹ năng số cho người lao động cũng là các biện pháp không thể thiếu.

Còn Phó Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động TPHCM đề xuất, cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường nâng cao nhận thức về kỹ năng số cho học sinh, sinh viên, người lao động hiện tại.

Về vĩ mô, cần đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng thông suốt, giảm khoảng cách, chênh lệch giữa hạ tầng ở thành thị và nông thôn. Đồng thời, cũng cần có cơ chế liên kết doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mất việc đạp xe cả ngày không xin được việc mới

Phương Ngân |

Sau khi mất việc, nhiều công nhân lao động nghèo phải đạp xe rong ruổi khắp nơi để tìm công việc mới. Có những hôm đạp xe suốt ngày họ vẫn không xin được việc.

Hệ quả của làn sóng người lao động mất việc: Người chật vật, người lao đao

NHÓM PV |

Dưới sức ép của làn sóng mất việc tiếp tục tăng kéo dài sang nửa cuối năm 2023, nhiều người lao động đang chật vật vì lang thang nhiều khu công nghiệp không kiếm được việc làm, nhiều người buộc phải rời nơi đang sinh sống lập nghiệp để về quê, kéo theo hàng loạt những hệ quả là nhà trọ, người kinh doanh buôn bán ở nơi đông người lao động nhất tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và Bình Dương cũng lao đao.

Người lao động ngoài 30 tuổi, mất việc đối mặt nhiều khó khăn

Quế Chi |

Mất việc khi ngoài 30 tuổi, nhiều công nhân rất chật vật đi xin việc làm mới. Ngay cả công việc tạm thời, không phải ai cũng phù hợp điều kiện, hoàn cảnh để theo.

Đủ hướng mưu sinh sau mất việc

Phương Ngân |

Sau khi mất việc tại nhà máy, nhiều công nhân lựa chọn về quê sinh sống, số khác dùng số tiền được công ty hỗ trợ khi mất việc để làm vốn kinh doanh, đổi nghề.

Công nhân mất việc, ít việc mong chờ các chính sách hỗ trợ

Mạnh Cường |

Ít đơn hàng, giảm giờ làm thậm chí là mất việc nhưng công nhân không hề trách móc công ty bởi đây là tình trạng chung, doanh nghiệp nào cũng khó khăn. Họ mong muốn có các chính sách hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước.

Công nhân mất việc, không có thu nhập: Tằn tiện chi tiêu

Quế Chi |

Mất việc, không còn thu nhập trong khi có cả một gia đình cần phải chăm lo khiến nhiều công nhân phải tằn tiện chi tiêu hơn so với trước. Họ không dám mua sắm cho bản thân mình, chỉ dám chi tiêu tiết kiệm nhất có thể, ưu tiên cho những thứ cần thiết nhất.

Tài xế ngao ngán, chờ hơn 2 giờ chưa qua được phà Bình Khánh, TPHCM

HỮU CHÁNH - NHƯ QUỲNH |

Xếp hàng chờ từ 9h, song đến hơn 11h trưa, nhiều tài xế vẫn chưa qua được phà Bình Khánh để về quê, đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2.9.

Ngắm trận địa pháo hoa 1.500 quả tầm cao tại nóc hầm sông Sài Gòn

Anh Tú - Cao Huân |

TPHCM - 1.500 quả pháo hoa tầm cao cùng 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật tạo thành một trận địa pháo hoa tại khu vực nóc hầm sông Sài Gòn, đã chuẩn bị sẵn sàng để khai hoả vào 21 giờ tối nay mừng ngày Quốc khánh 2.9.

Công nhân mất việc đạp xe cả ngày không xin được việc mới

Phương Ngân |

Sau khi mất việc, nhiều công nhân lao động nghèo phải đạp xe rong ruổi khắp nơi để tìm công việc mới. Có những hôm đạp xe suốt ngày họ vẫn không xin được việc.

Hệ quả của làn sóng người lao động mất việc: Người chật vật, người lao đao

NHÓM PV |

Dưới sức ép của làn sóng mất việc tiếp tục tăng kéo dài sang nửa cuối năm 2023, nhiều người lao động đang chật vật vì lang thang nhiều khu công nghiệp không kiếm được việc làm, nhiều người buộc phải rời nơi đang sinh sống lập nghiệp để về quê, kéo theo hàng loạt những hệ quả là nhà trọ, người kinh doanh buôn bán ở nơi đông người lao động nhất tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và Bình Dương cũng lao đao.

Người lao động ngoài 30 tuổi, mất việc đối mặt nhiều khó khăn

Quế Chi |

Mất việc khi ngoài 30 tuổi, nhiều công nhân rất chật vật đi xin việc làm mới. Ngay cả công việc tạm thời, không phải ai cũng phù hợp điều kiện, hoàn cảnh để theo.

Đủ hướng mưu sinh sau mất việc

Phương Ngân |

Sau khi mất việc tại nhà máy, nhiều công nhân lựa chọn về quê sinh sống, số khác dùng số tiền được công ty hỗ trợ khi mất việc để làm vốn kinh doanh, đổi nghề.

Công nhân mất việc, ít việc mong chờ các chính sách hỗ trợ

Mạnh Cường |

Ít đơn hàng, giảm giờ làm thậm chí là mất việc nhưng công nhân không hề trách móc công ty bởi đây là tình trạng chung, doanh nghiệp nào cũng khó khăn. Họ mong muốn có các chính sách hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước.

Công nhân mất việc, không có thu nhập: Tằn tiện chi tiêu

Quế Chi |

Mất việc, không còn thu nhập trong khi có cả một gia đình cần phải chăm lo khiến nhiều công nhân phải tằn tiện chi tiêu hơn so với trước. Họ không dám mua sắm cho bản thân mình, chỉ dám chi tiêu tiết kiệm nhất có thể, ưu tiên cho những thứ cần thiết nhất.