Kỳ vọng vào cải cách tiền lương từ ngày 1.7

LƯƠNG HẠNH - Phạm Đông |

Bộ Nội vụ đang xin ý kiến Bộ Chính trị thực hiện trợ cấp với cán bộ, công chức có mức lương cơ bản thấp hơn lương tối thiểu vùng 1 thấp nhất, đảm bảo đối tượng này có mức lương trên 5 triệu đồng/tháng. Chuyên gia cho rằng, đề án cải cách tiền lương không chỉ khiến cán bộ, công chức mong chờ mà còn có nhiều người dân kỳ vọng.

Vấn đề “nóng”

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) nhận định: Cải cách tiền lương đang là vấn đề “nóng” nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Ông Huân đánh giá, khu vực công là khu vực còn nhiều bất cập, cơ chế trả lương còn chưa được đổi mới. Trung ương đã nhấn mạnh để thay đổi cần phải sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ công chức, tăng nguồn, tăng ngân sách... để cải cách lương cho công nhân, viên chức.

“Điều này đáp ứng được đúng vấn đề mong mỏi của quần chúng nhân dân. Vấn đề giờ thực hiện thế nào, giải pháp ra sao?”, ông Huân đặt câu hỏi.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội, Bộ LĐTBXH - cho rằng, thực tế đây là đề án cải cách được nhiều người dân kỳ vọng.

“Mặc dù có nhiều điểm mới và cần bàn bạc để cụ thể hóa trong quá trình thực hiện. Thí dụ như là tính thang bảng lương, việc trả lương theo công việc, hay đơn cử như thực hiện giao quyền tự chủ trả lương cho người đứng đầu cơ quan đơn vị. Những việc này cần phải được làm ngay, khẩn trương”, bà Hương góp ý.

Hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm trong nửa đầu tháng 5

Để áp dụng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành từ 1.7.2024, các bộ ngày phải hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm trong nửa đầu tháng 5 để làm cơ sở cải cách tiền lương.
Hiện tại các bộ ngành và địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và về cơ bản đã hoàn thành nhưng hiện vẫn còn 3 bộ, cơ quan ngang bộ chưa phê duyệt là: Bộ Ngoại giao, Bộ LĐTBXH, Thanh tra Chính phủ do nguyên nhân khách quan là chưa xác định được yếu tố kỹ thuật chuyên ngành. Một đơn vị thuộc Chính phủ cũng chưa ban hành là Đại học Quốc gia Hà Nội. Về địa phương, còn TPHCM và Thừa Thiên - Huế chưa phê duyệt.

Bộ Nội vụ đặt mục tiêu phấn đấu 6 cơ quan, địa phương sẽ hoàn thành trong nửa đầu tháng 5. Với tiến độ đó, khi có ý kiến của Bộ Chính trị sẽ hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm, đủ điều kiện để tiến hành sắp xếp bố trí, tính toán tiền lương cho các đối tượng liên quan.

Theo báo cáo gửi Bộ Nội vụ về kết quả xây dựng đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, UBND TPHCM đã phê duyệt vị trí việc làm của 21/22 quận huyện, TP Thủ Đức với 252 tổ chức hành chính; 8/33 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố và sở ngành; 1.245/1.432 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND quận huyện, TP Thủ Đức.

UBND TPHCM cho biết, danh mục vị trí việc làm do Trung ương ban hành còn chưa bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, một số thông tư của bộ chuyên ngành quy định thiếu các vị trí lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương.

Bên cạnh đó, phát sinh nhiều vị trí của công chức, viên chức chưa có trong quy định tại thông tư của các bộ, ngành nhưng thực sự cần thiết và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương. UBND TPHCM đề nghị Bộ Nội vụ cho phép các địa phương quyết định việc xây dựng vị trí việc làm đặc thù, không có trong quy định của Trung ương, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Tư pháp tỉnh là đơn vị tiên phong triển khai xây dựng đề án với 32 vị trí việc làm, bao gồm 8 vị trí lãnh đạo quản lý, 16 vị trí chuyên ngành, 5 vị trí công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và 3 vị trí thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính.

* Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc xây dựng đề án vị trí việc làm phải bảo đảm mục tiêu cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện tinh giản biên chế công chức, giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách Nhà nước.

Sắp xếp vị trí việc làm nhưng không làm tăng biên chế. Bên cạnh đó, đánh giá công chức, viên chức theo vị trí việc làm gắn với kết quả sản phẩm đầu ra và thực hiện trả lương theo vị trí việc làm phù hợp với lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

* Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nhấn mạnh, việc xây dựng đề án vị trí việc làm là vấn đề khó, nhạy cảm và phức tạp, liên quan trực tiếp đến con người và việc làm của cán bộ công chức viên chức. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm thực hiện và gắn trách nhiệm của người đứng đầu vào quá trình xây dựng đề án.

Theo đại biểu, việc xác định cơ cấu ngạch, chức danh nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mỗi công chức, viên chức. Vì vậy, Bộ Nội vụ cần xem xét, hướng dẫn về cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức để thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

LƯƠNG HẠNH - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bỏ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương, giáo viên lo thiệt thòi

Anh Đức |

Nhiều giáo viên lo sợ, việc bỏ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương sẽ khiến thầy cô có nhiều năm thâm niên chịu thiệt thòi.

3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu hằng tháng khi cải cách tiền lương

NHÓM PV |

Khoản 1 Điều 64 Luật BHXH 2014 có quy định 3 đối tượng sau đây bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Lương công chức sẽ không thấp hơn 5 triệu đồng sau cải cách tiền lương?

NHÓM PV |

Bộ Nội vụ sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị một số vấn đề để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Các khoản chi ngoài lương của viên chức giáo viên khi cải cách tiền lương

Phương Minh |

Các khoản chi ngoài lương của giáo viên là viên chức khi cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 27.

Lương của người làm công việc phục vụ khi cải cách tiền lương từ 1.7

HẠNH AN |

Đối tượng làm công việc thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước cũng có thể được hưởng lợi khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024.

Điều chỉnh chính sách bảo hiểm y tế sau cải cách tiền lương

Hoàng Lê |

Từ 1.7, khi thực hiện cải cách toàn diện tiền lương, lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ nên nhiều chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế căn cứ vào mức lương cơ sở sẽ phải điều chỉnh. Sự thay đổi này mở ra một hướng đi mới, nơi mà các quy định về chi phí y tế được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

Tin 20h: Thời điểm có Nghị định mới về cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 30.4: Hoàn thành Nghị định mới về cải cách tiền lương trong tháng 5.2024; Không khí lạnh tràn về, cảnh báo mưa dông, lốc, sét; Thu nhập "không như mơ", tài xế xe công nghệ tắt app ngủ gục dưới nắng nóng...

Giá vàng phá đỉnh, nhà đầu tư lãi đậm 4,5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 tháng

Khương Duy |

Thông thường người mua vàng hạn chế đầu tư trong ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh chênh lệch giá mua vào - bán ra quá cao như hiện nay. Tuy nhiên, giá vàng đang liên tục tăng, người mua vàng SJC cũng nhanh chóng thu về khoản lãi lên tới 4,5 triệu đồng/lượng chỉ sau một tháng.

Bỏ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương, giáo viên lo thiệt thòi

Anh Đức |

Nhiều giáo viên lo sợ, việc bỏ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương sẽ khiến thầy cô có nhiều năm thâm niên chịu thiệt thòi.

3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu hằng tháng khi cải cách tiền lương

NHÓM PV |

Khoản 1 Điều 64 Luật BHXH 2014 có quy định 3 đối tượng sau đây bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Lương công chức sẽ không thấp hơn 5 triệu đồng sau cải cách tiền lương?

NHÓM PV |

Bộ Nội vụ sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị một số vấn đề để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Các khoản chi ngoài lương của viên chức giáo viên khi cải cách tiền lương

Phương Minh |

Các khoản chi ngoài lương của giáo viên là viên chức khi cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 27.

Lương của người làm công việc phục vụ khi cải cách tiền lương từ 1.7

HẠNH AN |

Đối tượng làm công việc thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước cũng có thể được hưởng lợi khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024.

Điều chỉnh chính sách bảo hiểm y tế sau cải cách tiền lương

Hoàng Lê |

Từ 1.7, khi thực hiện cải cách toàn diện tiền lương, lương cơ sở sẽ bị bãi bỏ nên nhiều chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế căn cứ vào mức lương cơ sở sẽ phải điều chỉnh. Sự thay đổi này mở ra một hướng đi mới, nơi mà các quy định về chi phí y tế được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại.

Tin 20h: Thời điểm có Nghị định mới về cải cách tiền lương

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 30.4: Hoàn thành Nghị định mới về cải cách tiền lương trong tháng 5.2024; Không khí lạnh tràn về, cảnh báo mưa dông, lốc, sét; Thu nhập "không như mơ", tài xế xe công nghệ tắt app ngủ gục dưới nắng nóng...