Nhà ở quá thiếu so với sự gia tăng của lực lượng lao động

Linh Nguyên |

Theo LĐLĐ Thành phố Hà Nội, trong gần 2 tháng phát hành phiếu lấy ý kiến, kiến nghị của công nhân lao động (CNLĐ) thông qua các công đoàn cơ sở (CĐCS) để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND thành phố với CNLĐ Thủ đô năm 2023, vấn đề nổi lên vẫn là nhà ở cho người lao động.

Trên 80% CNLĐ đang phải thuê nhà trọ

Hà Nội hiện có 11 Khu công nghiệp - chế xuất và Khu công nghệ cao với 661 doanh nghiệp và khoảng 165.000 lao động. Trong đó, trên 80% là lao động ngoại tỉnh. Thực tế cho thấy, nhà ở cho CNLĐ còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động. Nhà ở cũng là yêu cầu bức xúc hiện nay của đoàn viên, NLĐ. CNLĐ rất mong muốn được mua nhà ở xã hội, với giá cả phù hợp để an cư, lập nghiệp.

Hiện nay, Thành phố Hà Nội có 3 khu công nghiệp có dự án nhà ở, đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của CNLĐ gồm: KCN Thạch Thất - Quốc Oai, KCN Thăng Long (Đông Anh), KCN Phú Nghĩa (Chương Mỹ). Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho CNLĐ. Do vậy, khoảng trên 80% CNLĐ đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao…

Ngoài ra, các công trình phúc lợi công cộng như trường mầm non công lập còn thiếu; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ CNLĐ ở các khu công nghiệp tập trung hầu như chưa có.  Đặc biệt, khối trường THPT còn thiếu, cùng với đó là cơ chế chỉ học sinh có hộ khẩu Hà Nội mới đủ điều kiện được đăng kí thi vào trường THPT công lập đã gây bức xúc, khó khăn cho lao động nhập cư khi phải cho con học trường THPT dân lập với chi phí học tốn kém, chưa phù hợp mức thu nhập của CNLĐ.

CNLĐ mong sớm có chính sách nhà ở phù hợp

Được biết, thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ, Thành phố Hà Nội đã triển khai, hỗ trợ tiền thuê nhà cho 371.638 lượt lao động tại 20.794 doanh nghiệp, với tổng số tiền hơn 194 tỉ đồng. Thành phố chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho NLĐ, chủ yếu hỗ trợ NLĐ tại các khu công nghiệp như giảm giá thuê nhà trọ, giảm giá điện, nước; vận động doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho CNLĐ tại nhà máy, xí nghiệp, hỗ trợ kinh phí thuê nhà cho NLĐ.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều CNLĐ mong muốn có chính sách phù hợp về vấn đề nhà ở cho công nhân. Chị Đỗ Thu Thủy, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đang thuê trọ trong khu dân cư. Những ngày trời nóng, căn phòng trọ chật hẹp như hun không thể chịu đựng nổi. Làm việc cho công ty hơn 13 năm nay, thu nhập của chị Thủy chỉ khoảng trên 5 triệu đồng/tháng. Chồng chị cũng là công nhân, thu nhập của 2 vợ chồng dù tiết kiệm triệt để cũng khó đủ trang trải cho cả gia đình, nên chị từng nhận đan nón vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập. Điều mong ước của vợ chồng và con chị Thủy là được hỗ trợ tiền thuê nhà hoặc được thuê nhà của Nhà nước phù hợp với thu nhập thực tế của người công nhân.

Mong ước của chị Thủy cũng là mong ước của rất nhiều CNLĐ ngoại tỉnh đang làm việc tại Hà Nội.

CNLĐ Khu công nghiệp Thăng long đề nghị thành phố sửa chữa nâng cấp 9 khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh) để đảm bảo điều kiện sinh hoạt và an toàn cho công nhân thuê trọ.

Theo LĐLĐ Thành phố Hà Nội: Đối với vấn đề nhà ở, CNLĐ rất mong muốn thành phố sớm có cơ chế chính sách để CNLĐ được thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và giá cả phù hợp với thu nhập của NLĐ.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Một bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội tử vong

Hương Giang |

Theo Bộ Y tế, ngày 22.5, số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận được tại các tỉnh thành trên cả nước là 1.222 ca, tăng nhẹ so với hôm qua (979 ca), 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Nắng nóng gay gắt, nhiều quận Hà Nội sẽ bị cắt điện một số khung giờ

Anh Tuấn |

Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hà Đông... sẽ bị cắt điện một số khung giờ.

Nguy cơ cháy, nổ mùa nắng nóng do “mạng nhện” cáp điện giữa lòng Hà Nội

Thảo Phương |

Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, hệ thống dây điện, cáp viễn thông chưa được hạ ngầm gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ khi nắng nóng kéo dài.

Viện thẩm mỹ Quốc tế Wonjin "đi sạch sành sanh", Giám đốc không trình diện

Nhóm phóng viên |

Liên quan đến vụ Viện Thẩm mỹ Quốc tế Wonjin hoạt động trái phép Báo Lao Động đã phản ánh, đoàn kiểm tra không kiểm tra được hồ sơ khách hàng lưu giữ trong máy tính vì cơ sở báo cáo "ổ cứng máy tính bị hỏng, đang sửa chữa".

Khánh Hòa sẵn sàng hỗ trợ người lao động vay vốn mua nhà ở xã hội

Hữu Long - Thanh Thúy |

Người lao động mong muốn địa phương quan tâm bố trí dành quỹ đất xây nhà ở xã hội. Đối thoại với người lao động, Chủ tịch Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đánh giá, đây là nguyện vọng chính đáng và sẵn sàng có chính sách hỗ trợ.

Người dân Quảng Nam nộp tiền nước sạch, sử dụng nước mặn

Hoàng Bin |

Hàng trăm hộ dân tại Quảng Nam đang khốn đốn vì thiếu nước sạch sinh hoạt giữa mùa nóng. Nghịch lí ở chỗ, có địa phương bỏ tiền tỉ xây dựng công trình nước sạch nhưng bỏ hoang không sử dụng, nơi khác người dân mua nước sạch nhưng xí nghiệp lại cấp nước mặn.

Nhà máy hạt nhân lớn nhất thế giới gặp sự cố

Ngọc Vân |

Nhà máy hạt nhân lớn nhất thế giới ở Nhật Bản gặp sự cố thất lạc tài liệu.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ ngày 24.5 đến 3.6 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 24.5 - 3.6.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Một bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội tử vong

Hương Giang |

Theo Bộ Y tế, ngày 22.5, số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận được tại các tỉnh thành trên cả nước là 1.222 ca, tăng nhẹ so với hôm qua (979 ca), 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Nắng nóng gay gắt, nhiều quận Hà Nội sẽ bị cắt điện một số khung giờ

Anh Tuấn |

Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hà Đông... sẽ bị cắt điện một số khung giờ.

Nguy cơ cháy, nổ mùa nắng nóng do “mạng nhện” cáp điện giữa lòng Hà Nội

Thảo Phương |

Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, hệ thống dây điện, cáp viễn thông chưa được hạ ngầm gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ khi nắng nóng kéo dài.