Người cán bộ công đoàn mê phục chế ảnh liệt sĩ

Việt Lâm |

ÔNG Phan Tiến Huy sinh ra trên mảnh đất Điện Biên anh hùng, lớn lên khi chiến tranh đã lùi xa. Nhìn thấy những nỗi đau trong mắt của thân nhân liệt sĩ, khi họ đi viếng người thân trong Nghĩa trang A1, Nghĩa trang Độc Lập và trên bia mộ, những bức chân dung các liệt sĩ đã phai mờ theo năm tháng, ông Huy quyết định, để góp phần lưu giữ lại di ảnh của các liệt sĩ, từ năm 2020, phục chế lại những bức ảnh chân dung các liệt sĩ.  Đến nay, ông đã phục chế được 133 bức.

Mong muốn giúp gia đình liệt sĩ lưu giữ hình ảnh người thân

Trao đổi về “cơ duyên” đến với việc phục chế ảnh của các liệt sĩ, ông Huy (hiện, ông Phan Tiến Huy là Uỷ viên Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh Điện Biên, Chủ tịch LĐLĐ thị xã Mường Lay),  chia sẻ: “Có một lần vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7), tôi bắt gặp hình ảnh một cô gái dìu bà cụ cũng tầm hơn 70 tuổi vào nghĩa trang A1.

Gặp tôi, cụ cho hay, con cụ hy sinh trong chiến trường miền Nam nhưng hôm nay lên thăm con cháu trên Điện Biên, mặc dù con cụ không nằm trong nghĩa trang này và chưa tìm được nơi chôn cất, nhưng cụ muốn vào đây để thắp hương thay cho những bà mẹ không thể đến thắp hương cho con mình được. Biết đâu, ở nơi xa đó con mình cũng được ai thắp cho nén nhang mà ấm lòng.

Rồi cụ lấy từ trong túi bóng được gói rất cẩn thận một tấm ảnh nhỏ đó là một chàng thanh niên mặc quân phục còn rất trẻ tên Trần Xuân Thủy. Tay cụ lần sờ lên bức ảnh, rồi khóc. Lúc đó tôi thấy tấm ảnh đen trắng cũng phai mờ theo thời gian nhưng chưa nghĩ sẽ làm gì để giúp cụ nhìn rõ hình ảnh của con mình hơn”.

Tiếp đó, tình cờ xem trên truyền hình, ông Huy biết được câu chuyện về cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi, quê Thanh Hoá) đạp chiếc xe cũ lên ủy ban nhân dân xã để nộp đơn xin thoát nghèo, để nhường khoản hỗ trợ nhận được từ nhà nước cho các trường hợp khó khăn hơn… Ông Huy rất ngưỡng mộ cụ Đỗ Thị Mơ và nghĩ một cụ bà 83 tuổi còn làm được những điều có ích cho xã hội, thì mình cũng phải làm một việc nhỏ gì đó để cùng góp ích cho xã hội.

Thường ngày, ông Huy thường vào trang nguoiduado.vn - đó là những trang tìm kiếm thông tin chiến sỹ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.

“Khi vào đây tôi lại bắt gặp những tấm ảnh của các liệt sĩ theo thời gian đã mờ dần, có nguy cơ mất vĩnh viễn. Để tưởng niệm các anh hùng dân tộc đã chiến đấu và hy sinh vì sự bình yên của Tổ quốc hôm nay; để an ủi một phần hương hồn các liệt sĩ đang an nghỉ nơi chín suối và mong một điều nữa là gia đình các liệt sĩ có thể tìm được thân nhân của mình… nên tôi bắt tay vào phục chế lại chân dung các liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Bởi ngoài hoạt động công đoàn, tôi còn còn có nghề “tay trái” là thợ chỉnh, sửa ảnh cho cửa hàng của gia đình” - ông Huy chia sẻ.

Luôn tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ

Hầu hết các bức ảnh ông Huy nhận được từ thân nhân các liệt sĩ đều cách đây từ 40 đến 70 năm - nước ảnh đã ố mờ, bay màu, nhiều ảnh mất chi tiết, hoặc chỉ là những bức ảnh truyền thần, được người họa sĩ phác họa lại chân dung theo tưởng tượng của trí nhớ người thân. Cho nên để phục chế lại ảnh, ông Huy phải quan sát rất chi tiết, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian để nắm được cái tinh thần cốt lõi của bức ảnh, sau đó dùng phần mềm chỉnh sửa cẩn thận để khôi phục lại nét thần thái và các hình khối nguyên bản của bức ảnh.

“Thông thường, khi phục chế chân dung các liệt sĩ tôi luôn cố gắng tái hiện được chân thật nhất nhân vật có thật. Và sau đó, tôi gửi tác phẩm sau khi chỉnh sửa tới gia đình các liệt sĩ để họ nhận xét, góp ý… Sau khi nhận lại những bức ảnh được chỉnh sửa hoàn thiện từ tôi, hầu hết các gia đình đều đánh giá sự chân thực của bản sửa và đã đáp ứng được nguyện vọng của thân nhân. Nhiều gia đình liệt sĩ rất cảm động sau khi nhận được bức chân dung của người thân và ngỏ ý trả công, nhưng tôi không nhận. Bởi, việc làm của tôi có đáng gì so với sự hy sinh của vô cùng to lớn của các anh hùng, liệt sĩ” - ông Huy cho hay.

Để lại cho ông Huy ấn tượng sâu sắc nhất là tấm chân dung của nhà báo, liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ (sinh năm 1946, quê ở Ninh Bình). Nhà báo hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tại Trường Sơn, ngày 20.12.1968, khi tuổi mới tròn 22. Biết bao khát vọng tuổi trẻ còn đang đợi phía trước nhưng nhà báo Phạm Thị Ngọc Huệ đã ngã xuống để góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước. Đã hơn 47 năm trôi qua, mặc dù đồng đội, gia đình đã nhiều lần tìm kiếm những vẫn chưa thấy phần mộ của liệt sĩ…

Bức ảnh chân dung của nhà báo, liệt sỹ Phạm Thị Ngọc Huệ trước khi được ông Huy chỉnh sửa. Ảnh: NVCC
Bức ảnh chân dung của nhà báo, liệt sỹ Phạm Thị Ngọc Huệ trước khi được ông Huy chỉnh sửa. Ảnh: NVCC
Bức ảnh chân dung của nhà báo, liệt sỹ Phạm Thị Ngọc Huệ sau khi được ông Huy chỉnh sửa.
Bức ảnh chân dung của nhà báo, liệt sỹ Phạm Thị Ngọc Huệ sau khi được ông Huy chỉnh sửa.

“Hành trình bức ảnh đến được với tôi thật tình cờ. Trong lúc dịch bệnh COVD-19 đang bùng phát mạnh, tôi nhận được tin nhắn của một người bạn quê ở Ninh Bình. Bạn tôi ngỏ ý muốn tôi giúp phục chế lại bức ảnh của nhà báo, liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ. Tôi đồng ý ngay và nhắn bạn gửi  ảnh  càng sớm càng tốt. Cầm trên tay chân dung của liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ, tôi quan sát và nghiên cứu rất kỹ bức chân dung của chị Huệ, phải làm thế nào để vẻ đẹp của liệt sĩ luôn toả sáng với khí chất anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Tôi cẩn thận chỉnh sửa từng chi tiết đặc biệt là đôi mắt của nhà báo, ánh mắt thiêu đốt kẻ thù xâm lược - “một bông Huệ” mảnh mai nhưng khí chất phi thường.

Sau gần một tuần bức ảnh cũng hoàn thành, tôi gửi về Ninh Bình và bạn tôi điện lên thông báo: Gia đình liệt sĩ cảm ơn tôi nhiều lắm. Bỗng nhiên, lúc đó tôi như thấy hình ảnh nhà báo, liệt sĩ Phạm Thị Ngọc Huệ mỉm cười” - ông Huy xúc động nói.

Trong quá trình phục chế ảnh chân dung của các liệt sĩ, ông Huy cũng từng không thành công bởi nhận những bức ảnh được lưu giữ quá lâu trong khi thời tiết của Việt Nam có độ ẩm cao làm bức ảnh mất nhiều chi tiết.

“Nhận được những tấm hình, sau đó tôi không thể phục chế đã để lại cho tôi nhiều xót thương và sự day dứt ở trong lòng, vì đã không thể giúp được gì trong khi niềm hy vọng của của thân nhân liệt sĩ lại đặt vào tôi” - ông Huy bày tỏ.

Theo ông Huy, để được hỗ trợ phục chế ảnh của liệt sĩ thì thân nhân cần gửi cho ông tấm ảnh thật của liệt sĩ đó là tốt nhất, hoặc nếu ở xa thì có thể chụp bằng điện thoại thông minh rồi gửi qua Zalo hoặc Facebook (qua số điện thoại đăng ký trên Zalo là 0366088877, hoặc Facebook “Phan Huy”). Cùng với đó, gia đình có thể cung cấp thông tin về liệt sĩ: Họ và tên, tuổi, quê quán và cuộc sống chiến đấu, hy sinh để giúp ông Huy phục chế chân thực nhất bức ảnh mà gia đình thân nhân muốn gửi gắm.

“Chiến tranh đã gây đau thương, mất mát. Sự hy sinh của bao thế hệ ông cha đã đem lại cuộc sống yên bình cho Tổ quốc hôm nay. Vì thế, việc phục dựng lại ảnh liệt sĩ cho thân nhân các gia đình liệt sỹ đối với tôi là một công việc rất nhỏ nhưng ý nghĩa. Bởi qua đó, giúp gia đình liệt sĩ lưu giữ được hình ảnh người thân đã hy sinh một cách có hồn nhất để họ được an ủi, được thấy người thân mình vẫn luôn kề bên. Tôi sẽ vẫn và tiếp tục làm điều đó miễn phí cho bất cứ ai cần, vì điều này giúp tôi luôn tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các liệt sĩ” - Phan Tiến Huy nói.

Việt Lâm
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ công đoàn Thanh Hóa làm việc “quên” ngày nghỉ

Quách Du |

Hưởng ứng Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”, tính đến chiều ngày 13.4, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đang là đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng sáng kiến đóng góp, với 29.621 lượt nộp thành công trên trang web của ban tổ chức.

Cán bộ công đoàn đến tận nhà trao thực phẩm cho đoàn viên mắc COVID-19

Thảo Phương |

Ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Hà Tĩnh cho biết, hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, số ca lây nhiễm COVID-19 vẫn tăng, trong đó một số người lao động Công ty đã bị nhiễm bệnh và đang được tiến hành điều trị tại nhà.

Cán bộ công đoàn đứng trước cổng nhà máy tặng hoa 1.400 nữ công nhân

Hà Anh |

Tuyên Quang - Ngày 8.3.2022, trước giờ sản xuất, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sản xuất Giày Chungjye Tuyên Quang (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức tặng hoa, quà cho gần 1.400 nữ công nhân.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cán bộ công đoàn Thanh Hóa làm việc “quên” ngày nghỉ

Quách Du |

Hưởng ứng Chương trình “Một triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19”, tính đến chiều ngày 13.4, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đang là đơn vị đứng đầu cả nước về số lượng sáng kiến đóng góp, với 29.621 lượt nộp thành công trên trang web của ban tổ chức.

Cán bộ công đoàn đến tận nhà trao thực phẩm cho đoàn viên mắc COVID-19

Thảo Phương |

Ông Nguyễn Tiến Long - Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Hà Tĩnh cho biết, hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, số ca lây nhiễm COVID-19 vẫn tăng, trong đó một số người lao động Công ty đã bị nhiễm bệnh và đang được tiến hành điều trị tại nhà.

Cán bộ công đoàn đứng trước cổng nhà máy tặng hoa 1.400 nữ công nhân

Hà Anh |

Tuyên Quang - Ngày 8.3.2022, trước giờ sản xuất, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Sản xuất Giày Chungjye Tuyên Quang (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức tặng hoa, quà cho gần 1.400 nữ công nhân.