Lương tối thiểu vùng tăng giúp lương hưu của người lao động cao hơn

Quế Chi - Minh Phương |

Sau khi biết thông tin lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ ngày 1.7, nhiều công nhân phấn khởi bởi quyết định này rất có ý nghĩa trong bối cảnh giá cả tăng. Bên cạnh đó, theo chuyên gia, lương tối thiểu tăng 6% thì tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động sẽ tăng.

Động lực để công nhân làm việc

Chị Phạm Thị Hoa (công nhân Khu công nghiêp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) cho biết, lương cơ bản của chị khoảng 4,9 triệu đồng/tháng, cộng thêm phụ cấp đi lại, xăng xe, con nhỏ... là 800.000 đồng. Nếu được tăng ca 3-4 ngày/tuần, thu nhập thêm khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Tổng thu nhập của 2 vợ chồng làm công nhân ngót nghét 17 triệu đồng mỗi tháng. Chị Hoa chia sẻ, số tiền này, trước đây khi giá cả bình ổn, mỗi tháng vợ chồng chị tiết kiệm cũng để ra được 3-4 triệu đồng. Nhưng khi vật giá đắt đỏ như hiện nay, số tiền dành dụm được chẳng đáng là bao.

Nhận định về ý nghĩa của việc tăng lương tối thiểu vùng, nữ công nhân cho biết: “2 năm qua lương tối thiểu không tăng, cuộc sống của công nhân đã rất vất vả. Năm nay, dù số % tăng không thể nào giải quyết hết khó khăn của công nhân lao động nhưng đây là động lực lớn để chúng tôi làm việc”.

Chị Nguyễn Thị Hà - công nhân Công ty TNHH Matsuo Industries (Đông Anh, Hà Nội) - hy vọng, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ tạo động lực để tăng lương cơ bản. Hiện nay, lương của chị Hà ở mức hơn 7 triệu đồng. Theo chị Hà, tiền đóng bảo hiểm phụ thuộc vào lương của tháng đó, tháng nào làm nhiều thì đóng nhiều và ngược lại. “Do vậy, thu nhập dù tăng ít hay nhiều sẽ ảnh hưởng tới mức đóng bảo hiểm xã hội của tôi. Lương tối thiểu vùng tăng mới có cơ sở để thu nhập công nhân tăng, từ đó được đóng bảo hiểm xã hội cao hơn” - chị Hà nói.

Theo Nghị định 38/2022/BĐ-CP (quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động), từ ngày 1.7.2022, lương tối thiểu vùng tăng 6% so với mức hiện tại. Cụ thể, lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/người/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/người/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/người/tháng; vùng IV là 3.250.000 đồng/người/tháng. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Người lao động được đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng không chỉ có ý nghĩa về tiền lương thực nhận, mà tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng lên, từ đó sẽ tăng quyền lợi của người lao động khi được hưởng lương hưu sau này cũng như nhận các chế độ bảo hiểm xã hội khác

Theo ông Tiến, không phải tất cả, nhưng có nhiều doanh nghiệp đang xây dựng lương cơ bản cho người lao động trên nền lương tối thiểu vùng cộng với một số phần trăm nữa. Lương cơ bản này chính là lương để ký hợp đồng lao động và cũng là căn cứ tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội. Vì lương cơ bản chỉ cao hơn lương tối thiểu vùng (cũ) 5-7%, nên khi lương tối thiểu vùng (mới) tăng 6%, mà doanh nghiệp không điều chỉnh thì lương cơ bản sẽ thấp hoặc rất sát với lương tối thiểu vùng (mới).

“Chính vì vậy, khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng, thì bước đầu tiên doanh nghiệp điều chỉnh lương cơ bản, cao hơn 5-7% so với hiện nay. Như vậy, rõ ràng ngoài ý nghĩa tăng lương trước mắt cho người lao động, thì chắc chắn phần lớn người lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn, đồng nghĩa tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ tăng lên, từ đó sẽ tăng quyền lợi của người lao động khi được hưởng lương hưu sau này cũng như nhận các chế độ bảo hiểm xã hội khác” - ông Tiến phân tích và nói thêm, khi tăng lương tối thiểu vùng, có thể những doanh nghiệp trả lương cơ bản cao rồi thì sẽ không tăng lương cho công nhân; nhưng qua khảo sát, lương cơ bản của nhiều doanh nghiệp có tăng, không ít thì nhiều khi lương tối thiểu vùng tăng.

Quế Chi - Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng

ANH THƯ |

Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 về mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động. Bên cạnh quy định về lương tối thiểu tháng, lần đầu tiên nước ta có lương tối thiểu giờ và điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương này trên cả nước.

Địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng sắp tới thay đổi ra sao?

Phương Minh |

Sẽ điều chỉnh địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Cập nhật: Tra cứu bảng lương tối thiểu vùng tại 63 tỉnh, thành

Minh Hương |

Dưới đây là bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 tại 63 tỉnh thành phố theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 1.7.2022.


Đối tượng được tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7

ANH THƯ |

Nhiều người lao động làm việc theo giờ, tháng sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ 1.7 tới đây.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Đề xuất xây dựng luật về lương tối thiểu vùng

ANH THƯ |

Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12.6.2022 về mức lương tối thiểu đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động. Bên cạnh quy định về lương tối thiểu tháng, lần đầu tiên nước ta có lương tối thiểu giờ và điều chỉnh một số địa bàn áp dụng mức lương này trên cả nước.

Địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng sắp tới thay đổi ra sao?

Phương Minh |

Sẽ điều chỉnh địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Cập nhật: Tra cứu bảng lương tối thiểu vùng tại 63 tỉnh, thành

Minh Hương |

Dưới đây là bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 tại 63 tỉnh thành phố theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 1.7.2022.


Đối tượng được tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7

ANH THƯ |

Nhiều người lao động làm việc theo giờ, tháng sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ 1.7 tới đây.