Người lao động ngoài 30 tuổi, mất việc đối mặt nhiều khó khăn

Quế Chi |

Mất việc khi ngoài 30 tuổi, nhiều công nhân rất chật vật đi xin việc làm mới. Ngay cả công việc tạm thời, không phải ai cũng phù hợp điều kiện, hoàn cảnh để theo.

Gian nan tìm việc

18.8 là tròn một tháng chị Nguyễn Thị Thanh (thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị mất việc. Cầm khoản hỗ trợ 50 triệu đồng (sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân), chị hoang mang không biết sẽ làm việc gì tiếp theo để kiếm sống, chăm lo cho gia đình với 2 con đang tuổi ăn học.

“Những ngày đầu ở nhà, tôi lo lắng đến mức không ngủ được, dù biết có thể nghỉ ngơi một thời gian rồi kiếm công việc mới” - nữ công nhân sinh năm 1991 chia sẻ.

Chị Thanh bảo, dù mới 32 tuổi, nhưng khi nói đến tuổi lao động, đây đã là con số bị “loại bỏ” trong con mắt của nhiều nhà tuyển dụng. Từ khi mất việc, chị đã đi một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Thăng Long và Quang Minh gần đó, nhưng vẫn chưa thể tìm được công việc mới. Ngoài rào cản về tuổi, còn rào cản về thời giờ làm việc. Chồng thường xuyên đi sớm, về khuya, nên chị phải đảm nhận việc đưa đón các con đi học. Vì vậy, chị không thể đi làm ca, kíp.

Khi chưa kiếm được công việc lâu dài, nữ công nhân này chịu khó lên mạng, hoặc hỏi qua các mối quen để tìm công việc bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh quần áo. Trái với suy nghĩ của chị, kiếm được công việc tạm thời này không phải điều dễ dàng.

“Tại nơi tôi sống, rất ít cửa hàng quần áo tuyển người; nếu có, thì phải ở trong nội thành, đi lại rất xa. Không chỉ vậy, các cửa hàng này tổ chức làm việc theo ca (từ 8 giờ đến 14 giờ; từ 14 giờ đến 22 giờ, không hợp với người có con nhỏ như tôi” - chị Thanh kể. Ngoài ra, một lý do khác chị Thanh không đi làm ở cửa hàng quần áo là mức thù lao quá thấp. Một cửa hàng cho biết chỉ có thể trả cho chị 20.000 đồng/giờ.

Nữ công nhân này mong muốn có một công việc làm giờ hành chính, chấp nhận mức lương không cao. Thế nhưng, nhiều vị trí công việc yêu cầu phải có bằng trung cấp. “Nhiều người bằng tuổi tôi, có bằng cấp, có kinh nghiệm nên rất dễ kiếm được công việc mới. Nhưng tôi không có bằng cấp, kinh nghiệm bằng 0 nên rất khó để có công việc mới” - chị Thanh cho biết và lý giải, dù có 14 năm làm công nhân, nhưng công việc của chị chỉ là những động tác lặp đi lặp lại đơn giản, nên hầu như không thu được kỹ năng, kinh nghiệm công việc gì có ích nhằm tìm được công việc mới. Rất may, chồng chị Thanh có mức thu nhập khá (khoảng 20 triệu đồng), nên gia đình không gặp quá nhiều khó khăn.

Rào cản khi lao động đã lớn tuổi

Cũng giống như chị Thanh, chị Nguyễn Thị H (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã đi tìm một công việc tạm thời để có thêm thu nhập sau khi mất việc, nhưng không được.

“Có cửa hàng bên nội thành nhận tôi vào làm để bán hàng, nhưng họ lại yêu cầu tôi phải đóng 1 triệu đồng trước để mua đồng phục. Thấy chưa có lương mà đã phải mất tiền, nên tôi quyết định không nhận công việc này” - chị H chia sẻ.

Theo chị H, nhiều cửa hàng chỉ tuyển những người còn trẻ, ưu tiên sinh viên, nên những người đã 36 tuổi như chị rất khó “chen chân”.

“Trước đây, tôi cứ nghĩ việc tìm kiếm công việc mới sau khi mất việc sẽ không quá khó khăn, nhưng thực tế lại khác hẳn. Tôi rất lo lắng mình sẽ không thể kiếm được công việc ổn định, lâu dài khác” - chị H nói.

Theo nữ lao động này, với những lao động lớn tuổi, đã có gia đình thì kiếm một công việc phù hợp rất khó khăn. Nhiều nơi “âm thầm loại những người đã ngoài 30 tuổi”. Có nơi không phân biệt tuổi, nhưng lại phải làm ca kíp. Nếu vậy người lao động sẽ không có thời gian chăm con. Có công ty nhận làm việc, nhưng lại quá xa nơi ở…

Quá nhiều khó khăn lao động lớn tuổi, mất việc phải đối mặt. Điều lo lắng hơn nữa là nhiều người không biết tình trạng thất nghiệp sẽ kéo dài đến bao giờ và chưa nghĩ ra cách khả dĩ nào để thoát khỏi thực trạng này...

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động giãn việc, mất việc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Ngày 13.8, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 36 (khoá XII), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) Phan Văn Anh đã trình bày Tờ trình “Về việc tiếp tục hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng”.

Đủ hướng mưu sinh sau mất việc

Phương Ngân |

Sau khi mất việc tại nhà máy, nhiều công nhân lựa chọn về quê sinh sống, số khác dùng số tiền được công ty hỗ trợ khi mất việc để làm vốn kinh doanh, đổi nghề.

Công nhân mất việc, ít việc mong chờ các chính sách hỗ trợ

Mạnh Cường |

Ít đơn hàng, giảm giờ làm thậm chí là mất việc nhưng công nhân không hề trách móc công ty bởi đây là tình trạng chung, doanh nghiệp nào cũng khó khăn. Họ mong muốn có các chính sách hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước.

Công nhân mất việc, không có thu nhập: Tằn tiện chi tiêu

Quế Chi |

Mất việc, không còn thu nhập trong khi có cả một gia đình cần phải chăm lo khiến nhiều công nhân phải tằn tiện chi tiêu hơn so với trước. Họ không dám mua sắm cho bản thân mình, chỉ dám chi tiêu tiết kiệm nhất có thể, ưu tiên cho những thứ cần thiết nhất.

Tìm hướng đi cho lao động lớn tuổi mất việc

Quế Chi |

Với nhiều công nhân, nhất là nữ, mất việc khi đã ngoài 30 tuổi, đã lập gia đình, họ rất khó kiếm được công việc mới phù hợp với điều kiện của bản thân để mưu sinh.

Mất việc khi gần 40 tuổi, công nhân về quê, sống chật vật

Quế Chi |

Mất việc khi đã gần 40 tuổi, nhiều công nhân trở về quê những mong sẽ bắt đầu lại bằng một công việc mới. Thế nhưng, lớn tuổi, kỹ năng tay nghề gần như không có, dù làm trong doanh nghiệp lâu năm khiến họ rất khó để xin được việc mới.

Với nhiều người lao động, tuổi nghỉ hưu là yếu tố quyết định việc rút bảo hiểm 1 lần

Mạnh Cường |

Liên quan đến các đề xuất nhằm giảm thiểu tình trạng rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thay đổi cách tính lương hưu hay giảm số năm đóng bảo hiểm, phần lớn người lao động quan tâm đến vấn đề tuổi nghỉ hưu hơn là các đề xuất này.

Dự báo thời tiết tuần tới từ ngày 21.8 – 27.8.2023

Nhóm PV |

Dự báo thời tiết tuần tới từ 21.8 đến 27.8: Tuần tới, khu vực Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục có mưa rào và dông ở tất cả các ngày trong tuần. Mưa dông rải rác khiến nhiệt độ giảm mạnh, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng từ 26-28 độ C. Tại TPHCM, mưa rào và dông rải rác được dự báo sẽ còn tiếp diễn, thời gian mưa tập trung vào chiều và tối.

Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động giãn việc, mất việc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Ngày 13.8, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 36 (khoá XII), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) Phan Văn Anh đã trình bày Tờ trình “Về việc tiếp tục hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng”.

Đủ hướng mưu sinh sau mất việc

Phương Ngân |

Sau khi mất việc tại nhà máy, nhiều công nhân lựa chọn về quê sinh sống, số khác dùng số tiền được công ty hỗ trợ khi mất việc để làm vốn kinh doanh, đổi nghề.

Công nhân mất việc, ít việc mong chờ các chính sách hỗ trợ

Mạnh Cường |

Ít đơn hàng, giảm giờ làm thậm chí là mất việc nhưng công nhân không hề trách móc công ty bởi đây là tình trạng chung, doanh nghiệp nào cũng khó khăn. Họ mong muốn có các chính sách hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước.

Công nhân mất việc, không có thu nhập: Tằn tiện chi tiêu

Quế Chi |

Mất việc, không còn thu nhập trong khi có cả một gia đình cần phải chăm lo khiến nhiều công nhân phải tằn tiện chi tiêu hơn so với trước. Họ không dám mua sắm cho bản thân mình, chỉ dám chi tiêu tiết kiệm nhất có thể, ưu tiên cho những thứ cần thiết nhất.

Tìm hướng đi cho lao động lớn tuổi mất việc

Quế Chi |

Với nhiều công nhân, nhất là nữ, mất việc khi đã ngoài 30 tuổi, đã lập gia đình, họ rất khó kiếm được công việc mới phù hợp với điều kiện của bản thân để mưu sinh.

Mất việc khi gần 40 tuổi, công nhân về quê, sống chật vật

Quế Chi |

Mất việc khi đã gần 40 tuổi, nhiều công nhân trở về quê những mong sẽ bắt đầu lại bằng một công việc mới. Thế nhưng, lớn tuổi, kỹ năng tay nghề gần như không có, dù làm trong doanh nghiệp lâu năm khiến họ rất khó để xin được việc mới.