TPHCM áp dụng Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro mắc COVID-19 tại doanh nghiệp:

Nguy cơ tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp đông công nhân

Nam Dương |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 TPHCM vừa có Quyết định Ban hành Bộ 10 chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SASR-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM . Căn cứ vào Bộ chỉ số đánh giá đó, nếu doanh nghiệp nào có chỉ số tính rủi rất cao (80-100%) sẽ không được hoạt động. Theo đó, doanh nghiệp từ 1.000 NLĐ trở lên sẽ gặp nhiều khó khăn...

Sắp xếp đảm bảo đủ khoảng cách

Ngày 7.4, một số doanh nghiệp tại TPHCM đã nhanh chóng có những điều chỉnh ứng phó đáp ứng các tiêu chí để bảo đảm sản xuất cũng như an toàn sức khỏe cho NLĐ.

Trưa cùng ngày, chúng tôi có mặt tại Xí nghiệp may 2 của Công ty CP Việt Hưng (có gần 1.000 CNLĐ, chuyên may hàng xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu ở Quận 12, TPHCM) và chứng kiến các nhân viên kỹ thuật, công nhân tranh thủ kê lại các máy may sao cho khoảng cách giữa 2 CN ngồi may đảm bảo đủ 2m.

Ông Phan Công Minh, Tổng Giám đốc Công ty Việt Hưng, cho biết, đến nay dù chưa nhận được văn bản chính thức từ các cơ quan chức năng về việc tự đánh giá mức độ rủi ro lây nhiễm virus SASR-CoV-2, nhưng thông qua báo chí công ty có biết đến bộ tiêu chí này. Ông Minh cho biết, những việc như phát khẩu trang, đo thân nhiệt cho CN, yêu cầu NLĐ rửa tay trước khi vào nhà xưởng, nhà ăn… công ty đã thực hiện ngay từ khi có khuyến cáo của các cơ quan chức năng. “Trong bộ 10 chỉ số này, có hai chỉ số mà các doanh nghiệp dệt may, da giày có đông lao động thường bị rơi vào thang điểm cao (rủi ro lớn) đó là chỉ số thành phần số 2 về mật độ NLĐ làm việc ở các phân xưởng bình quân/m2 vì do tính chất dây chuyền và chỉ số thành phần số 6 về khoảng cách giữa các CN ở nhà ăn. Tuy nhiên, đây lại là điều doanh nghiệp có thể khắc phục được thông qua việc kéo giãn dây chuyền và phân tán lượng công nhân tập trung tại nhà ăn. Khi kéo giãn dây chuyền, tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến thói quen của CN khi không thể ngồi yên để chuyển sản phẩm của mình cho công đoạn sau như trước mà có thể cần có hỗ trợ thêm” - ông Minh chia sẻ.

Còn ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch CĐ Công ty Nidec Việt Nam - cho biết, công ty cũng đã thực hiện một số biện pháp nhằm phòng chống lây nhiễm dịch COVID-19, bảo đảm an toàn cho NLĐ như  yêu cầu NLĐ rửa tay ngay tại cổng công ty trước và sau khi quẹt thẻ chấm công; sơn vạch bảo đảm khoảng cách ít nhất 1,2m tại những nơi CN phải chờ để chấm vân tay, khu vực nhà ăn. Đặc biệt Cty còn sử dụng các tấm nhựa trong để ngăn cách tại khu vực bàn ăn, để mỗi CN ngồi trong một ngăn, hạn chế nói chuyện giữa NLĐ trong khi sản xuất cũng như ăn ca, ai vi phạm sẽ bị xử lý lỷ luật…

Ông Hồng nói: “Cái khó nhất là phải giữ đủ khoảng cách giữa các NLĐ trong dây chuyền sản xuất. Cty đã thí điểm làm vách ngăn giữa các NLĐ trong dây chuyền, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nên tiếp tục phải nghiên cứu, cải tiến vách ngăn nữa để làm sao hạn chế sự lây nhiễm của virus nếu có, nhưng cũng tạo thuận tiện cho NLĐ khi làm việc”.

Doanh nghiệp từ 1.000 NLĐ trở lên gặp nhiều khó khăn

Ông Vũ Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Cty Hansae Việt Nam, ở Huyện Củ Chi, TPHCM - phân tích: Tại chỉ số thành phần số 1 quy định về số lượng CN làm việc tập trung của doanh nghiệp thì chỉ cần doanh nghiệp nào có từ 1.000 CN trở lên là đạt điểm 7. Theo quy định thì nếu doanh nghiệp nào có chỉ số rủi ro lây nhiễm trung bình, nhưng nếu có bất kỳ một chỉ số nào trong 10 chỉ số đạt từ 7 điểm trở lên thì không thể hoạt động. Như vậy, nếu doanh nghiệp nào có từ 1.000 CN làm việc tập trung mà có chỉ số rủi ro lây nhiễm trung bình đều phải ngừng hoạt động. Trong khi số lượng doanh nghiệp có từ 1.000 CN trở lên ở TPHCM thì rất nhiều.

“Đánh giá cá nhân của tôi thì chỉ số rủi ro lây nhiễm của Cty chúng tôi ở thang điểm 40% - 50%, tức là ở mức trung bình. Do Cty chúng tôi có hơn 7.000 lao động, theo chỉ số thành phần số 1 thì công ty đạt số điểm 10, tức là mức độ rủi ro cao nhất. Nếu kết hợp hai yếu tố này thì Cty sẽ không thể hoạt động được” - ông Hùng chia sẻ và kiến nghị cần xem xét các chỉ tiêu theo quy định.

Ông Nguyễn Thái Thành - Phó Chủ tịch CĐ các KCX&CN TPHCM - cho biết, sẽ đôn đốc các CĐCS trực thuộc phối hợp với doanh nghiệp đánh giá khách quan, trung thực, minh bạch theo các tiêu chí đưa ra để góp phần phòng chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn, sức khỏe của NLĐ.

Đánh giá chỉ số rủi ro mắc COVID-19 tại DN ở TPHCM như thế nào?

Ngày 7.4, trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM - cho biết, 10 chỉ số đánh giá rủi ro mắc COVID-19 tại doanh nghiệp ở TPHCM hiện đã bắt đầu được triển khai đến tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và trên địa bàn các quận/huyện.

“Dựa theo bộ tiêu chí với 10 chỉ số này, TPHCM giao Sở Y tế làm đầu mối, hướng dẫn thực hiện. Sở Y tế cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đánh giá của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và đề xuất chủ tịch chỉ đạo xử lý nếu vượt quá thẩm quyền. Từ đó, TPHCM sẽ căn cứ chỉ số đánh giá tính rủi ro mắc COVID-19 trong doanh nghiệp để quyết định cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hay ngừng trong giai đoạn này” - bà Huỳnh Mai nói.

Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro gồm 10 chỉ số thành phần (TP): Số lượng công nhân làm việc tập trung của doanh nghiệp; Mật độ người lao động làm việc ở các phân xưởng; Người lao động rửa tay, có xịt nước sát khuẩn trước khi vào và ra khỏi phân xưởng; Tỉ lệ công nhân đeo khẩu trang trong lúc làm việc; Số công nhân được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào phân xưởng; Khoảng cách công nhân ở nhà ăn; Số công nhân đi làm bằng xe đưa rước; Số khu vực (địa điểm đón, trả công nhân) công nhân ở trước khi đi làm (mỗi khu vực cách nhau từ 3km trở lên); Công ty phát khẩu trang cho công nhân mỗi ngày hoặc phát khẩu trang giặt được; Công ty làm ca đêm (trừ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu và trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19).

Mỗi chỉ số thành phần sẽ có thang điểm từ 1 đến 10. Cách tính điểm là lấy điểm cộng của 10 chỉ số thành phần chia cho 100.

Nếu chỉ số điểm bằng 10% sẽ thể hiện rất ít rủi ro, lúc này doanh nghiệp được hoạt động. Chỉ số dưới 30% thì được đánh giá là rủi ro thấp, doanh nghiệp được hoạt động nhưng phải kiểm tra định kỳ để khắc phục hạn chế ở chỉ số thành phần nào cao nhất. Chỉ số từ 30% đến dưới 50% cho thấy, rủi ro lây nhiễm trung bình, doanh nghiệp có thể được phép hoạt động với điều kiện không có chỉ số thành phần nào từ 7 điểm trở lên. Đáng chú ý, nếu chỉ số trên dao động từ 50% đến dưới 80% sẽ là rủi ro lây nhiễm cao, phải có giải pháp giảm rủi ro mới được hoạt động. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ không được hoạt động nếu chỉ số từ 80% đến 100% vì chỉ số này thể hiện rủi ro lây nhiễm dịch bệnh  rất cao.

Anh Nhàn

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp phòng chống dịch COVID-19 cho NLĐ: Sáng tạo và hiệu quả

Nhóm pV |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động (NLĐ). Trước tình trạng trên, để vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, vừa phòng chống dịch COVID-19 cho NLĐ hiệu quả, nhiều Cty đã triển khai các giải pháp tích cực, sáng tạo.

10 chỉ số đánh giá rủi ro mắc COVID-19 tại doanh nghiệp ở TPHCM

Anh Nhàn |

Ngày 6.4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Căn cứ vào Bộ chỉ số đánh giá đó, nếu doanh nghiệp nào có tính rủi rất cao sẽ không được hoạt động.

Tìm giải pháp cho những doanh nghiệp siêu lớn để vượt khó thời COVID-19

MINH CƯỜNG |

Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cập nhật về ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên 19 tập đoàn, tổng công ty. Theo đó nếu không có những giải pháp nhanh chóng, quyết liệt thì khả năng thua lỗ là rất lớn, ảnh hưởng tới trên 600.000 lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Doanh nghiệp phòng chống dịch COVID-19 cho NLĐ: Sáng tạo và hiệu quả

Nhóm pV |

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động (NLĐ). Trước tình trạng trên, để vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, vừa phòng chống dịch COVID-19 cho NLĐ hiệu quả, nhiều Cty đã triển khai các giải pháp tích cực, sáng tạo.

10 chỉ số đánh giá rủi ro mắc COVID-19 tại doanh nghiệp ở TPHCM

Anh Nhàn |

Ngày 6.4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Căn cứ vào Bộ chỉ số đánh giá đó, nếu doanh nghiệp nào có tính rủi rất cao sẽ không được hoạt động.

Tìm giải pháp cho những doanh nghiệp siêu lớn để vượt khó thời COVID-19

MINH CƯỜNG |

Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ cập nhật về ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên 19 tập đoàn, tổng công ty. Theo đó nếu không có những giải pháp nhanh chóng, quyết liệt thì khả năng thua lỗ là rất lớn, ảnh hưởng tới trên 600.000 lao động.