Nhà máy ít việc, công nhân xoay xở để có thêm thu nhập

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Công ty giảm đơn hàng, nhiều công nhân, lao động nghỉ chờ việc 15 ngày, có khi đến một tháng. Tranh thủ thời gian này, nhiều người đã phải tìm thêm công việc thời vụ để có tiền trang trải cuộc sống.

Nhà máy cho công nhân nghỉ 1 tháng

10h sáng 14.12, xóm trọ công nhân ở xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) vẫn rất vắng lặng. Trong dãy nhà có hàng chục phòng trọ, chỉ có duy nhất phòng của gia đình chị L.H.T (quê ở Hà Tĩnh) phát ra tiếng lạch cạch bật bếp ga, nấu đồ ăn sáng. Ngủ vùi trong phòng cả ngày, nhưng trong lòng chị T đầy lo toan.

Công ty về linh kiện điện tử (Khu công nghiệp Thăng Long) chị gắn bó 4 năm qua bị giảm đơn hàng nặng nề. Từ tháng 8, chị L.H.T bắt đầu thấy bất an khi bị cắt toàn bộ giờ làm thêm. Lần đầu tiên, những công nhân này chỉ làm việc theo giờ hành chính.

10 ngày của tháng 10 nghỉ việc, chị T chỉ quẩn quanh trong phòng trọ. Thời gian rảnh rỗi quá nhiều còn chưa quen, chị L.H.T lại nghe tin dữ công ty cho nghỉ nguyên tháng 11. May thay, nghỉ việc nhưng công ty vẫn trả 70% lương cho công nhân. Từ đó đến nay, chị T luôn rơi vào hoàn cảnh ít việc, thu nhập giảm.

Chị T chia sẻ: “Ngồi ở nhà nhiều cũng buồn bực chân tay. Mỗi tháng vẫn phải gửi một khoản về quê cho ông bà nuôi con nhỏ, vẫn phải đóng 700 nghìn đồng tiền thuê trọ, trả vài trăm nghìn tiền điện nước. Đó là chưa kể các khoản ăn uống, chi tiêu phát sinh. Chính vì còn rất nhiều khoản tiền đang treo trên đầu, buộc chúng tôi nghĩ cách đi làm thêm”.

Ngoài làm công việc trong nhà máy, chị T cũng không có thêm bất kỳ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc nào khác. Cho nên, công nhân này chỉ còn cách tìm công việc thời vụ trong Khu công nghiệp Thăng Long.

“Trong lúc chờ công ty bố trí việc làm, chúng tôi phải tự thân vận động, đi tìm việc cho mình. Biết được một công ty điện tử khác tuyển dụng lao động thời vụ, tôi vội vã đăng ký vào làm việc ngay” - chị T nói.

Đương nhiên, công nhân thời vụ làm đến đâu sẽ được lĩnh tiền đến đó và không có bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác. Trải qua vài buổi đào tạo để “thạo” công việc mới, chị T cũng bắt tay vào làm công việc này. Dẫu vậy, do chưa quen việc, chị T cũng không thể gắn bó lâu dài. Đúng 2 tuần làm thời vụ, công nhân này buộc phải xin nghỉ vì không thích nghi được.

Chị L.H.T cho biết: “Những tháng đầu năm 2022, công việc đều đặn, mỗi tháng tôi có thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Sau này công ty ít đơn hàng, tháng nào khá lắm mới được tiền lương 7 triệu đồng”.

Tìm công việc thời vụ

Chị T còn may mắn khi nghỉ việc vẫn được hưởng 70% lương, còn có nhiều công ty khác bị giảm việc, công nhân phải nghỉ làm mà không nhận được bất kì hỗ trợ gì. Như trường hợp anh L.V.B (SN 2002, ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) đang làm việc tại Công Ty TNHH Panasonic Việt Nam.

Anh B cho biết: “3 tháng trở lại đây, việc làm của công nhân giảm đi so với trước đây rất nhiều. Lâu lắm rồi chúng tôi không biết tăng ca, làm thêm là gì”.

Công nhân này tếu táo nói rằng Tết Dương lịch 2023 được nghỉ đến 18 ngày. Bắt đầu từ ngày 17.12, công ty cho công nhân nghỉ làm vì không có đơn hàng. Công ty sẽ dồn phép năm 2022 của người lao động vào những ngày nghỉ đó. Ngoài phép năm được hưởng nguyên lương, những ngày nghỉ còn lại người lao động sẽ không có bất kỳ hỗ trợ gì.

“Tháng trước, thu nhập của tôi được có 4,6 triệu đồng. Đầu tháng mới nhận lương thì vẫn ăn uống đầy đủ. Còn 1 tuần cuối tháng coi như chúng tôi chỉ ăn mì tôm, uống nước chè qua bữa” - anh B chia sẻ.

Thời gian nghỉ quá dài, thu nhập giảm sút, anh B nhẩm tính sẽ không về quê. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, anh đăng ký làm lái xe công nghệ. “Trong lúc không có nguồn thu nào khác, buộc chúng tôi tìm kiếm việc làm thêm. Lái xe công nghệ nếu chăm chỉ, chắc cũng đủ để duy trì cuộc sống hiện tại. Chúng tôi vẫn chờ sang năm 2023, công ty có nhiều đơn hàng, tạo việc làm ổn định hơn cho người lao động” - anh B nói.

Chị T, anh B là hai trong số 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm do doanh nghiệp giảm đơn hàng theo thống kê của Tổng LĐLĐVN.

Viện Công nhân và Công đoàn đã tiến hành khảo sát về đời sống, thu nhập của người lao động trong tháng 10 và tháng 11.2022 với hơn 6.200 công nhân. Kết quả được Viện này thông tin rằng trong trường hợp mất việc thì chỉ 11,7% người lao động có tích lũy cầm cự được dưới một tháng; 16,7% duy trì được từ 1 - 3 tháng và 12,7% cầm cự được trên 3 tháng.

Hiện nay, Tổng LĐLĐVN đã trao đổi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam thống nhất đánh giá lại tình hình. Sau đó, các cơ quan liên quan sẽ kiến nghị Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động.

Theo ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, đơn vị này đã ban hành kế hoạch chăm lo đoàn viên, người lao động với phương châm tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết. Trong đó, nổi bật là gói hỗ trợ đoàn viên, lao động khó khăn, trong đó có những người mất việc, giãn việc. Tổng LĐLĐVN chăm lo cho trên 1 triệu đoàn viên, lao động, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng. Trên cơ sở đối tượng thụ hưởng, tiền hỗ trợ sẽ được chuyển tận tay đoàn viên khó khăn. Ngoài chăm lo Tết, Tổng LĐLĐVN dự kiến sẽ có thêm một gói nữa hỗ trợ công nhân, người lao động trong dịp Tết và sau Tết.

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Ít việc, thu nhập giảm, công nhân thắt chặt chi tiêu

Văn Du |

Do chịu ảnh hưởng bởi tình hình chung ít việc làm, không tăng ca, hàng nghìn công nhân, người lao động tại tỉnh Thái Bình đã bị giảm lương, thu nhập dẫn đến đời sống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, trong khi Tết đã cận kề.

Công ty ít việc, công nhân phập phồng ngóng mức thưởng Tết

Bảo Hân |

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn chưa thông báo về mức thưởng Tết Âm lịch 2023, trong khi tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, ít đơn hàng. Vì vậy, nhiều công nhân lao động đang rất mong ngóng mức thưởng Tết.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Ít việc, thu nhập giảm, công nhân thắt chặt chi tiêu

Văn Du |

Do chịu ảnh hưởng bởi tình hình chung ít việc làm, không tăng ca, hàng nghìn công nhân, người lao động tại tỉnh Thái Bình đã bị giảm lương, thu nhập dẫn đến đời sống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, trong khi Tết đã cận kề.

Công ty ít việc, công nhân phập phồng ngóng mức thưởng Tết

Bảo Hân |

Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn chưa thông báo về mức thưởng Tết Âm lịch 2023, trong khi tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, ít đơn hàng. Vì vậy, nhiều công nhân lao động đang rất mong ngóng mức thưởng Tết.