Kinh tế eo hẹp, vợ chồng công nhân nhiều năm phải xa con

Bảo Hân |

Dù rất muốn ở gần con, nhưng để thích ứng với cuộc sống tha hương với rất nhiều chi phí, nhiều vợ chồng công nhân chọn phương án gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc, chấp nhận phải sống xa con nhiều năm...

Con ở cùng, cha mẹ khó tiết kiệm được tiền

Anh Đồng Trọng Khánh (thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) có 2 con (1 cháu năm nay lên lớp mẫu giáo 5 tuổi và 1 cháu học lớp 7) đều được gửi về quê nhờ ông bà ở Thanh Hoá trông nom, chăm sóc.

“Vợ chồng tôi muốn 2 con ở cùng để chăm sóc, dạy dỗ, nhưng với hoàn cảnh hiện nay của chúng tôi, thì gửi con về quê là lựa chọn phù hợp nhất” - anh Khánh nói. Mỗi tháng, vợ chồng anh Khánh gửi về cho ông bà từ 4-5 triệu đồng để chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.

Nam công nhân này cho biết, chi phí khi đi học ở quê ít hơn rất nhiều so với ở nơi anh đang thuê trọ. “Đến thời điểm này, lớp các cháu đang theo học chưa tổ chức họp phụ huynh đầu năm nên tôi chưa rõ các khoản phải thu. Nhưng năm ngoái, đầu năm, cháu út khi lên học lớp mầm non 4 tuổi phải đóng số tiền gửi cả năm là 3 triệu đồng (chưa kể tiền ăn). Trong khi đó, ở đây, mỗi tháng gửi cháu phải mất 1,5-2 triệu đồng. Theo như tôi tính toán thì 1 năm gửi các cháu ở quê bằng khoảng 2 tháng ở đây” - anh Khánh nói và cho rằng, nếu 2 cháu ở cùng, vợ chồng anh chắc chắn sẽ không có khoản tiết kiệm nào; thu nhập của 2 vợ chồng có lẽ chỉ vừa đủ cho sinh hoạt của cả gia đình mà thôi.

Một lý do nữa mà anh Khánh phải gửi con về quê, đó là vợ chồng anh làm ca, nếu đưa các con lên ở cùng thì không có ai chăm sóc, trông nom, đưa con đi học. “Nếu các cháu lên ở cùng thì những hôm đi làm về muộn, vợ chồng tôi buộc phải gửi cháu ở trường lâu hơn, hoặc phải thuê người đón. Như vậy, các khoản chi phí sẽ đội lên nhiều lần, sẽ không có những khoản dành dụm để lo cho cuộc sống sau này” - theo anh Khánh.

Luân phiên về quê thăm con 

Giống với vợ chồng anh Khánh, vợ chồng anh Nguyễn Trường Viên (thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng gửi con về quê từ nhiều năm nay. Trong căn phòng chật chội, xuống cấp, vợ chồng trẻ này treo rất nhiều ảnh của con, có lẽ là để nguôi đi nỗi nhớ đứa con còn bé bỏng. “Vợ chồng tôi làm công nhân 10 năm nay thì có 9 năm xa con. Khi con mới 1 tuổi, vừa dứt sữa mẹ, chúng tôi đã phải xa con” - anh Viên nói.

Con anh Viên năm nay lên lớp 5, đang được gửi ở quê, nhờ ông bà chăm sóc. Cứ 2 tuần, vợ chồng công nhân này luân phiên về quê một lần để thăm con. Anh Viên cho rằng, giống như nhiều cặp vợ chồng công nhân khác, đi làm công nhân xa nhà là đi “làm kinh tế”, kiếm tiền để nuôi gia đình, nên nếu để con ở cùng thì sẽ rất tốn kém, không có tiền dành dụm. Ngoài ra, nếu con học ở thành phố sẽ không có ai trông coi, đưa cháu đi học; thuê người thì phải mất thêm một số tiền không nhỏ. Chính vì cuộc sống tạm bợ, không ổn định, nên vợ chồng trẻ này chưa sinh cháu thứ 2, mặc dù rất muốn. “Mới nghĩ đến việc có thêm một cháu nữa, tôi đã thấy… sợ, không biết là sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu thế nào. Mà nếu đẻ thêm con, thì chắc chắn cũng giống cháu đầu, vợ chồng tôi lại phải gửi về quê khi cháu cứng cáp” - anh Viên chia sẻ.

Hiện nay, thu nhập của anh Viên được 7 triệu đồng/tháng; của vợ là 9 triệu đồng/tháng. Với số thu nhập này, anh chị phải chi rất nhiều khoản: Tiền thuê nhà (khoảng 1,4 triệu đồng/tháng chưa kể tiền điện nước); tiền ăn uống, sinh hoạt; tiền gửi về quê chăm sóc con… “Mỗi tháng, nếu tằn tiện chi tiêu, vợ chồng tôi để ra được khoảng 2-3 triệu đồng. Nhưng nếu đưa cháu lên ở cùng, chắc chắn sẽ nhiều chi phí hơn, sẽ không thể dành dụm cho sau này” - anh Viên chia sẻ.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Vợ chồng công nhân đi làm, 2 con ở phòng trọ bị điện giật, 1 cháu tử vong

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, trong lúc cặp vợ chồng công nhân đi làm, 2 con ở phòng trọ bị điện giật, 1 cháu tử vong.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Vợ chồng công nhân đi làm, 2 con ở phòng trọ bị điện giật, 1 cháu tử vong

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, trong lúc cặp vợ chồng công nhân đi làm, 2 con ở phòng trọ bị điện giật, 1 cháu tử vong.