Kiểm tra các DN nhiều nguy cơ về tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng

LƯƠNG HẠNH |

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2022, trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động, tăng 1.214 vụ, tương ứng 18,66% so với năm 2021. Số người bị nạn do tai nạn lao động là 7.923 người, 18,99% so năm 2021; thiệt hại do tai nạn lao động là 14.385 tỉ đồng.

Hơn 7.900 người thương vong do tai nạn lao động/năm

Theo số liệu từ 62/63 tỉnh, thành phố, trong năm 2022, số người bị nạn do tai nạn lao động là 7.923 người, tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so năm 2021. Con số này bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Cụ thể, số vụ tai nạn lao động chết người là 720 vụ, giảm 29 vụ tương ứng 3,87% so năm 2021. Số người chết vì tai nạn lao động là 754 người, giảm 32 người. Tuy nhiên, số người bị thương nặng do tai nạn lao động lại tăng 162 người, lên tới 1.647 người, tăng 10,9% so năm 2021.

Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - nhận định, nguyên nhân là sau đại dịch COVID-19, một số trang-thiết bị máy móc sau một thời gian ngừng trệ khi quay lại sản xuất cần bảo dưỡng. Nếu không vận hành bảo trì kịp dễ xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc. Còn với nhiều người lao động, sau một thời gian quay lại làm việc, sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Ngoài ra, việc đào tạo, huấn luyện an toàn lao động bị mai một trong thời gian đại dịch, nên khi mở lại sản xuất không đáp ứng kịp thời, để khi người lao động quay trở lại làm việc thì dễ xảy ra tai nạn lao động. Nhìn vào thống kê của năm 2022 có thể thấy, tai nạn lao động chết người giảm, nhưng số vụ tai nạn lao động chung lại tăng.

Yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát ATVSLĐ

Cục trưởng Cục An toàn lao động cũng nhấn mạnh tới việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm thiểu tai nạn lao động. Nhờ những nỗ lực đó, đã có được những hiệu quả bước đầu. Theo thống kê sơ bộ của 3 tháng đầu năm 2023, số vụ tai nạn lao động đã giảm. Tuy nhiên, công tác này vẫn cần thực hiện bền bỉ, kiên trì dài hơi hơn nữa. Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức, người sử dụng lao động, người lao động quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau.

Các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp Bộ LĐTBXH thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, khai thác mỏ, khoáng sản đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy...

Bộ Y tế tăng cường triển khai hướng dẫn và đôn đốc việc thống kê tai nạn lao động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và gửi Bộ LĐTBXH tổng hợp theo đúng quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai năm nhóm giải pháp cụ thể.

Các doanh nghiệp tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập. Đồng thời, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động cho các hội viên.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Hệ lụy phía sau những vụ tai nạn lao động

Phương Ngân |

TP Hồ Chí Minh - Tai nạn lao động (TNLĐ) để lại nhiều hệ lụy cho chính người bị nạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Đối với những người là lao động chính trong gia đình, khi gặp phải sự cố, gia đình người lao động (NLĐ) cũng rơi vào cảnh khốn khó.

Tai nạn lao động tại Công ty Giấy Bãi Bằng, 1 người tử vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại Công ty Giấy Bãi Bằng (Tổng Công ty Giấy Việt Nam tại huyện Phù Ninh) khiến 1 người tử vong.

Hải Dương: Tai nạn lao động chết người giảm 73,68%

Hoàng Quang |

Theo báo cáo mới nhất của 386 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương, năm 2022 trên toàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 181 người bị nạn, trong đó có 10 người thiệt mạng.

Giám sát an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động chết người

Nam Dương |

Theo thống kê của LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, tổng số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trên địa bàn thành phố trong năm 2022 là 75 vụ, làm thiệt mạng 78 người, bị thương 6 người, nhiều hơn 27 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, số người bị chết cũng nhiều hơn 30 người, số người bị thương cũng nhiều hơn 3 người so với năm 2021.

Khởi tố 19 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng

Tô Quang |

Theo số liệu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố, toàn quốc có 22 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng bị đề nghị khởi tố trong năm 2022. Đến nay, 19 vụ tai nạn lao động đã có quyết định khởi tố.

Nga cảnh báo đáp trả việc Ukraina tịch thu tài sản đại sứ quán

Khánh Minh |

Chính quyền thành phố Kiev đã hủy bỏ thỏa thuận cho thuê đất với đại sứ quán Nga - thị trưởng thủ đô Ukraina Vitaly Klitschko cho biết trong một bài đăng trên Telegram ngày 20.4.

Gần 10 năm sống chung với ô nhiễm vì chưa tìm được tiếng nói chung

AN NHIÊN |

Gần 10 năm qua, rạch Đình An Nhơn ở phường 6, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp dài khoảng 400m bị ô nhiễm lòng rạch do ứ đọng nguồn nước và rác thải sinh hoạt. Người dân mong muốn lấp con rạch để mở rộng đường đi, trong khi chính quyền địa phương đề xuất khai thông dòng chảy vì nơi này là vùng trũng. Chưa tìm được tiếng nói chung khiến việc xử lý tình trạng ô nhiễm của con rạch này vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng.

9 nút giao thông trọng yếu ở Hà Nội được tổ chức lại, người dân cần lưu ý

PHẠM ĐÔNG |

Nhằm xử lý các điểm ùn tắc giao thông trong năm 2023, trong quý II/2023, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá các phương án tổ chức giao thông tại các trục tuyến đường, nút giao trọng yếu.

Hệ lụy phía sau những vụ tai nạn lao động

Phương Ngân |

TP Hồ Chí Minh - Tai nạn lao động (TNLĐ) để lại nhiều hệ lụy cho chính người bị nạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Đối với những người là lao động chính trong gia đình, khi gặp phải sự cố, gia đình người lao động (NLĐ) cũng rơi vào cảnh khốn khó.

Tai nạn lao động tại Công ty Giấy Bãi Bằng, 1 người tử vong

Tô Công |

Phú Thọ - Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại Công ty Giấy Bãi Bằng (Tổng Công ty Giấy Việt Nam tại huyện Phù Ninh) khiến 1 người tử vong.

Hải Dương: Tai nạn lao động chết người giảm 73,68%

Hoàng Quang |

Theo báo cáo mới nhất của 386 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương, năm 2022 trên toàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 181 người bị nạn, trong đó có 10 người thiệt mạng.

Giám sát an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động chết người

Nam Dương |

Theo thống kê của LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, tổng số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trên địa bàn thành phố trong năm 2022 là 75 vụ, làm thiệt mạng 78 người, bị thương 6 người, nhiều hơn 27 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, số người bị chết cũng nhiều hơn 30 người, số người bị thương cũng nhiều hơn 3 người so với năm 2021.

Khởi tố 19 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng

Tô Quang |

Theo số liệu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố, toàn quốc có 22 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng bị đề nghị khởi tố trong năm 2022. Đến nay, 19 vụ tai nạn lao động đã có quyết định khởi tố.